Suy tim tâm thu là cách phân loại suy tim dựa trên chức năng sinh lý. So với suy tim tâm trương, suy tim tâm thu nguy hiểm và tiên lượng bệnh xấu hơn.
Vậy suy tim tâm thu cụ thể là bệnh gì? Đâu là giải pháp hiệu quả nhất để điều trị và giảm thiểu tối đa nguy cơ suy tim toàn bộ, đột quỵ do suy tim. Bạn hãy dành 3-5 phút ngắn ngủi để tìm hiểu đến cuối bài viết này.
Thay đổi cấu trúc tim trong bệnh suy tim tâm thu
Giải đáp: Suy tim tâm thu là gì?
Suy tim tâm thu là tình trạng tâm thất trái của tim không đủ khả năng co bóp tống máu đi nuôi cơ thể, khiến cung lượng tim giảm và được đánh giá thông qua chỉ số phân suất tống máu EF≤ 40%.
Suy tim tâm thu còn có tên gọi khác là suy tim với phân suất tống máu giảm. Điều này khác biệt so với suy tim tâm trương - tình trạng tim không giãn nở đúng cách và phân suất tống máu bảo tồn.
Nguyên nhân phổ biến gây bệnh suy tim tâm thu
Do chức năng co bóp của tim được đảm nhận bởi tâm thất trái. Do đó, nguyên nhân của suy tim tâm thu thường xuất phát từ nguyên nhân gây thay đổi cấu trúc hoặc chức năng tâm thất trái.
Nguyên nhân suy tim tâm thu bao gồm:
Tất cả các nguyên nhân này đều có đặc điểm chung là khiến tim phải co bóp mạnh hơn để bơm đủ máu nuôi cơ thể. Tim phải chịu một cường độ làm việc mạnh trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy tim tâm thu.
Triệu chứng giúp nhận biết sớm suy tim tâm thu
Những triệu chứng suy tim tâm thu điển hình là:
- Khó thở, mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
- Sưng ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc bụng.
- Ho hoặc thở khò khè kéo dài.
- Tim đập nhanh hoặc không đều.
- Tiểu đêm nhiều lần.
- Chóng mặt, đau đầu, lú lẫn.
Mệt mỏi, khó thở là dấu hiệu điển hình của suy tim tâm thu
Các triệu chứng của suy tim tâm thu sẽ thay đổi khác nhau tùy tình trạng bệnh và mức độ suy tim của từng người. Người bệnh suy tim nhẹ, trong giai đoạn đầu thường không biểu lộ triệu chứng, hoặc chỉ cảm nhận được khi làm việc gắng sức. Các triệu chứng suy tim tâm thu sẽ nặng dần lên ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng sống và sức khỏe người bệnh.
Để cải thiện hiệu quả các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực, ho, loạn nhịp tim… do suy tim tâm thu, người bệnh có thể tìm hiểu đến những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược. Bạn hãy gọi đến chuyên gia theo số điện thoại dưới đây để được cung cấp thêm thông tin về giải pháp hiệu quả này:
Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán suy tim tâm thu
Khi đi khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của suy tim tâm thu và chỉ định một số xét nghiệm phổ biến:
- Siêu âm tim: Giúp đo phân suất tống máu EF của tâm thất trái.
- Xét nghiệm máu: Xác định các chỉ số ảnh hưởng đến chức năng tim.
- Chụp X-quang ngực: Xét nghiệm hình ảnh này giúp thấy được cấu trúc tim có bị thay đổi không, có dịch ứ tại phổi hay không.
- Chụp động mạch vành: Đánh giá lưu lượng máu đến tim và phát hiện tắc nghẽn, xơ vữa mạch vành
- Điện tâm đồ: Đánh giá tim có bị làm việc quá sức hay không.
Trong một số tình huống đặc biệt, bác sĩ có thể tiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc quét hạt nhân để đánh giá cơ tim và hệ vi mạch.
Những biến chứng nguy hiểm của suy tim tâm thu
Suy tim tâm thu khiến cơ thể không nhận đủ máu và dinh dưỡng để hoạt động. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây ra một loạt các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng thận: Đây là biến chứng thường gặp của suy tim tâm thu, khi máu không đủ để cung cấp cho hoạt động của thận. Ngoài ra, tình trạng suy thận cũng là yếu tố khiến suy tim trở nên trầm trọng hơn, tạo thành vòng xoắn bệnh lý khó điều trị.
- Phù phổi cấp: Khi tim không đủ lực tống máu sẽ khiến cho dịch bị ứ lại tại phổi gây phù phổi cấp. Triệu chứng nghiêm trọng có thể gây suy hô hấp, ngừng tim hoặc tử vong do thiếu oxy.
- Tổn thương gan: Thường xảy ra khi suy tim tâm thu đã ở giai đoạn muộn và chuyển sang suy tim toàn bộ. Máu không thể lưu thông trong cơ thể bị ứ lại tại gan, tăng áp lực lên gan, làm hình thành mô sẹo và suy giảm chức năng gan.
Ngoài ra, suy tim tâm thu cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: Rối loạn nhịp tim, thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ…
Suy tim tâm thu có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng
Chuyên gia hướng dẫn điều trị suy tim tâm thu hiệu quả
Suy tim tâm thu không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các giải pháp được đưa ra nhằm mục đích hỗ trợ cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển của suy tim.
Người bệnh suy tim tâm thu nên phối hợp đồng bộ nhịp nhàng theo các biện pháp điều trị dùng thuốc, không dùng thuốc dưới đây:
Sử dụng thuốc điều trị suy tim tâm thu
Tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây ra suy tim tâm thu, người bệnh có thể được chỉ định một hoặc nhiều nhóm thuốc sau:
- Thuốc nitrat, thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II giúp giãn mạch, điều hòa huyết áp và giúp tim hoạt động dễ dàng hơn.
- Thuốc chẹn beta điều hòa huyết áp và nhịp tim, hạn chế tình trạng tim làm việc gắng sức.
- Thuốc lợi tiểu giúp tăng đào thải dịch dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm phù và giảm gánh nặng cho tim.
- Thuốc digoxin tăng cường sức co bóp của tim và giảm thiểu một số triệu chứng suy tim.
- Thuốc ức chế SGLT2 là một loại thuốc sử dụng trong điều trị đái tháo đường nhưng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tử vong do suy tim.
Sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Nếu như có một giải pháp nào hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim tâm thu thì đó chính là giải pháp từ thảo dược.
Lựa chọn đúng sản phẩm thảo dược tốt giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của suy tim tâm thu (khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho, phù…), hạn chế suy tim tiến triển và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, suy tim toàn bộ…
Hiện nay, tại Việt Nam, có một sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tim mạch, suy tim uy tín, đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện lớn ở Hà Nội và có kết quả được đăng tải trên Tạp chí quốc tế. Để biết rõ hơn về giải pháp từ thảo dược này, bạn vui lòng liên hệ đến chuyên gia tim mạch theo số:
Thay đổi thói quen tốt cho tim mạch
Thay đổi lối sống bắt đầu từ việc có một chế độ ăn uống, tập thể dục tốt cho tim mạch:
Ăn nhạt: Bản thân trong thực phẩm đã có một hàm lượng muối nhất đinh, vì vậy người bệnh tim mạch nên giảm từ 1/2 lượng muối, mì chính, bột ngọt so với bình thường trong quá trình nấu hoặc sử dụng món ăn. Ăn nhạt giúp điều hòa huyết áp và thể tích tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim.
Lựa chọn thực phẩm đúng cách: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều “muối ẩn” như thịt hộp, dưa cà muối… Nên lựa chọn nhiều trái cây và rau xanh, các thực phẩm chứa chất béo có lợi như cá, trứng, dầu thực vật, các loại đậu…
Vận động hợp lý: Người suy tim tâm thu độ I, II, III vẫn có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền hoặc đơn giản là làm việc nhà. Nếu cảm thấy mệt, người bệnh có thể giảm thời gian tập và cường độ tập vào buổi hôm sau.
Can thiệp phẫu thuật khi cần thiết
Phẫu thuật là sự lựa chọn cuối cùng khi hiệu quả điều trị suy tim tâm thu không còn đáp ứng với thay đổi lối sống, dùng thuốc và thảo dược thông thường.
Một số liệu pháp can thiệp phẫu thuật có thể được xem xét tùy theo bệnh lý nên gây suy tim, bao gồm:
- Đặt máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim để giúp tim hoạt động đúng nhịp.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
- Sửa van tim hoặc thay van tim.
- Ghép tim.
Việc hiểu đúng bệnh, chữa bệnh đúng cách sẽ giúp người bệnh suy tim tâm thu cải thiện hiệu quả các triệu chứng, duy trì sức khỏe tổng thể để kéo dài tuổi thọ và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Hy vọng suy tim tâm thu nói riêng và bệnh tim mạch nói chung sẽ không trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn.
Tham khảo: baptisthealth.com, webmd.com