Suy tim thường tiến triển âm thầm. Thế nhưng nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể nhận biết sớm căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là 5 triệu chứng suy tim điển hình mà bạn cần biết để cảnh giác!

Nắm rõ triệu chứng bệnh suy tim và thăm khám ngay khi phát hiện

Nắm rõ triệu chứng bệnh suy tim và thăm khám ngay khi phát hiện

Khó thở

Khó thở là triệu chứng bệnh suy tim điển hình nhất mà hầu hết người bệnh suy tim nào, giai đoạn nào cũng gặp phải. Từ giai đoạn nhẹ đến nặng, biểu hiện khó thở tăng dần như sau:

  • Cấp độ 0: Không khó thở ngay cả khi vận động gắng sức.
  • Cấp độ 1: Khó thở khi gắng sức. Ví dụ: Bệnh nhân đi leo cầu thang nhiều tầng thấy khó thở.
  • Cấp độ 2: Khó thở khi làm việc nhẹ. Ví dụ: chỉ bê chậu cây cũng thấy khó thở, thở hổn hển.
  • Cấp độ 3: Khó thở ngay cả khi thực hiện những việc thường ngày như đánh răng, rửa mặt, tắm giặt kỳ cọ.
  • Cấp độ 4: Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi 

Tình trạng khó thở xảy ra nặng nề hơn khi người bệnh nằm hoặc tư thế đầu thấp. Thậm chí có thể đến đột ngột, khiến bạn thức giấc và cần phải chống đỡ phần trên cơ thể như kê đầu cao trên hai chiếc gối mới thở được. 

Đặc biệt, bạn cần chú ý phân biệt tình trạng khó thở do suy tim và khó thở do các bệnh lý đường hô hấp. Theo Gs. Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, bạn có thể phân biệt khó thở do suy tim và do đường hô hấp như sau:

  • Khó thở do suy tim: thường xảy ra khi gắng sức, khó thở khi nằm ngửa, khó thở về đêm. Khó thở chủ yếu cả khi thở vào và thở ra. Ngoài khó thở, bạn sẽ kèm theo mệt mỏi, đau thắt ngực, ho khan, phù chân…
  • Khó thở do bệnh hô hấp: Khó thở kèm theo thở rít, ho có đờm, khản tiếng, đau họng, sốt… Nếu mắc hen phế quản chủ yếu là khó thở ra là chính.

Khó thở, hụt hơi gặp phải ở hầu hết người bệnh suy tim

Khó thở, hụt hơi gặp phải ở hầu hết người bệnh suy tim

Mệt mỏi triền miên

Mệt mỏi có thể gặp phải ở rất nhiều tình trạng, bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên mệt mỏi trong suy tim gây ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mau kiệt sức ngay cả khi thực hiện các hoạt động thường ngày mà trước đây có thể làm một cách dễ dàng như mua sắm, đi bộ, leo cầu thang... Hay đơn giản trước đây có thể đi bộ cả vài cây số nhưng giờ chỉ đi bộ chừng vài chục mét là thấm mệt, phải dừng lại để nghỉ mới có thể đi tiếp.

Nguyên nhân là do tim suy giảm chức năng khiến lượng máu bơm đi không đủ cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng thiếu máu làm cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn. Ngoài ra, bạn còn có thể có những biểu hiện của thiếu máu như suy nhược, suy giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu

Suy tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Nếu bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ bị suy tim, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn chính xác.

Ho dai dẳng

Ho dai dẳng cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo suy tim, đặc biệt là suy tim do tăng huyết áp hay bệnh van tim

Đặc điểm của các cơn ho trong suy tim là ho khan, ho dai dẳng, ho từng cơn, từng tràng, ho đi kèm chất nhầy màu trắng hoặc máu màu hồng, khó khạc đờm. Với những người suy tim nặng, thậm chí cứ nằm là họ lại bị ho, buộc phải ngồi mới cảm thấy dễ chịu. 

Điều quan trọng, ho do suy tim rất dễ bị nhầm với các bệnh về đường hô hấp khác nên người bệnh thường bỏ qua hoặc bị chẩn đoán sai. Vì vậy, bạn cần chú ý tính chất ho do bệnh suy tim thường biểu hiện: 

  • Đang ngồi mà đột ngột nằm xuống thấp sẽ bị ho. 
  • Cứ gắng sức sẽ ho. 

Nếu các dấu hiệu trên thường xuyên xuất hiện thì rất có thể nguyên nhân chính là suy tim

Ho kéo dài là triệu chứng suy tim thường bị nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp

Ho kéo dài là triệu chứng suy tim thường bị nhầm lẫn với bệnh lý hô hấp

Phù, tăng cân

Khi tim không có đủ sức mạnh để bơm máu trở lại từ các chi dưới, chất lỏng có thể tích tụ gây sưng mắt cá chân, chân, đùi và bụng và nặng hơn vào buổi chiều. 

Dễ nhận biết nhất là tăng cân nhanh chóng, cảm thấy nặng mí mắt khi ngủ dậy, mặt hơi tròn ra, giày dép bạn đi buổi sáng vừa nhưng đến chiều lại chật. Nếu dùng tay ấn lên mắt cá chân sẽ thấy lõm ngay cả khi đã nhấc ngón tay ra. Trường hợp nặng, người bệnh còn có thể bị phù bụng, khó tiêu, nặng nề, mặt to ra.

Nguyên nhân của tình trạng phù nề là do khi tim bị suy giảm chức năng, lưu lượng máu bơm đi bị giảm kéo theo máu không thể về tim và bị ứ đọng lại tại các cơ quan, gây ra phù.

Nhịp tim nhanh

Để duy trì lưu lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan ở người suy tim, tim sẽ tăng cường co bóp, tăng nhịp tim. Nhịp tim nhanh khiến người bệnh có cảm giác trống ngực, hồi hộp, tim đập thình thịch, đau tức ngực, nặng ngực, ngộp thở.  

Ngoài ra, khi bị suy tim, bạn cũng có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như cảm giác ăn không ngon, buồn nôn, đầy bụng hoặc đau dạ dày do hệ tiêu hóa nhận được ít máu. Những người cao tuổi dễ dàng nhận thấy triệu chứng suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn, suy nghĩ chậm chạp… do có sự thay đổi nồng độ của một số chất trong máu

Tim đập nhanh cũng là một dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Tim đập nhanh cũng là một dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm

Cách phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng của suy tim

Suy tim sẽ nặng dần theo thời gian nếu không có phương pháp trì hoãn. Càng về sau, triệu chứng suy tim càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và khiến bạn phải nhập viện thường xuyên hơn. Vì vậy, hãy thực hiện các giải pháp dưới đây nhằm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tối đa tổn thương cho trái tim.

Hạn chế tối đa yếu tố nguy cơ gây bệnh

Các bệnh lý nền tảng dẫn đến suy tim xuất phát từ chính thói quen sống của bạn mỗi ngày. Bằng những cách dưới đây, bạn có thể loại bỏ các yếu tố làm tổn thương hoặc suy yếu trái tim.

  • Thay đổi chế độ ăn với một thực đơn giàu rau củ quả tươi, ít thịt đỏ và mỡ động vật, ngũ cốc nguyên hạt, sữa đã tách béo, cá nước ngọt. Đặc biệt hãy giảm ăn muối tối đa, nếu bạn suy tim giai đoạn cuối cần phải ăn nhạt hoàn toàn.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, lấy vôi răng 2 lần/năm, mục đích là ngăn ngừa viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim do vi khuẩn.
  • Giữ cho bản thân luôn thoải mái, tránh lo nghĩ và đi ngủ sớm.
  • Dừng ngay việc hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Hạn chế bia rượu và tất cả các loại đồ uống có chứa cồn.
  • Đi lại thường xuyên và tập thể dục vừa sức. Điều này có lợi cho việc thúc đẩy bơm máu và tăng cường sức chịu đựng của tim.

Vận động đúng cách giúp giảm triệu chứng suy tim trái, phải

Vận động đúng cách giúp giảm triệu chứng suy tim trái, phải

Điều trị tốt căn nguyên gây suy tim

Tùy vào nguyên nhân khiến bạn mắc phải suy tim là gì mà phương pháp điều trị sẽ  khác nhau. Có thể sử dụng kết hợp thuốc điều trị để kiểm soát bệnh hoặc phải can thiệp phẫu thuật nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa. 

Thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn nthuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn kênh canxi...

Các phương pháp can thiệp phẫu thuật bao gồm: sửa chữa, thay van tim nhân tạo nếu suy tim do hẹp hở van tim; nong mạch vành đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành nếu nguyên nhân do bệnh mạch vành; đặt máy khử rung tim, máy tạo nhịp tim nếu do rối loạn nhịp tim...

Kết hợp thêm sản phẩm thảo dược tăng cường chức năng tim

Mấu chốt để giảm nhẹ các triệu chứng suy tim chính là tăng cường chức năng tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn. Nhờ đó giảm tình trạng ứ máu tại tim, phổi và các cơ quan mới có thể thuyên giảm triệu chứng suy tim.

Thuốc điều trị nền rất quan trọng, nhưng một khi tim đã suy yếu mãn tính, để hồi phục được chức năng tim là điều không hề dễ dàng. Lúc này, việc sử dụng thêm thảo dược có tác dụng hỗ trợ tốt cho tim mới là giải pháp toàn diện cho bạn giúp tim phục hồi tốt hơn. 

Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược nhưng không phải sản phẩm bào cũng được nghiên cứu bài bản. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất, bạn nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim đã được kiểm chứng lâm sàng và có kết quả đăng tải trên Tạp chí Quốc tế!

Triệu chứng suy tim thay đổi theo từng người, có thể nặng hoặc thoáng qua nhưng cơ hội điều trị sẽ được nâng cao nếu bạn phát hiện sớm. Hãy lắng nghe cơ thể và thăm khám sức khỏe thường xuyên để bảo vệ chính mình.

 

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org