Suy tim không phải là bệnh lý, nó là hội chứng lâm sàng, là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Tuy vậy, “Bệnh suy tim có chữa được không?” vẫn là thắc mắc của nhiều người bệnh. Hãy cùng chuyên gia giải đáp ngay vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay.

Bệnh suy tim có chữa được không? 

Suy tim là một tình trạng lâu dài có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Thực tế, hiện nay suy tim không thể chữa khỏi hoàn toàn do cấu trúc tim không thể phục hồi về trạng thái cũ. Vậy nên, điều trị suy tim thường nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng càng lâu càng tốt và làm chậm tiến triển của tình trạng bệnh. 

Kết quả điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim. Chẳng hạn như suy tim do bệnh van tim, do thiếu máu cơ tim, do tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim hoặc do cấu trúc cơ tim (cơ tim dày lên hay giãn ra).

Các phương pháp điều trị suy tim hiện nay

Mặc dù suy tim không thể chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng người bệnh bị suy tim vẫn có thể kiểm soát tình trạng bệnh nếu như được phát hiện sớm và tích cực điều trị . Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp giảm triệu chứng  và kéo dài tuổi thọ. Bao gồm như:

 Sử dụng thuốc điều trị suy tim

Bác sĩ sẽ kết hợp thuốc các loại thuốc trong điều trị suy tim. Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng, bạn có thể dùng một hoặc nhiều các loại thuốc, bao gồm: 

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng máu, làm chậm tiến triển suy tim. Gồm: Enalapril, Captopril, Perindopril, Ramipril,...
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: Các thuốc trong nhóm này bao gồm Losartan, Valsartan,...hoạt động với cơ chế giãn mạch, giảm sức cản ngoại biên, tờ đó làm giảm áp lực lên thành mạch. Chúng có thể được sử dụng thay thế cho người bệnh không dung nạp thuốc ức chế men chuyển.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, tác dụng trực tiếp lên cơ tim và làm giảm gánh nặng cho tim. Các thuốc thường dùng là: Metoprolol, bisoprolol, metoprolol,...
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc giúp loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể, giảm phù, cải thiện triệu chứng khó thở. 
  • Thuốc đối kháng Aldosterone: Nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali giúp giảm khối lượng công việc cho tim, giảm huyết áp, khó thở được sử dụng trên những bệnh nhân suy tim nặng, rất nặng. Các thuốc trong nhóm gồm: Spironolactone, Eplerenone.
  • Digoxin: Thuốc làm chậm nhịp tim, giảm các triệu chứng suy tim trong suy tim tâm thu và được chỉ định cho bệnh nhân suy tim kèm rung nhĩ.

Điều trị bằng thuốc là ưu tiên hàng đầu

Điều trị bằng thuốc là ưu tiên hàng đầu

Can thiệp xâm lấn 

Khi người bệnh không còn khả năng dung nạp các thuốc điều trị hoặc có nguy cơ suy tim, đột quỵ cao thì việc phẫu thuật là cần thiết. Cũng dựa vào nguyên nhân gây suy tim, các bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật phù hợp. Một số phương pháp can thiệp xâm lấn phổ biến thường được lựa chọn như: 

  • Sửa chữa hoặc thay thế van tim: Người bệnh có thể được coi là đã chữa khỏi suy tim nếu thay thế hoặc sửa chữa van tim. Điều này sẽ giúp giảm triệu chứng, giảm gánh nặng cho tim và làm chậm tiến trình suy tim, kéo dài tuổi thọ. 
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Nếu nguyên nhân dẫn đến suy tim bắt nguồn từ bệnh mạch vành làm tắc nghẽn nghiêm trọng gây suy tim. Các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. 
  • Cấy máy khử rung (ICD): Người bệnh bị rối loạn nhịp tim sẽ được cấy máy dưới da và máy hoạt động như một máy điều hòa nhịp tim. ICD được sử dụng để ngăn ngừa các biến chứng của suy tim. 
  • Thay ghép tim: Đây là liệu pháp cuối cùng nếu như không còn thể điều trị hay thay thế bất kỳ bộ phần nào nữa.

Việc thay van tim giúp làm giảm tiến trình suy tim 

Việc thay van tim giúp làm giảm tiến trình suy tim 

Giảm nhẹ bệnh suy tim ngay tại nhà 

Việc bệnh suy tim có chữa được không cần sự phối hợp của bác sĩ và người bệnh. Bên cạnh điều trị theo phác đồ, người bệnh suy tim cần lưu ý những vấn đề sau: 

Chế độ ăn uống, luyện tập và kiểm soát tinh thần

Các chuyên gia tim mạch cho biết, ăn uống lành mạnh và tập luyện khoa học sẽ giúp ngăn ngừa hình thành xơ vữa, cục máu đông, giúp lưu thông máu. Những điều này rất có ích cho người bệnh có nguy cơ suy tim hoặc đã bị suy tim. Cụ thể:

Chế độ ăn uống hàng ngày

  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Thay thế hoặc bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho tim mạch như: Các loại rau củ quả đa màu sắc, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa tách béo, các loại quả hạch, cá giàu axit béo omega 3, dầu thực vật.
  • Chế biến thực phẩm bằng hấp, luộc thay vì chiên xào. 
  • Hạn chế ăn đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Đặc biệt là chế độ ăn giảm muối (chỉ nên ăn nửa muỗng cafe muối).

Lối sống, luyện tập thể thao

Duy trì thể dục thể thao với cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh, không tập quá sức. Bạn có thể tập đi bộ nhẹ nhàng quanh nhà, ngồi thiền hay tập yoga. Duy trì với tần suất 30 phút/ngày, 5-6 buổi/tuần. Điều này giúp tăng phát triển tuần hoàn vi mạch, tăng lưu lượng máy đến tim, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.

Kiểm soát căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan

Bên cạnh đó, khi phát hiện ra bệnh tình đã tiến triển nặng và trăn trở về việc suy tim có chữa khỏi không, chi phí điều trị như thế nào làm người bệnh căng thẳng, lo âu. Điều này sẽ làm các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực thường xuyên xuất hiện. 

Vậy nên, hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, chia sẻ với người thân, bạn bè về vấn đề bạn đang gặp phải để tìm ra cách giúp bạn tốt hơn. Bạn có thể thực hành thiền, tập các bài yoga nhẹ nhàng,... để giúp tinh thần được lạc quan và thoải mái hơn.

Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh là “chìa khóa” ngăn ngừa suy tim tiến triển

Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh là “chìa khóa” ngăn ngừa suy tim tiến triển

Lời khuyên của chuyên gia về việc điều trị suy tim

Theo Gs. Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam cho biết: “Khi điều trị suy tim phải điều trị một cách toàn diện, cho nên việc sử dụng tất cả các phương tiện điều trị vật lý, hóa học đều tốt cả. Vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc uy tín đến thực phẩm chức năng đều rất quan trọng với người bệnh. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ thành phần, nhà cung cấp và các nghiên cứu xung quanh sản phẩm đó để đạt hiệu quả tốt nhất”. 

Theo nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào năm 2012 đã ghi nhận kết quả cũng như tính an toàn khi kết hợp các thành phần thảo dược Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto,...trong việc cải thiện triệu chứng của người bệnh suy tim. Chúng giúp tăng cường lưu thông máu. giảm tắc nghẽn mạch máu nhờ ngăn ngừa hình thành cholesterol và huyết khối. Từ đó là giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, giảm tần suất nhập viện và kéo dài tuổi thọ người bệnh. 

Như vậy, việc suy tim có chữa khỏi không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vậy nên, bất kể phương pháp điều trị của bạn là gì, bạn nên tuân thủ theo tất cả các khuyến nghị của bác sĩ và thực hiện những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống, tập luyện để nâng cao chất lượng cuộc sống. 

 

Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/heart-failure/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/diagnosis-treatment/drc-20373148

https://www.heart.org/en/health-topics/heart-failure/treatment-options-for-heart-failure