Tại Việt Nam, có đến 1/4 dân số bị tăng huyết áp, trong đó 90-95% là tăng huyết áp vô căn. Vậy tăng huyết áp vô căn là gì, có nguy hiểm không, bệnh cần được điều trị ra sao? Hãy dành 3 phút ngắn ngủi để tìm hiểu thông tin trong bài viết này.
Tăng huyết áp vô căn là bệnh lý chưa xác định rõ nguyên nhân
Bệnh tăng huyết áp vô căn là gì?
Tăng huyết áp vô căn là tình trạng huyết áp tăng cao nhưng không rõ nguyên nhân cụ thể. Bệnh còn có tên gọi khác là tăng huyết áp nguyên phát hoặc tăng huyết áp vô căn nguyên phát.
Theo đó, huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, hình thành khi tim co bóp để đưa máu đi nuôi toàn bộ cơ thể. Bình thường huyết áp ở mức 120/80 mmHg, tăng huyết áp xảy ra khi lực đẩy của máu mạnh hơn bình thường, lớn hơn/bằng 140/90 mmHg.
Hầu hết tăng huyết áp là tăng huyết áp vô căn, chiếm đến 95% số trường hợp. Chỉ một số ít trường hợp tăng huyết áp xác định được nguyên nhân rõ ràng, ví dụ như do bệnh thận, bệnh lý tuyến giáp, hội chứng Cushing…
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp vô căn
Mặc dù không xác định được nguyên nhân nhưng các bác sĩ cho biết. một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị tăng huyết áp vô căn như:
- Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp sớm (nam < 55 và nữ < 65).
- Người lớn tuổi (> 50 tuổi), người có bệnh lý nền về tim mạch, tiểu đường.
- Hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại, ít vận động, thừa cân béo phì.
- Ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều muối và uống nhiều rượu bia.
- Căng thẳng hoặc lo lắng thường xuyên, kéo dài.
Triệu chứng nhận biết tăng huyết áp vô căn
Các triệu chứng của tăng huyết áp vô căn khá mờ nhạt, thậm chí ngay cả khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Một số người chỉ nhận ra bệnh tình khi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác với những triệu chứng tăng huyết áp vô căn nguyên phát sau đây:
- Đau đầu dữ dội hay đau nửa đầu, ù tai.
- Mệt mỏi và buồn ngủ.
- Hay nhầm lẫn.
- Giảm thị lực.
- Tức ngực, khó thở.
- Nhịp tim không đều.
- Chảy máu cam.
Triệu chứng tăng huyết áp vô căn thường khó nhận biết
Nếu huyết áp chỉ tăng cao một chút, người bệnh rất khó để nhận biết các triệu chứng. Ví dụ như triệu chứng đau đầu, ù tai, thông thường chỉ xảy ra khi huyết áp cao từ 180/120 mmHg trở lên.
Do đó, bác sĩ khuyên đối với người bị tăng huyết áp hoặc có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, cần theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp tại nhà. Khi huyết áp quá cao và làm xuất hiện các triệu chứng, hãy nghỉ ngơi, thư giãn trong vòng 5-15 phút, sau đó kiểm tra lại. Nếu không thấy cải thiện, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí hợp lý.
Tăng huyết áp vô căn được chẩn đoán như thế nào?
Nếu đo huyết áp tại phòng khám, người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp vô căn dựa vào bảng sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Bảng định nghĩa và phân độ tăng huyết áp theo mức huyết áp đo tại phòng khám của Bộ Y tế - Cập nhật mới nhất 2018.
Lưu ý:
- Nếu huyết áp không cùng một mức phân loại thì ưu tiên lựa chọn huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương cao nhất.
- Huyết áp bình thường, bình thường cao còn được gọi là tiền tăng huyết áp - giai đoạn trung gian giữa người bình thường và người bệnh tăng huyết áp.
Khi đi khám, ngoài đo chỉ số huyết áp, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân các thông tin về tiền sử cá nhân, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ để xác định tăng huyết áp là vô căn hay có nguyên nhân cụ thể.
Một số xét nghiệm cũng được thực hiện trong chẩn đoán tăng huyết áp vô căn nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương cơ quan đích như: xét nghiệm cholesterol máu, siêu âm tim, điện tâm đồ, xét nghiệm chức năng thận.
Tăng huyết áp vô căn có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp vô căn khiến tim phải hoạt động gắng sức để duy trì tuần hoàn máu và các cơ quan đích bị tổn thương do chịu áp lực lớn từ máu.
Từ đó tăng huyết áp vô căn gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Đau tim, suy tim.
- Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ.
- Tổn thương thận.
- Giảm thị lực, mù lòa.
- Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.
Tăng huyết áp vô căn là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới
Việc điều trị đúng và đầy đủ ngay từ giai đoạn mới phát hiện tăng huyết áp vô căn chính là chìa khóa giúp người bệnh thoát khỏi những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng và chất lượng cuộc sống.
Giải pháp điều trị hiệu quả tăng huyết áp vô căn
Điều trị tăng huyết áp vô căn hiệu quả cần nhiều đến nỗ lực của bệnh nhân trong việc hình thành thói quen lành mạnh, đồng thời phối hợp khéo léo với giải pháp hỗ trợ từ thảo dược và thuốc điều trị.
Thay đổi lối sống
Những thay đổi lối sống được bác sĩ khuyến cáo trong điều trị tăng huyết áp vô căn bao gồm:
- Tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày. Bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe… để dễ dàng thực hiện thường xuyên.
- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì. Người bệnh chỉ cần giảm 1-2 kg cân nặng, huyết áp sẽ được kiểm soát dễ dàng hơn rất nhiều.
- Bỏ thuốc lá và không uống rượu bia quá đà. Đặc biệt, nicotin trong khói thuốc là là nguyên nhân gây nên các bệnh lý tim mạch trên nền bệnh nhân tăng huyết áp vô căn.
- Có chế độ ăn nhạt, ăn ít cholesterol bão hòa để tốt cho tim mạch, huyết áp. Theo đó, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên hạn chế tối đa các thức ăn sẵn (thịt hun khói, đồ đóng hộp…), đồ chiên rán, mỡ động vật…
Lối sống ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hòa huyết áp
Sử dụng thuốc huyết áp
Khi thay đổi lối sống không thể giúp cho huyết áp giảm và ổn định, bác sĩ có thể kê một hoặc nhiều loại thuốc huyết áp như:
- Thuốc chẹn beta: Metoprolol (Lopressor), Carvedilol (Coreg), Bisoprolol (Zebeta).
- Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipine (Norvasc), Felodipine, Isradipine, Nicardipine, Nifedipine (Adalat), Nimodipine (Nimotop).
- Thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide (Microzide), Chlorthalidone, Indapamide.
- Thuốc ức chế men chuyển: Captopril (Capoten), Perindopril (Coversyl).
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Losartan (Cozaar), Telmisartan (Micardis),
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Các chuyên gia đều đồng thuận, đối với người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, việc phối hợp sản phẩm thảo dược sẽ đem lại hiệu quả kiểm soát huyết áp bền vững, lâu dài. Đồng thời, người bệnh có thể hạn chế được những biến cố nguy hiểm do tăng huyết áp như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Theo đó, người bệnh tăng huyết áp nên lựa chọn những sản phẩm thảo dược chất lượng, có nghiên cứu lâm sàng rõ ràng về hiệu quả, được đăng tải trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước.
Để biết nhiều thông tin hơn về giải pháp thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp vô căn hiệu quả, bạn vui lòng liên hệ đến chuyên gia theo số điện thoại bên dưới:
Tin chắc rằng, việc hiểu rõ về tăng huyết áp vô căn và các phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe bình thường. Đừng để tăng huyết áp vô căn trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn.
Tham khảo: healthline.com, webmd.com