Atenolol được dùng khá phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, giảm đau thắt ngực ở người bệnh mạch vành. Tuy nhiên thuốc chỉ phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn nếu được dùng đúng cách!

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật thông tin về Atenolol và cách sử dụng trong bài viết dưới đây.

Atenolol là thuốc gì? Có các dạng hàm lượng nào?

Atenolol là thuốc hoạt động theo cơ chế chẹn kênh beta ở tế bào cơ tim giúp  làm giảm nhịp tim và giảm co bóp cơ tim. Do đó, thuốc thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực và sau nhồi máu cơ tim.

Atenolol được sử dụng dưới các dạng hàm lượng bao gồm: atenolol 25mg, atenolol 50mg, atenolol 100mg. Các biệt dược phổ biến của Atenolol được sử dụng như Atenolol stada 50mg, Tenormin 50mg, Stadnolol 50 mg,… 

Giá thuốc atenolol 50mg bao nhiêu?

Thuốc Atenolol 50mg có giá khoảng 90.000 đồng một hộp 10 vỉ x 10 viên. Tùy thuộc vào nhà thuốc giá thành có thể chênh lệch khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch là rất nhỏ. Bạn có thể mua Atenolol ở bất kì hiệu thuốc nào trên toàn quốc khi có đơn của bác sĩ.

Thuốc Atenolol giúp điều trị huyết áp cao và đau thắt ngực

Đối tượng nào được chỉ định và chống chỉ định với atenolol

Atenolol thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh lý: Huyết áp cao, đau thắt ngực, bệnh mạch vành, nhịp tim nhanh.

Thuốc chống chỉ định với các đối tượng:

  • Nhịp tim chậm < 50 nhịp.
  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Huyết áp thấp (chỉ số tâm thu trên dưới 90mmHg).
  • Mắc bệnh hen suyễn hay viêm phế quản, tắc nghẽn mãn tính.
  • Rối loạn tuần hoàn động mạch.
  • Bệnh vẩy nến.
  • Chức năng thận hoặc gan bị suy giảm.
  • Hội chứng nút xoang, khối xoang nhĩ.

Các tác dụng phụ của thuốc atenolol

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời mà thuốc atenolol mang lại, bên cạnh đó tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe mình là điều vô cùng cần thiết:

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc: Nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều, hạ huyết áp.
  • Buồn nôn, tiêu chảy, vàng da hoặc tròng mắt, chán ăn.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Yếu cơ, mệt mỏi, thấy lạnh hoặc ớn lạnh ở bàn tay, bàn chân.
  • Giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái khi quan hệ.
  • Chóng mặt, hồi hộp, choáng váng, ngất xỉu.

tac-dung-phu-cua-thuoc-atenolol-anh-huong-chat-luong-song-nguoi-benh

Tác dụng phụ của thuốc Atenolol ảnh hưởng chất lượng sống người bệnh

Atenolol và tương tác thuốc

Khi được bác sĩ điều trị kê và chỉ định thuốc điều trị, bạn nên nói với bác sĩ về những thuốc và sản phẩm bạn đang sử dụng. Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng những thuốc sau, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn và có phương án xử lý:

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch: Nifedipine, Hydrochlorothiazide,…
  • Thuốc điều trị suy tim: Digoxin, Digitalis,...
  • Thuốc điều trị nhịp tim nhanh khác: Amiodarone, Clonidine,...
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Insulin, Metformin, Gliclazide,...
  • Thuốc kích thích lên hệ thần kinh giao cảm: adrenalin, noradrenalin.
  • Thuốc giãn cơ ngoại vi, gây tê, gây mê.

Hướng dẫn sử dụng của thuốc Atenolol an toàn & hiệu quả

Việc nắm rõ cách dùng, liều dùng là điều vô cùng cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và phòng tránh những tác dụng phụ. 

Liều dùng atenolol

Liều lượng sử dụng sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi, bệnh nền của từng người và khả năng đáp ứng điều trị. Cụ thể:

  • Tăng huyết áp: Liều khởi đầu thường dùng ở người lớn là 25-50mg x 1 lần/ngày, tác dụng hạ huyết áp đầy đủ sẽ đạt được sau 1-2 tuần. Có thể tăng liều đến 100mg x 1 lần/ngày. Nhưng việc tăng liều quá 100mg/ngày thường không làm cải thiện được việc kiểm soát bệnh. 
  • Đau thắt ngực: Liều khởi đầu của atenolol ở người bị đau thắt ngực ổn định mãn tính là 50mg x 1 lần/ngày. Có thể tăng đến 100mg x 1 lần/ngày nếu không đạt được hiệu quả tối ưu trong 1 tuần. 
  • Loạn nhịp tim: Sau khi được kiểm soát bằng tiêm tĩnh mạch, liều duy trì thích hợp là 50-100mg/ngày.
  • Điều trị sớm nhồi máu cơ tim cấp: Nếu bệnh nhân dung nạp được tổng liều 10mg đường tĩnh mạch thì uống 50mg ngay sau khi tiêm 10 phút, sau 12 giờ tiếp tục uống thêm 50mg nữa. Duy trì 100mg/ngày từ 6-9 ngày, có thể uống trong 1 lần hoặc chia làm 2 lần. 
  • Điều trị điều trị lo âu, dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản, đau nửa đầu: Liều 50mg x 1 lần/ngày, uống liên tục 2-3 tháng.

Cách dùng thuốc atenolol

Bạn nên uống thuốc atenolol trước bữa ăn và đều đặn vào cùng một thời điểm ở mỗi ngày để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, tránh quên liều. Nếu bạn hay quên sử dụng thuốc đúng giờ, bạn nên đặt báo thức hay ghi chú nhắc nhở để cải thiện việc đó.

Khi uống bạn hãy uống với thật nhiều nước và không nên bẻ thuốc hay nghiền thuốc để giữ lớp màng của viên nén, giúp viên nén đi tới động mạch được phát huy tác dụng.

Đặc biệt, bạn không nên uống rượu bia trong thời gian dùng thuốc, bởi Atenolol khi tác dụng với rượu sẽ khiến bạn có cảm giác chóng mặt. 

Xử trí khi quên/quá liều thuốc

  • Trong trường hợp bạn quên sử dụng < 8h, hãy uống ngay sau khi nhớ ra.
  • Tuy nhiên, nếu tới ngày hôm sau bạn mới nhớ ra việc đó (>8h), hãy bỏ liều đã quên và dùng liều tiếp tục như những ngày trước đó.

Bạn không nên uống bù liều hay gấp đôi liều vào ngày hôm sau khi bạn quên, điều đó khiến tăng nguy cơ tác dụng phụ và độc tính là rất cao.

su-dung-thuoc-atenolol-dung-gio-vao-moi-ngay-giup-tang-hieu-qua-thuoc

Sử dụng thuốc Atenolol đúng giờ vào mỗi ngày giúp tăng hiệu quả thuốc

Lưu ý cần “nằm lòng” khi sử dụng Atenolol

Nước cam có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc atenolol của cơ thể, do đó bạn nên tránh uống nước cam trong vòng 4 giờ uống thuốc.

Atenolol giúp kiểm soát huyết áp cao và đau thắt ngực nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đồng thời, có thể mất 1-2 tuần bạn mới có thể cảm nhận được toàn bộ công dụng của thuốc. Do đó hãy kiên trì dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc hay tăng liều.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng đừng quên kết hợp với những phương pháp sau:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm dầu mỡ, chiên rán. 
  • Không nên sử dụng đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá. 
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt, giảm muối, mì chính.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và rau củ nhiều màu sắc. 
  • Duy trì tập luyện thể dục 30’ mỗi ngày.

che-do-an-dinh-duong-giup-tang-de-khang-cho-nguoi-benh-su-dung-thuoc

Chế độ ăn dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho người bệnh sử dụng thuốc

Hy vọng bài viết về atenolol trên đây đã giúp bạn có hành trang và sự chuẩn bị tốt nhất khi sử dụng thuốc. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận tại bài viết hoặc gọi tới số 0981.238.219. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian nhanh nhất. 

 

Nguồn tham khảo:

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a684031.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-11035/atenolol-oral/details/list-interaction-food

https://www.drugs.com/atenolol.html