Suy tim tâm trương có thể coi là điểm dừng chân cuối cùng của tất cả các bệnh tim mạch, chiếm khoảng 40-50% trên tổng số trường hợp suy tim. Điều này đủ để nói lên mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Vậy cụ thể bệnh suy tim tâm trương là gì? Làm cách nào để phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả suy tim tâm trương? Tất cả thông tin đó đều được tiết lộ qua bài viết này.

Hiểu về suy tim tâm trương để phòng và điều trị hiệu quả

Hiểu về suy tim tâm trương để phòng và điều trị hiệu quả

Suy tim tâm trương là gì?

Suy tim tâm trương là tình trạng tâm thất trái không chứa đủ lượng máu trong giai đoạn tâm trương, từ đó làm giảm lượng máu bơm ra ngoài để cung cấp cho các cơ quan của cơ thể.

Giai đoạn tâm trương là giai đoạn tim giãn nở để chứa máu đổ về tim. Vì một lý do nào đó, tim bị rối loạn chức năng tâm trương thất trái hoặc tổn thương thực thể, dẫn đến sự suy giảm khả năng tiếp nhận máu. 

Phân suất tống máu (EF) là thước đo cho khả năng bơm máu của tim. Do đó, trong suy tim tâm trương, phân suất tống máu không bị ảnh hưởng (EF% > 50%).

Suy tim tâm trương còn được gọi là “suy tim với phân suất tống máu bảo tồn”.

Nguyên nhân suy tim tâm trương

Nguyên nhân chủ yếu của suy tim tâm trương là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi tuổi cao, cơ tim có xu hướng cứng lại, làm giảm khả năng giãn nở để tiếp nhận máu.

Ngoài lão hóa, các nguyên nhân gây bệnh suy tim tâm trương phổ biến khác bao gồm:

- Tăng huyết áp: Huyết áp cao khiến tim phải làm việc mạnh hơn để bơm máu hiệu quả. Lâu dần, cơ tim bị dày hơn, cứng lại và gây suy tim tâm trương.

- Bệnh động mạch vành: Lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa động mạch hoặc co thắt mạch vành.

- Bệnh cơ tim phì đại: Cơ tim bị dày lên, thể tích tâm thất trái bị thu hẹp nên không chứa đủ lượng máu cần thiết.

- Hẹp van động mạch chủ: Làm cho tâm thất trái không đưa được hết máu ra ngoài tim để đi nuôi cơ thể. Lượng máu còn sót lại sẽ cản trở sự co giãn bình thường của tim.

- Rối loạn nhịp tim: Làm giảm thời gian máu đổ đầy tâm thất trái.

- Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao gây viêm mạn tính, stress oxy hóa làm cơ tim dày và cứng hơn.

- Béo phì: Tim phải hoạt động nhiều hơn để nuôi dưỡng cơ thể, dẫn đến cơ tim dày và suy tim tâm trương.

Hầu hết các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây suy tim tâm trương

Hầu hết các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây suy tim tâm trương

Triệu chứng của bệnh suy tim tâm trương

Các triệu chứng của suy tim tâm trương có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Thức giấc vào ban đêm vì khó thở, đặc biệt là khi nằm ở tư thế đầu thấp, nằm thẳng.
  • Khó thở, thở gấp hoặc hụt hơi khi tập thể dục mạnh, làm việc gắng sức.
  • Ho, khò khè, đôi khi có đờm trắng hoặc hồng.
  • Mệt mỏi, khó tập trung.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Chán ăn và buồn nôn.
  • Sưng mắt cá chân, bàn chân, chân hoặc bụng.
  • Tăng cân bất thường.

Thực tế, ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của suy tim tâm trương khá mờ nhạt. Do đó, ngay cả khi chưa có triệu chứng mà chỉ mắc các bệnh liên quan như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, cơ tim phì đại… người bệnh đều cần kiểm soát các yếu tố liên quan để phòng ngừa suy tim tâm trương.

Đối với người bệnh suy tim tâm trương đã có các triệu chứng khó thở, hụt hơi, nhịp tim nhanh… cần phải có những giải pháp phù hợp để cải thiện triệu chứng và ngăn cản suy tim tâm trương tiến triển.

Hiện nay, một số giải pháp từ thảo dược được đánh giá cao trong việc hỗ trợ giảm khó thở, hụt hơi, mệt mỏi, phù… do suy tim. Bạn hãy liên hệ với chuyên gia tim mạch theo số bên dưới để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp này.

ITK-219.png

Chẩn đoán suy tim tâm trương

Để xác định người bệnh có bị suy tim tâm trương hay không, ngoài hỏi về các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Xác định các chỉ số glucose máu, cholesterol máu, protein máu… có thể liên quan đến bệnh lý tim mạch.
  • Chụp X-quang ngực: Xét nghiệm hình ảnh của phổi, tim và động mạch chủ.
  • Siêu âm tim: Cho thấy hình ảnh chuyển động của buồng tim và van tim, đánh giá sơ bộ rối loạn chức năng tâm trương.
  • Điện tâm đồ: Đo lường hoạt động điện của tim, xác định tim có hoạt động gắng sức hoặc có bị tổn thương thực thể không.
  • Kiểm tra mức độ căng thẳng: Được sử dụng cùng điện tâm đồ để đánh giá những thay đổi về nhịp tim, điện tim, huyết áp khi vận động.

Suy tim tâm trương có nguy hiểm không?

Suy tim tâm trương là bệnh lý mạn tính nguy hiểm bởi các lý do sau:

Thứ nhất: Thời điểm phát hiện bệnh muộn do các triệu chứng mờ nhạt.

Thứ hai: Việc điều trị khá khó khăn do tiên lượng bệnh rất khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và mức độ đáp ứng điều trị với thuốc.

Thứ ba: Thông thường, người bệnh suy tim tâm trương sẽ mắc kèm với các bệnh lý tim mạch khác, kéo theo đó là hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng. Ví dụ như người bệnh suy tim tâm trương mắc kèm bệnh mạch vành, tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao; còn khi mắc kèm bệnh van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, người bệnh phải đối mặt với cơn phù phổi cấp ảnh hưởng đến tính mạng.

Hiện nay, ngay cả các chuyên gia cũng không thể khẳng định chắc chắn đâu là giải pháp hiệu quả nhất để điều trị suy tim tâm trương. Do đó, người bệnh cần phải phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát suy tim tiến triển, hạn chế những hậu quả nguy hiểm.

Người bệnh phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm do suy tim tâm trương

Người bệnh phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm do suy tim tâm trương

Người bệnh suy tim tâm trương sống được bao lâu?

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, tuổi thọ người bệnh sau khi được chẩn đoán suy tim tâm trương có thể duy trì được như sau:

  • Tỉ lệ sống sót sau 1 năm: 80 - 90%.
  • Tỉ lệ sống sót sau 5 năm: 50 - 60%.
  • Tỉ lệ sống sót sau 10 năm: 30%.

Lưu ý, đây chỉ là các con số tham khảo. Người bệnh hoàn toàn có thể duy trì tốt sức khỏe và kéo dài tuổi thọ hơn 10 năm nếu kiểm soát tốt triệu chứng và các yếu tố nguy cơ làm tăng tiến triển của suy tim.

Cần làm gì để phòng và điều trị suy tim tâm trương hiệu quả?

Không có một phương pháp nào có thể chữa khỏi suy tim tâm trương. Các biện pháp điều trị nhằm hướng tới mục tiêu chung là kiểm soát triệu chứng và ngăn suy tim tiến triển.

Thay đổi thói quen tốt cho tim mạch

Một số thói quen có lợi cho tim mạch sẽ giúp ích rất nhiều trong kiểm soát điều trị suy tim tâm trương như:

  • Có chế độ ăn nhạt để tránh làm tăng huyết áp, tăng áp lực cho tim.
  • Vận động thể chất ở mức độ vừa phải sẽ giúp tăng lưu thông tuần hoàn và giảm gánh nặng cho tim.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân đối với người bệnh thừa cân, béo phì.
  • Tránh hút thuốc. Thuốc lá là kẻ thù hàng đầu đối với các bệnh lý tim mạch, làm hỏng mạch máu, tăng huyết áp, giảm lượng oxy trong máu, khiến tim đập nhanh hơn và gia tăng sự tiến triển của suy tim tâm trương.
  • Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc để trái tim được thư giãn đúng cách.

Thay đổi lối sống để hạn chế suy tim tâm trương tiến triển

Thay đổi lối sống để hạn chế suy tim tâm trương tiến triển

Sử dụng thuốc điều trị suy tim tâm trương

Thuốc có thể được sử dụng để điều trị và làm giảm triệu chứng của suy tim tâm trương bao gồm:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) giúp kiểm soát huyết áp, cải thiện lưu thông máu. Các thuốc thường dùng là Enalapril, Lisinopril, Perindopril… Trong đó Perindopril được cho là có lợi thế trong cải thiện khả năng gắng sức.
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) có tác dụng tương tự nhóm ức chế men chuyển nhưng ít gây ho và phù mạch hơn. Thuốc thường được lựa chọn khi người bệnh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng ACE. Các thuốc thường dùng là: Valsartan, Candesartan.
  • Thuốc chẹn beta (Carvedilol, Bisoprolol, Metoprolol) làm giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim trong trường hợp nhịp tim nhanh.
  • Thuốc chẹn kênh canxi (Amlodipine, Felodipine) và thuốc giãn mạch nitrat (Nitroglycerin) giúp làm tăng lưu lượng máu, tăng dưỡng chất nuôi cơ tim.
  • Thuốc lợi tiểu như Spironolactone (Aldactone) làm giảm thể tích tuần hoàn trong cơ thể, giảm gánh nặng cho tim.
  • Thuốc trợ tim Digoxin dùng trong một số giai đoạn có thể làm tăng cường sức co bóp của tim.

Sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Những lợi ích từ việc kết hợp Đông - Tây y trong điều trị các bệnh lý mạn tính như suy tim tâm trương là không cần bàn cãi. Chỉ có điều, người bệnh cần lựa chọn sản phẩm thảo dược ra sao để đảm bảo an toàn và có được kết quả tốt nhất.

Các chuyên gia tim mạch đều đồng thuận rằng, một sản phẩm thảo dược tốt phải được trải qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn. Kết quả nghiên cứu nếu được công nhận từ tạp chí y học quốc tế thì càng tốt.

Việc sử dụng sản phẩm thảo dược như vậy sẽ hỗ trợ người bệnh suy tim tâm trương giảm nhẹ các triệu chứng khó thở, mệt, ho, phù, đau ngực…, hỗ trợ giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, hỗ trợ giảm nguy cơ biến cố tim mạch nguy hiểm như suy tim toàn bộ, đột quỵ, nhồi máu tim.

Đẻ tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp thảo dược trong hỗ trợ điều trị suy tim tâm trương, hãy liên hệ ngay với chuyên gia tim mạch theo số:

ITK-219.png

Can thiệp phẫu thuật khi cần thiết

Nếu thay đổi lối sống và sử dụng thuốc không thấy hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật trong điều trị suy tim tâm trương bao gồm: Nong mạch và đặt stent, sửa van tim hoặc thay van tim.

Tin chắc đến đây, bạn đã có được những thông tin hữu ích để phòng và điều trị hiệu quả suy tim tâm trương. Bằng cách phối hợp tốt các giải pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, suy tim tâm trương nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung sẽ không trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn.

 

Tham khảo: webmd.com, medicalnewstoday.com, aafp.org