Thực hiện chế độ ăn giảm muối, hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, tập thể dục và theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là cách điều trị huyết áp cao hiệu quả. Hãy cùng Ichtamkhang.co đi tìm hiểu chi tiết cách giảm và ổn định huyết áp trong bài viết hôm nay!

Dấu hiệu huyết áp cao là gì?

Một số các dấu hiệu huyết áp cao người bệnh có thể gặp phải là đau đầu, chóng mặt, khó thở, giảm tầm nhìn, buồn nôn, cảm giác nhịp đập ở cổ hoặc ở đầu... Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu cao huyết áp đều rất mờ nhạt, dễ bị nhầm lẫn sang bệnh khác thậm chí nhiều trường hợp không xuất hiện triệu chứng. 

Đây là lí do cao huyết áp được gọi là “sát thủ thầm lặng” - khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng là tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim

Khi bị huyết áp cao nên làm gì để hạ?

Để hạ huyết áp cao đột ngột, việc đầu tiên là đặt người bệnh nằm nghỉ hay ngồi nghỉ ở những nơi thoáng khí, mát mẻ. 

Sau đó, hãy khuyên người bệnh bình tĩnh và hít thở sâu, đây là cách giúp làm giảm huyết áp trong vài phút, làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. 

Ngoài ra, có thể cởi bớt mũ nón, nới lỏng cổ áo để người bệnh được thoải mái hơn. Trường hợp người mắc cao huyết áp có thuốc hạ huyết áp được bác sĩ kê đơn thì có thể cho người bệnh sử dụng.

Người huyết áp cao nên làm gì, ăn gì để ổn định huyết áp?

Cách điều trị huyết áp cao tối ưu cho người bệnh là kết hợp sử dụng thuốc điều trị và thay đổi lối sống, chế độ ăn lành mạnh như sau:

Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ

Phụ thuộc vào mục tiêu điều trị, tình trạng bệnh, các bệnh lý nền mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc huyết áp và liều lượng dùng riêng biệt. Vì thế, điều bạn cần làm là tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Một số loại thuốc điều trị cao huyết áp phổ biến hiện nay là thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)...

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo rằng, bổ sung các sản phẩm thảo dược tốt cho tim là cách kiểm soát huyết áp hiệu quả, bền vững và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Những thảo dược có tăng lưu thông máu, tăng cường sức bóp cơ tim và ngăn ngừa nguy cơ suy tim hiệu quả nhất cho người cao huyết áp có thể kể đến là Đan Sâm, Hoàng Đằng…

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an tâm khi sử dụng lâu dài, bạn nên lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ uy tín được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện lớn, có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên này.

Áp dụng chế độ ăn giảm muối

Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo rằng người bệnh cao huyết áp chỉ nên sử dụng khoảng 2,300mg muối và giảm dần xuống 1,500mg. Điều này là do muối (natri) chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tăng huyết áp. 

Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Hạn chế sử dụng các loại gia vị như bột nêm, nước mắm, muối khi chế biến thức ăn.
  • Không sử dụng quá nhiều các loại nước chấm, tương cà chua, tương ớt, sốt ớt…
  • Hạn chế dùng các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua… vì đây là các loại thực phẩm chứa rất nhiều muối.
  • Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tự nhiên ít muối như rau xanh và trái cây tươi, hạn chế sử dụng hải sản, sữa, phô mai, phô mát vì đây là những thực phẩm chứa nhiều muối.

Nấu nướng tại nhà là cách tốt nhất giúp người bệnh cao huyết áp kiểm soát được lượng muối ăn nạp vào cơ thể. 

Hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích

Rượu, bia và thuốc là những tác nhân hàng đầu khiến tình trạng cao huyết áp trở nên nghiêm trọng. Điều này là do Nicotin trong khói thuốc gây kích thích hệ thống thần kinh làm tăng nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, những người sử dụng nhiều rượu, bia làm tăng nguy cơ gây tăng huyết áp đột ngột.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh việc hút thuốc lá sẽ làm giảm tác dụng thuốc điều trị huyết áp. 

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu từ 4 - 9 mmHg. Hãy cố gắng duy trì tập luyện từ 4 - 5 buổi/ tuần. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, yoga… hoặc bất kỳ hình thức vận động nào bạn yêu thích. 

Đo và theo dõi huyết áp hàng ngày

Đo và theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày là cách tốt nhất trong việc phòng ngừa và điều trị sớm tình trạng cao huyết áp. Đặc biệt đối với các trường hợp người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, người được chẩn đoán huyết áp cao, phụ nữ mang thai…

Việc đo huyết áp nên được thực hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời điểm đo huyết áp trong ngày cố định sẽ giúp bạn theo dõi chỉ số huyết áp chính xác nhất.

Cách tốt nhất để điều trị và kiểm soát huyết áp là kiên trì sử dụng thuốc Tây kết hợp với lối sống, chế độ ăn lành mạnh. Hy vọng, những thông tin trong bài sẽ giúp bạn có phương hướng điều trị cao huyết áp đúng và kịp thời. Nếu bạn còn băn khoăn gì trong quá trình điều trị, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219 để được giải đáp!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: mayoclinic