Trong điều trị tăng huyết áp, dùng Coversyl đúng liều là chưa đủ. Người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý khác mới đạt hiệu quả cao và giảm tối đa nguy cơ tác dụng phụ. Hãy cùng tìm hiểu các lưu ý đó trong bài viết sau đây

Muốn sử dụng Coversyl hiệu quả và an toàn cần nắm rõ các lưu ý khi dùng thuốc.

Muốn sử dụng Coversyl hiệu quả và an toàn cần nắm rõ các lưu ý khi dùng thuốc.

Coversyl là thuốc gì, có tác dụng ra sao?

Coversylthuốc trị tăng huyết áp được dùng trong mọi giai đoạn của bệnh từ nhẹ đến nặng. Khi vào cơ thể, Coversyl sẽ gây giãn mạch, từ đó giúp hạ huyết áp, tăng lượng máu tới tim và giảm gánh nặng lên tim. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, thuốc giúp giảm nguy cơ đau tim, giảm phì đại thất trái n cũng được chỉ định để điều trị suy timbệnh mạch vành khi phối hợp với digitalis hay thuốc lợi tiểu.

Thành phần chính của thuốc Coversyl 2,5mg, 5mg và 10mg là Perindopril. Đây là một chất giãn mạch mạnh thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE). Riêng với Coversyl Plus hàm lượng 5mg/1,25mg và 10mg/2,5mg, ngoài Perindopril Arginine, thuốc còn chứa Indapamide. Hoạt chất này có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng hiệu quả giảm huyết áp của Perindopril. Chính vì vậy, Coversyl Plus thường được dùng cho các trường hợp không đáp ứng với Coversyl dạng đơn độc.

Dùng thuốc Coversyl như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Người bệnh nên uống thuốc huyết áp Coversyl một lần duy nhất vào trước bữa sáng 30 - 60 phút. Bởi đây là thời điểm thuốc được hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên trong những lần đầu sử dụng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là do Coversyl có thể gây chóng mặt. Việc dùng trước khi đi ngủ sẽ giúp hạn chế được tác dụng phụ này.

Người bệnh chỉ cần uống Coversyl 1 lần/ngày thay vì 2 - 3 lần như các thuốc hạ áp khác.

Người bệnh chỉ cần uống Coversyl 1 lần/ngày thay vì 2 - 3 lần như các thuốc hạ áp khác.

Về liều dùng, liều dùng của Coversyl sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị của mỗi người. Cụ thể:

  • Liều dùng cho người bị tăng huyết áp: 1 viên Coversyl 5mg hoặc ½ viên Coversyl 10mg/ngày, sau 1 tháng có thể tăng gấp đôi liều lên 10mg/ngày. Riêng với những người bệnh bị tăng huyết áp nặng, giảm thể tích tuần hoàn, có tăng huyết áp động mạch thận hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, liều ban đầu sẽ là 1 viên Coversyl 2,5mg (hoặc ½ viên Coversyl 5mg) mỗi ngày, sau đó tăng dần liều lên 1 viên 5mg rồi 2 viên 5mg (hoặc 1 viên 10mg) tùy theo mức độ đáp ứng điều trị.
  • Liều dùng cho người bị suy tim và người cao tuổi: 1 viên Coversyl 2,5mg hoặc ½ viên Coversyl 5mg/ngày, sau 1 - 2 tuần có thể tăng lên 1 viên tương ứng 5mg nếu hấp thu tốt.
  • Liều dùng cho người bị bệnh động mạch vành: tương tự như người bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, có thể tăng liều chỉ sau 2 tuần nếu chức năng thận của người bệnh không bị ảnh hưởng.
  • Liều dùng cho người bệnh suy thận: được điều chỉnh dựa trên chỉ số độ thanh thải creatinin. Nếu CIcr ≥ 60, liều dùng sẽ là 1 viên Coversyl 5mg/ngày. Trường hợp Clcr nhỏ hơn 60 liều sẽ giảm đi một nửa (2.5mg).

Để biết chính xác liều Coversyl phù hợp với mình, bạn hãy cung cấp cho bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang dùng cũng như các bệnh bạn đã mắc phải trước đó. Căn cứ vào các thông tin này, bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình dùng thuốc cho bạn Căn cứ vào các thông tin này, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình dùng thuốc cho bạn.

 

Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều dùng Coversyl phù hợp với mình.

Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều dùng Coversyl phù hợp với mình.

Khi sử dụng thuốc huyết áp Coversyl cần lưu ý gì?

Sử dụng Coversyl đúng thời gian và đủ liều là yêu cầu tiên quyết đầu tiên bạn cần tuân thủ nếu muốn huyết áp của mình luôn ổn định. Song song với đó, bạn cũng phải nắm rõ một số lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn và tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.

Các tác dụng phụ của Coversyl

Ho khan là tác dụng phụ điển hình nhất khi sử dụng Coversyl, thường gặp ở khoảng 5-30% người bệnh dùng thuốc. Thuốc gây ho không phụ thuộc vào liều dùng, nếu bị mẫn cảm với thuốc bạn có thể bị ho ngay ở liều dùng thấp. Bởi Coversyl ức chế enzyme ACE xúc tác tạo thành chất gây co thắt mạch từ đó hạ huyết áp nên ức chế phân hủy cả bradykinin. Chất này dư thừa sẽ kích thích đường hô hấp gây ho. Nếu ho nhiều và kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ để giảm liều thấp nhất cho hiệu quả hoặc thay thế thuốc khác mà tuyệt đối không được ngưng thuốc ngay.

Một số tác dụng phụ thường gặp khác của Coversyl là hạ huyết áp (hoa mắt, chóng mặt…), nhức đầu, ù tai, mờ mắt, ho khan, khó thở, ngứa, nổi ban da, chuột rút, mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, táo bón…). Nếu gặp các triệu chứng này trong những tuần đầu dùng thuốc, bạn cần báo cho bác sĩ để được giảm liều. Một số giải pháp dưới đây cũng giúp bạn giảm nhẹ chúng:

  • Từ từ ngồi hoặc nằm xuống và hít thở sâu nếu thấy chóng mặt.
  • Uống nhiều nước, oresol khi có dấu hiệu tiêu chảy. Nếu tiêu chảy nặng, bạn nên tạm thời ngừng uống Coversyl và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Dùng thuốc kháng histamin để giảm tình trạng ngứa da.

Ngoài ra, Coversyl cũng có thể gây phù, đau cơ, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, suy giảm chức năng thận, hạ đường huyết... Tuy nhiên các tác dụng phụ này ít xảy ra nên bạn không cần quá lo lắng.

Cách xử trí khi quên uống Coversyl

Khi phát hiện mình quên uống thuốc, bạn nên bỏ qua và tiếp tục uống thuốc đúng theo lịch đã định. Việc tự ý gấp đôi liều để bù lại liều đã quên rất dễ khiến bạn bị tụt huyết áp trầm trọng và gặp nhiều tác dụng phụ khác của thuốc.

Tự ý gấp đôi liều Coversyl có thể gây tụt huyết áp nguy hiểm.

Tự ý gấp đôi liều Coversyl có thể gây tụt huyết áp nguy hiểm.

Các thuốc ảnh hưởng đến tác dụng của Coversyl

Một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả hạ huyết áp hoặc tăng tác dụng phụ của Coversyl. Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng:

Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn để cân nhắc giảm liều, thay thuốc khác hoặc tiếp tục dùng Coversyl như ban đầu.

Những trường hợp không nên dùng Coversyl

Coversyl chống chỉ định với các trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú, đặc biệt là có tiền sử phù do dùng thuốc ức chế men chuyển khác. Ngoài ra, nếu bạn bị hẹp động mạch thận, tăng kali máu, giảm bạch cầu, đang lọc máu, chuẩn bị phẫu thuật gây mê, không dung nạp với galactose, bị tiểu đường hoặc bệnh thận, bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Kiểm soát chế độ ăn, lối sống khi dùng Coversyl sẽ giúp huyết áp ổn định hơn.

Kiểm soát chế độ ăn, lối sống khi dùng Coversyl sẽ giúp huyết áp ổn định hơn.

Chế độ ăn, lối sống khi sử dụng Coversyl

Coversyl có thể làm tăng lượng kali trong máu. Do đó khi dùng, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu kali như: súp lơ, rau cải, chuối, đậu bắp, măng tây, nước cam... Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá… nếu muốn sử dụng loại thuốc này đạt hiệu quả cao.

Thuốc Coversyl không chữa khỏi hoàn toàn tăng huyết áp hay làm biến mất các biến chứng trên tim mạch do căn bệnh này gây ra. Vì vậy, để bảo vệ trái tim của mình, bạn vẫn cần duy trì một lối sống lành mạnh theo các lời khuyên dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thái cực quyền…
  • Ăn đa dạng các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa không hoặc ít béo và thịt nạc.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối (dưa muối, giò, chả, thịt hộp…)
  • Không nêm nếm quá nhiều gia vị (muối, mì chính, nước mắm, nước tương) khi chế biến món ăn.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim đã được kiểm chứng lâm sàng. Theo các chuyên gia tim mạch, việc dùng các sản phẩm có kiểm chứng sẽ giúp người bệnh vừa tăng được hiệu quả giúp giảm mệt mỏi, khó thở, đau ngực... mà vẫn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Với khả năng duy trì tác dụng hạ áp trong suốt 24 giờ, Coversyl đã trở thành cái tên quen thuộc trong các đơn thuốc của người bệnh tăng huyết áp, suy tim. Chỉ cần nắm chắc các lưu ý kể trên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại thuốc này.

 Tham khảo: medbroadcast  nhs.uk