Micardis (Telmisartan) giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Thuốc nên được dùng thế nào, cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng để vừa đạt được hiệu quả điều trị, vừa giảm thiểu rủi ro? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Micardis với hoạt chất chính là Telmisartan có tác dụng hạ huyết áp

Micardis với hoạt chất chính là Telmisartan có tác dụng hạ huyết áp

Micardis là thuốc gì?

Micardis (Telmisartan) là thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim và dự phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim thuộc nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB).

Thuốc tác dụng bằng cách ức chế hormone angiotensin II gắn vào thụ thể ở cơ trơn mạch và tuyến thượng thận. Điều này sẽ làm giãn mạch máu và dẫn đến hạ huyết áp. 

Micardis không có tác dụng bảo vệ nội mạc mạch máu. Vì vậy, loại thuốc này thường chỉ được lựa chọn dùng thay thế trong trường hợp người bệnh dùng thuốc huyết áp nhóm ức chế men chuyển (Captopril, Enalapril, Lisinopril, Perindopril…) gặp phải tác dụng phụ ho khan.

Ai được chỉ định và chống chỉ định với Micardis?

Bác sĩ sẽ chỉ định Micardis cho bạn trong các trường hợp:

  • Điều trị tăng huyết áp vô căn
  • Điều trị suy tim hoặc bệnh thận do đái tháo đường.
  • Dự phòng biến cố tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim), tử vong ở người có nguy cơ cao bệnh lý tim mạch: Người trên 55 tuổi bị bệnh mạch vành, đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh đái tháo đường có nguy cơ tổn thương cơ quan đích cao hay có nguy cơ rối loạn tim nghiêm trọng.

Thuốc chống chỉ định, tuyệt đối không dùng trong các trường hợp: 

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai 3 tháng giữa, 3 tháng cuối và đang cho con bú. 
  • Suy gan, suy thận nặng hoặc tắc đường mật.  
  • Người suy thận nặng.

Giá bán thuốc Micardis

Giá bán thuốc Micardis 40mg là 340.000 đồng/hộp 30 viên còn Micardis 80mg là 505.000 đồng/hộp 30 viên. Mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào chính sách của mỗi nhà thuốc.

Khi đi mua thuốc tại hiệu thuốc tây, bạn cần lưu ý mua đúng tên thuốc. Bởi thuốc Micardis còn có dạng phối hợp Telmisartan và Hydrochlorothiazide là Micardis Plus 40/12,5mg hoặc 80/12,5mg. Dạng này có tác dụng hạ huyết áp mạnh hơn Micardis thông thường. Vì thế nếu dùng sai loại có thể gây hạ huyết áp đột ngột.

Micardis Plus là thuốc phối hợp giữa Telmisartan và Hydrochlorothiazide

Micardis Plus là thuốc phối hợp giữa Telmisartan và Hydrochlorothiazide

Micardis nên được dùng như thế nào?

Micardis được dùng đường uống. Bạn nên uống cả viên thuốc với nước lọc, trước và sau khi ăn đều được. Đồng thời nên uống một lần mỗi ngày vào cùng một thời điểm để tránh quên liều và duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể.

Trường hợp bạn quên liều, hãy uống bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường, tránh uống 2 liều gần nhau hay gấp đôi liều.

Trường hợp bạn uống quá liều được chỉ định và có các triệu chứng như tim đập nhanh, chóng mặt, ngất xỉu... hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để phòng tránh nguy cơ hạ huyết áp quá mức, sốc tim.

Thuốc Micardis có thể mất từ ​​2 - 4 tuần để mang lại hiệu quả mong muốn. Vì vậy, bạn nên yên tâm dùng thuốc trong thời gian đầu ngay cả khi huyết áp chưa về ngưỡng tối ưu. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Để điều trị tăng huyết áp, suy tim, ngoài thuốc điều trị, bạn cần phối hợp nhiều giải pháp điều trị khác nhằm kiểm soát tốt huyết áp, tình trạng suy tim. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn các giải pháp phù hợp nhất với bạn!

ITK-219.png

Liều dùng thuốc hạ huyết áp Micardis

Liều dùng Micardis mỗi ngày từ 40-80 mg tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bạn, cụ thể:

  • Liều dùng trong điều trị tăng huyết áp: Liều khởi đầu là 40mg Micardis/ngày. Nếu huyết áp của bạn vẫn quá cao sau 4-8 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị, bác sĩ có thể tăng liều lên 80 mg.
  • Liều dùng để giảm nguy cơ tim mạch: thường là 80 mg Micardis/ngày. Tuy nhiên liều dùng có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc mức độ đáp ứng với thuốc của bạn.

Lưu ý khi dùng Micardis nhằm tăng hiệu quả và tránh rủi ro

Ngoài việc tuân thủ dùng thuốc Micardis theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý sau đây: 

Tránh dùng các thuốc có tương tác với Micardis

Các thuốc sau đây tương tác với Micardis, bạn cần tránh dùng đồng thời:

  • Thuốc điều trị suy tim Digoxin 
  • Thuốc điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực Lithium
  • Các thuốc chống viêm không steroid NSAID như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Diclofenac, Indomethacin, Meloxicam... 
  • Thuốc ức chế miễn dịch như Ciclosporin hoặc Tacrolimus 
  • Thuốc chống viêm corticosteroid
  • Thuốc bổ sung kali hoặc chất thay thế muối có chứa kali
  • Thuốc kháng sinh Trimethoprim
  • Thuốc chống đông Heparin...

Còn nhiều loại thuốc khác cũng có tương tác với Micardis nên bạn cần thông báo cho bác sĩ tất cả các thuốc đang dùng trước khi được kê đơn thuốc.

Khi dùng thuốc Micardis bạn cần tránh dùng cùng thuốc giảm đau Ibuprofen

Khi dùng thuốc Micardis bạn cần tránh dùng cùng thuốc giảm đau Ibuprofen

Theo dõi tác dụng phụ và thông báo với bác sĩ kịp thời

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng Micardis là: nghẹt mũi, đau xoang, đau lưng hoặc tiêu chảy. Các tác dụng phụ này thường nhẹ và thoáng qua, hiếm khi khiến người bệnh phải ngừng thuốc. 

Một số tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời bao gồm: 

  • Cảm giác sắp ngất đi
  • Tiểu ít hoặc không đi tiểu
  • Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, tăng cân nhanh chóng
  • Đau, căng tức bất thường ở phần dưới cơ thể
  • Loét da, ngứa, phát ban (đặc biệt ở mặt, lưỡi, cổ họng)
  • Dấu hiệu kali máu cao: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, buồn nôn và nôn, khó thở, đau ngực, nhịp tim không đều...

Nếu mệt mỏi, buồn nôn, khó thở kéo dài khi uống Micardis bạn cần báo ngay cho bác sĩ

Nếu mệt mỏi, buồn nôn, khó thở kéo dài khi uống Micardis bạn cần báo ngay cho bác sĩ

Tái khám định kỳ theo chỉ định

Micardis có tác dụng ngăn ngừa biến chứng trên thận ở người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên trong một số trường hợp thuốc sẽ làm tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng thận. 

Do đó, bạn cần định kỳ thực hiện các xét nghiệm nồng độ kali, xét nghiệm chức năng thận... để theo dõi tiến triển của bệnh và phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt là khi có dấu hiệu các vấn đề về thận như thay đổi lượng nước tiểu, thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, máu lẫn trong nước tiểu…

Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tăng huyết áp, suy tim hay đáp ứng với thuốc điều trị của bạn để tăng giảm liều hay thay thế/ phối hợp thuốc cho phù hợp. 

Thông báo với bác sĩ khi thực hiện thủ thuật y tế

Hãy báo với bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang sử dụng trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật răng miệng. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn về việc ngưng dùng thuốc trước khi phẫu thuật và ngày bắt đầu dùng lại.

Chú ý một số hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày

Để giảm nguy cơ chóng mặt và choáng váng trong quá trình dùng thuốc, bạn hãy đứng dậy từ từ khi đang ngồi hoặc nằm. Bạn cũng không nên lái xe, vận hành máy móc cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn.

Rượu và đồ uống có cồn có thể làm tình trạng chóng mặt trở nên nghiêm trọng hơn, do đó bạn không nên sử dụng các loại đồ uống này trong thời gian điều trị.

Trên đây là thông tin về Micardis và những lưu ý cần thiết trong quá trình điều trị tăng huyết áp, suy tim để đạt được tối đa hiệu quả điều trị và giảm tối đa tác dụng phụ. Nếu còn băn khoăn trong quá trình dùng thuốc, bạn hãy liên hệ với chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219 để được giải đáp chi tiết nhất!

ITK-219.png

Tham khảo: drugs.com  nps.org.au  news-medical.net