Triệu chứng phù do suy tim sẽ có những đặc điểm riêng biệt, khác với phù do các nguyên nhân khác. Khi xuất hiện phù do suy tim, rất có thể bệnh tim của bạn đang trở nặng, cần được điều trị sớm để giảm gánh nặng cho tim.
Phù do suy tim: Dấu hiệu cảnh báo suy tim trở nặng
Cơ chế phù trong suy tim
Khi bị suy tim, chức năng dẫn máu đi nuôi cơ thể và thu hồi máu từ các cơ quan về tim đều bị kém hiệu quả. Máu không thể chảy về tim sẽ bị ứ lại tại các cơ quan. Ứ ở cơ quan nào thì sẽ gây phù cơ quan đó.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phù do suy tim như:
- Ăn nhiều đồ ăn mặn.
- Ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai.
- Người bệnh suy tim mắc kèm các bệnh lý nền khác như suy thận, xơ gan, bệnh phổi, suy tĩnh mạch.
Đặc điểm của phù do suy tim
Phù do suy tim là phù mềm, phù trắng, ấn lõm. Vết lõm thường không biết mất ngay mà có thể tồn tại vài phút, không gây đau.
Triệu chứng phù do suy tim biểu hiện rõ nhất vào buổi chiều hoặc khi đứng lâu, giảm vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy hoặc khi nằm nghỉ ngơi. Phù thường xuất hiện nhiều ở bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân (phù chi dưới). Một số ít trường hợp có thể bị phù ở cánh tay, bàn tay. Đặc biệt, với người mắc suy tim phải rất dễ bị phù bụng, ứ dịch tại gan dẫn đến xơ gan, cổ trướng.
Các triệu chứng xuất hiện cùng phù
Phù do suy tim thường xuất hiện cùng các triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi, khó thở (đặc biệt khi nằm hoặc khi gắng sức).
- Nhịp tim nhanh, hồi hộp, khó tập trung.
- Ho dai dẳng, uống thuốc ho không cải thiện.
- Tiểu đêm nhiều.
- Tăng cân đột ngột.
- Đau ngực.
Thăm khám kịp thời khi phù do suy tim xuất hiện cùng nhiều triệu chứng khác
Càng nhiều triệu chứng xuất hiện càng chứng tỏ suy tim ở mức độ nặng (suy tim độ 3, độ 4). Người bệnh cần bắt buộc phải thực hiện đồng thời nhiều giảm pháp để giảm thiểu tình trạng phù, giảm gánh nặng cho tim, hạn chế nguy cơ tử vong do suy tim giai đoạn cuối.
Phương pháp giảm nhẹ phù do suy tim
Một số biện pháp giúp giảm ứ đọng máu và dịch tại vị trí phù, từ đó giảm phù do suy tim hiệu quả như:
Giảm lượng muối trong chế độ ăn
Chế độ ăn mặn sẽ tăng tích nước cho cơ thể và làm nặng hơn tình trạng phù. Do đó, bác sĩ khuyên người bệnh suy tim nên ăn nhạt, ít chấm muối, nước mắm, ít ăn thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều “muối ẩn” như xúc xích, thịt hun khói, giò chả, dưa cà muối…
Tập luyện thể dục vừa phải
Tập thể dục giúp tim hoạt động hiệu quả, tăng cường lưu thông máu, giảm ứ trệ tuần hoàn và giảm phù.
Tuy nhiên, khi bị phù do suy tim, người bệnh chỉ nên tập thể dục nhẹ nhàng, vận động tại chỗ, vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe. Các môn thể thao ưa chuộng đó là đi bộ, đạp xe, yoga, thái cực quyền.
Theo chuyên gia tim mạch, người bệnh suy tim nên vận động tối thiểu 30 phút/ ngày, 3 ngày/ tuần. Tập thể dục quá ít thường không cho hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng thuốc điều trị suy tim để giảm phù
Người bệnh bị phù do suy tim có thể được sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu giảm phù do giảm thể tích dịch trong cơ thể.
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARB) giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu.
- Thuốc chẹn beta làm giảm gánh nặng cho tim.
Cải thiện phù do suy tim nhờ thảo dược
Cho dù không thay thế được thuốc tây y nhưng giải pháp từ thảo dược lại được đề cao về tính an toàn, hỗ trợ làm chậm tiến triển của các bệnh mạn tính như suy tim.
Đặc biệt tại Việt Nam, một sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau ngực, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, ức chế xơ vữa mạch vành. Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu của Canada.
Phát hiện sớm phù do suy tim và có giải pháp giảm phù đúng đắn là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa suy tim tiến triển. Hy vọng nhờ những hiểu biết trên, bệnh phù tim sẽ không trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn.
Tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com, uihc.org