Một khi bị suy tim, gặp phải biến chứng là điều khó tránh khỏi, chỉ có điều là bạn đối mặt với nó như thế nào, chấp nhận gánh chịu hay tìm cách phòng ngừa và cải thiện.
Những biến chứng suy tim nguy hiểm, rất dễ gây tử vong đột ngột nếu không xử lý ngay lập tức. Nhưng suy tim có thể điều trị kéo dài, phòng được biến chứng nếu bạn tích cực trong điều trị.
Suy tim dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, cần cảnh giác để phòng ngừa
Suy tim có dễ gây biến chứng?
Trái tim bơm máu đi khắp các cơ quan, bao gồm cả não bộ để chúng duy trì hoạt động bình thường. Khi cơ tim yếu đi, cơ thể bị thiếu máu nên tất cả mọi hoạt động sống bị đình trệ. Điều này diễn ra trong thời gian dài dẫn đến tổn thương các cơ quan và ngay cả trái tim cũng bị ảnh hưởng. Bệnh dễ dàng gây biến chứng, nhất là giai đoạn suy tim độ 3, 4.
Các rủi ro do suy tim cần hết sức cảnh giác
Biến chứng của bệnh suy tim phát triển khi bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng, mà phổ biến nhất là:
Biến chứng tại tim
- Rối loạn nhịp tim: Cơ tim quá yếu không thể co bóp đúng với xung điện tim, dễ gây ra rối loạn nhịp tim.
- Nhồi máu cơ tim: Việc tích tụ máu trong tim lâu ngày dễ dàng hình thành cục máu đông. Khi cục máu đông này lớn ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến nuôi cơ tim gây ra nhồi máu cơ tim. Người bệnh nhanh chóng tử vong sau vài giờ nếu không cấp cứu sớm.
- Nguy cơ hỏng van tim: Cơ tim phì đại vì làm việc quá nhiều để bơm máu cũng có thể dẫn đến kéo dãn van tim.
- Đột tử: Đây là biến chứng của suy tim đáng lo ngại, thường do rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh thất hoặc rung tâm thất). Đột tử cũng có thể xảy ra ở người suy tim nặng vì cơ tim quá yếu, đột ngột ngừng phản ứng với tín hiệu điện của tim.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng của suy tim toàn bộ thường gặp nhất
Biến chứng ngoài tim
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Giảm hoạt động bơm máu của tim cướp đi nguồn máu cần thiết của mô. Điều này khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung vào công việc.
- Biến chứng phổi: Phát triển ở những người suy tim có tắc nghẽn phổi kéo dài hoặc nặng. Thường gặp nhất là viêm phổi, thuyên tắc phổi, phù phổi cấp và tràn dịch màng phổi. Đặc biệt là cơn phù phổi cấp có thể gây tử vong trước khi được cấp cứu.
- Đột quỵ: Đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là hậu quả của cục máu đông hình thành trong tim. Bệnh gây ra cái chết thầm lặng cho rất nhiều người, nếu cứu được hầu như cũng phải gánh chịu tàn tật suốt đời.
- Suy nội tạng: Đây cũng là hậu quả của suy giảm bơm máu. Ngoài những tổn thương thần kinh, chức năng thận suy giảm (suy thận) và rối loạn tiêu hóa là biến chứng dễ nhận thấy nhất.
- Tổn thương gan: Gan không có đủ lượng máu cần thiết khi cơ tim suy nhược. Cùng với đó, sự ứ dịch làm tăng áp lực trên tĩnh mạch cửa, hạn chế máu đi vào gan. Điều này làm suy giảm hoạt động chức năng gan cũng như gây sẹo trong gan.
Cách giảm nhẹ bệnh, hạn chế biến chứng hiệu quả
Chưa có thuốc chữa khỏi suy tim, nhưng có thể trì hoãn bệnh và cải thiện triệu chứng bằng cách tuân thủ chiến lược điều trị dưới đây:
Lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt khi chăm sóc bệnh nhân suy tim
- Tăng cường chất xơ, có trong rau xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây; nhưng nên tránh rau cải, các món đồ chua lên men.
- Hạn chế đồ ăn giàu đạm, chỉ nên ăn cá và thịt gà nạc.
- Không ăn thịt đỏ, da, nội tạng động vật và các loại đồ hộp, đồ chiên xào nhiều lần.
- Chỉ uống nước khi khát, giới hạn dưới 2 lít. Riêng người suy tim nặng chỉ uống dưới 1 lít.
- Ăn nhạt nhất có thể, tốt nhất là dưới 1.5g muối mỗi ngày. Người bệnh suy tim giai đoạn cuối có thể phải ăn nhạt hoàn toàn.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Vận động vừa sức 30 phút mỗi ngày, tránh gắng sức.
- Ngủ đủ 8 tiếng và duy trì tâm lý lạc quan.
- Theo dõi cân nặng, huyết áp hằng ngày. Nếu tăng trên 0.9 kg/ngày hoặc 2.0 kg/tuần cần đi khám lại ngay.
Ăn nhiều chất xơ có lợi cho việc giảm biến chứng suy tim
Sử dụng thuốc điều trị đúng loại, đúng liều, đúng thời điểm
Thông thường người bệnh suy tim phải sử dụng nhiều thuốc khác nhau để kiểm soát triệu chứng. Việc kê thuốc điều trị suy tim nào phụ thuộc vào tiến triển bệnh cũng như các bệnh lý mắc kèm khác
Những thuốc này có thể khác nhau về liều lượng, thời gian sử dụng. Để tránh nhầm lẫn và bỏ quên, người bệnh có thể phân chia sẵn thuốc theo từng ngày, ghi chú nhắc nhở hoặc nhờ người thân giúp đỡ.
Can thiệp hoặc phẫu thuật sớm khi có chỉ định
Can thiệp ngoại khoa là bắt buộc nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc để điều chỉnh rối loạn cấu trúc tim. Gồm có:
- Cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim để khắc phục rối loạn nhịp tim và giúp tim co bóp tốt hơn.
- Phẫu thuật van tim hoặc nong mạch vành nếu hẹp hở van hay bệnh mạch vành là nguyên nhân dẫn đến suy tim.
- Ghép tim khi suy tim đã quá nặng, không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào khác
Việc người bệnh cần làm là chuẩn bị kinh tế cũng như tâm lý để sẵn sàng cho ca phẫu thuật.
Bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược
Thảo dược không thể thay thế được thuốc tây nhưng nó là giải pháp kết hợp hoàn hảo giúp nâng cao tối đa hiệu quả điều trị. Trong đó, Đan sâm, Hoàng đằng là hai dược liệu được đánh giá cao bởi khả năng ngừa tăng huyết áp, xơ vữa mạch, giãn mạch máu, ổn định nhịp tim, tăng sức co bóp cho cơ tim. Bổ sung thường xuyên giúp giảm nhanh biểu hiện của suy tim và phòng ngừa biến chứng bệnh hiệu quả.
Khi bạn chăm sóc trái tim tốt hơn, bạn càng ít gặp phải các biến chứng suy tim. Vì vậy, hãy điều trị và phòng ngừa từ khi được chẩn đoán bệnh hoặc khi có dấu hiệu suy tim.
Nguồn tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/symptoms-and-complications-of-heart-failure-4161320
https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/heart-failure-complications#2
https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/heart-failure-treatment#2