Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu suy tim thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh này!
Không phải ai cũng có thể phát hiện dấu hiệu suy tim từ sớm
Những dấu hiệu suy tim sớm mà bạn cần biết
Dấu hiệu suy tim chia làm hai nhóm là dấu hiệu suy tim trái và dấu hiệu suy tim phải. Mỗi buồng tim khi suy nhược sẽ có những dấu hiệu khác nhau, vì thế bạn hãy theo dõi cơ thể để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường.
Dấu hiệu suy tim trái
Suy tim trái xảy ra khi buồng tim tâm thất trái bị suy giảm chức năng. Nhiệm vụ chính của buồng tim này bơm máu giàu oxy đi nuôi cơ thể, vì vậy, hầu hết các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng. Các biểu hiện của suy tim trái có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, bao gồm:
- Khó thở: Ban đầu, triệu chứng khó thở chỉ xảy ra khi người bệnh vận động nặng, chẳng hạn như leo cầu thang hoặc tập thể dục. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, tình trạng khó thở, thở khò khè xuất hiện cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc ngủ.
- Thường xuyên tỉnh giấc đột ngột vào ban đêm, thở gấp, thở nhanh.
- Cơ thể mệt mỏi thường xuyên, hay bị chóng mặt và giảm khả năng tập trung (hãy phân biệt với mệt mỏi do lao động quá sức, áp lực công việc). Khi mức độ suy tim nặng hơn, người bệnh cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi thực hiện hoạt động ngày thường như đi lại, dọn nhà...
- Mất cảm giác ngon miệng, hay bị buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.
- Tim đập nhanh bất thường (đánh trống ngực), tình trạng nặng dần theo thời gian. Điều này do khả năng bơm hút máu yếu và cơ tim phải hoạt động nhiều lần hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Nhiều trường hợp nhịp tim đập nhanh khiến người bệnh cảm thấy lo âu, bồn chồn mà không có nguyên nhân.
Hãy đi kiểm tra nếu bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, mất sức, kém tập trung
Dấu hiệu suy tim phải
Buồng tim phải có nhiệm vụ bơm máu lên động mạch phổi để thực hiện quá trình thải CO2 và nhận Oxy. Bệnh suy tim phải thường phát triển sau các bệnh phổi mãn tính hoặc suy tim trái... Các triệu chứng cơ năng của suy tim phải thường là:
- Máu bị ứ đọng tại các cơ quan, mao mạch và động mạch gây ra phù nề, đặc biệt là tay, chân, bụng. Tình trạng phù thường xuất hiện ở bàn chân, mắt cá chân và nặng hơn vào buổi chiều. Đây là lý do người bệnh đi vừa giày, dép vào buổi sáng nhưng đến chiều lại cảm thấy chật.
- Khó thở, hay bị hụt hơi, ho dai dẳng không rõ nguyên nhân, ho khan hoặc ho ra bọt hồng. Ở người suy tim nặng, người bệnh bị ho khi nằm và phải ngồi dậy thì thì tình trạng này mới cải thiện. Chức năng tim suy yếu và máu bị ứ tại phổi là nguyên nhân dẫn đến ho, ho khan.
- Mệt mỏi, tím tái vì lưu thông máu kém, giảm hoạt động của mọi cơ quan. Máu bị tích tụ gây ra tình trạng tím tái ở môi và đầu các chi, đặc biệt là ở chi dưới.
- Chóng mặt, tê bì tay chân. Trường hợp suy tim tiến triển nặng người bệnh có thể bị ngất xỉu.
Nếu không phát hiện và điều trị từ khi chỉ mới mắc suy tim trái hoặc suy tim phải sẽ dẫn đến suy tim toàn bộ với mức độ nặng dần theo thời gian. Vì vậy, hãy chú ý đến cơ thể ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.
Suy tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Nếu bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ bị suy tim, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn chính xác.
Cách điều trị và ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển
Chẩn đoán sớm kết hợp thực hiện những điều dưới đây giúp bạn điều trị và ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng.
Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ
Giai đoạn đầu của suy tim có thể được điều trị bằng thuốc. Trường hợp suy tim quá nặng và không đáp ứng với thuốc, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp, phẫu thuật... Điều bạn cần làm là tuân thủ chỉ định để việc điều trị có kết quả tốt nhất.
Thuốc điều trị giúp giảm triệu chứng và ngừa bệnh tiến triển, nhưng sẽ tốt hơn nếu có sự kết hợp của sản phẩm thảo dược hỗ trợ. Các loại thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng đã được nghiên cứu có tác dụng giúp giảm ho, khó thở, mệt mỏi và phòng ngừa nhiều rủi ro do suy tim.
Lưu ý trong chế độ ăn và sinh hoạt
- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol xấu (thịt đỏ, nội tạng, mỡ động vật, thực phẩm chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn). Bên cạnh đó, tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi, đậu và ngũ cốc nguyên cám.
- Hạn chế thực phẩm giàu đạm, chỉ nên ăn đạm nạc từ cá, thịt trắng (một tuần nên ăn tối thiểu 2 bữa cá).
- Giảm bia rượu, cà phê, nước giải khát, thuốc lá và những chất kích thích gây hại khác.
Phương pháp giảm triệu chứng cho bệnh nhân suy tim
Sau đây là những phương pháp giúp bạn hạn chế triệu chứng của suy tim, như:
- Dùng dưới 2 lít nước/ngày (bao gồm cả nước uống và nước trong các món ăn). Nếu suy tim nặng cần giảm lượng nước xuống dưới 1 lít.
- Giảm ăn muối, khuyến cáo nên dưới 2g (lý tưởng nhất là 1.5g) mỗi ngày. Theo dõi cân nặng vào mỗi sáng thức dậy sau khi đi tiểu và trước lúc ăn sáng.
- Khi suy tim nặng, ngủ với tư thế nửa nằm, nửa ngồi sẽ giúp người bệnh hạn chế được việc bị tỉnh giấc đột ngột giữa đêm vì khó thở.
Phát hiện và điều trị sớm trong suy tim là chìa khóa quan trọng trong việc giảm tình trạng bệnh và kéo dài tuổi thọ, đặc biệt là bệnh suy tim bẩm sinh ở trẻ em. Trong thời gian điều trị, bạn hãy tái khám theo chỉ định và thông báo cho bác sĩ bất kỳ sự thay đổi thất thường nào trong cơ thể.
Suy tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Nếu bạn đang có các triệu chứng nghi ngờ bị suy tim, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn chính xác.
Nguồn tham khảo: healthline, webmd, baptisthealth, baptisthealth, nhs.uk
--------------------------------------------------------
Thông tin thêm cho bạn:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim
Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014.
Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.