Nếu biết cách trì hoãn bệnh suy tim hiệu quả, bạn có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Vậy suy tim độ mấy là nặng nhất? Bạn sẽ có được câu trả lời ngay sau đây.

Suy tim xảy ra khi cơ tim bị tổn thương và không thể bơm máu hiệu quả nữa. Bệnh suy tim được phân chia thành các cấp độ tùy theo mức nặng nhẹ. Người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng ở giai đoạn trước nhưng vẫn phải chuẩn bị tâm thế đối mặt với giai đoạn cuối.

Hãy cùng tìm hiểu về các cấp độ của bệnh suy tim để bạn có thể tìm cách đẩy lùi giai đoạn nặng nhất cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất nhé!

Các cấp độ của bệnh suy tim

Theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim 4 cấp độ sau đây thể hiện mức độ nghiêm trọng của triệu chứng suy tim:

Suy tim độ 1

Cơ thể hoạt động bình thường, không xuất hiện triệu chứng nên nhiều người không phát hiện ra mình có bệnh.

Suy tim độ 2

Cơ thể thoải mái khi nghỉ ngơi nhưng khi gắng sức nhẹ thì thấy mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực.

Suy tim độ 3

Người bệnh chỉ làm những việc đơn giản hằng ngày cũng thấy mệt, cơ thể dễ chịu hơn lúc nghỉ.

Suy tim độ 4

Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu khi hoạt động, triệu chứng suy tim xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, càng vận động lại càng mệt mỏi và khó thở.  

 

Ở Giai đoạn suy tim nặng nhất, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt

Ở Giai đoạn suy tim nặng nhất, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt

Vậy người bệnh suy tim độ mấy là nặng nhất?

Suy tim độ 4 là nặng nhất bởi triệu chứng len lỏi cả vào trong giấc ngủ khiến người bệnh vừa mệt mỏi lại vừa hoang mang với nỗi ám ảnh về chết chóc.

Mệt mỏi: Người bệnh mệt mỏi đến cực độ và đôi khi nghỉ ngơi cũng không giảm bớt. Nguyên nhân có thể là thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm hoặc phải mất nhiều sức cho các hoạt động thể chất.

Khó thở: Đây là triệu chứng có thể xuất hiện cả khi hoạt động lẫn nghỉ ngơi, nhiều người bệnh phải đi bệnh viện cấp cứu gấp trong đêm khuya

Ho mạn tính: Ho hoặc thở khò khè có kèm chất nhầy màu trắng hoặc hồng. Triệu chứng xảy ra vì tim quá yếu, không thể kịp thời đưa máu di chuyển giữa tim và phổi khiến chất lỏng ứ lại tại phổi.

Phù: Triệu chứng phù rõ ở tứ chi, nhất là bàn chân, mắt cá chân hoặc bụng cũng do ứ đọng chất lỏng trong cơ thể vì tim bơm máu yếu.

Nhịp tim nhanh: Tim đập nhanh hơn để nỗ lực bù máu cho cơ thể, làm người bệnh hồi hộp lo lắng, đánh trống ngực.

Lú lẫn: Tim giảm hoạt động có thể làm thay đổi nồng độ natri trong máu, gây mất trí nhớ, hay nhầm lẫn và cảm giác mất phương hướng.

Ăn không ngon miệng: Khi hệ thống tiêu hoá nhận được ít máu hơn, bệnh nhân luôn cảm thấy no đầy bụng hoặc buồn nôn dẫn đến chán ăn hoặc bỏ ăn.

Suy tim độ 4 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào rủi ro gặp phải các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy gan, suy thận, thậm chí là đột tử do ngừng tim đột ngột. Tuy nhiên, nếu người bệnh biết cách trì hoãn bệnh tim tiến triển nặng thì sẽ có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

Cách trì hoãn bệnh suy tim tiến triển nặng

Người bệnh tim có thể áp dụng các cách sau đây để ngăn ngừa biến chứng và trì hoãn bệnh suy tim tiến triển nặng.

Điều trị bệnh suy tim bằng thuốc

Nhiều người bệnh tiến triển thành suy tim độ 4 là do không đáp ứng thuốc trước đây, tuy nhiên một số loại thuốc khác có thể sẽ giúp trì hoãn suy tim trở nặng.

Tuỳ vào tình trạng của từng người, bác sĩ có thể phối hợp các loại thuốc phổ biến sau đây để đạt được mục tiêu:

Suy tim độ 4 là nặng nhất khiến biểu hiện khó thở, mệt xuất hiện cả khi nghỉ ngơi

Suy tim độ 4 là nặng nhất khiến biểu hiện khó thở, mệt xuất hiện cả khi nghỉ ngơi

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Bác sĩ có thể đề nghị can thiệp cấy máy khử rung tim. Thiết bị này giúp tim đập trở lại theo nhịp bình thường để tránh tình trạng tim đột ngột ngừng đập vì quá suy yếu. Ngoài ra, máy bơm tim đặc biệt có thể được ứng dụng để tim đưa máu đi nuôi cơ thể tốt hơn hoặc máy thở để hô hấp được dễ dàng hơn.

Phẫu thuật ghép tim

Một trái tim mới khỏe mạnh từ người hiến tặng có thể cải thiện triệu chứng của bạn và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, việc tìm được tim phù hợp cũng không phải dễ dàng. Chưa kể sau ghép tim, người bệnh phải tiếp tục dùng thuốc để cơ thể thích nghi với trái tim mới.

Chăm sóc giảm nhẹ

Kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân suy tim độ 4 giúp giảm khó chịu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho những người bị bệnh nặng. Ngoài phương pháp chính yếu là giảm đau, người bệnh cần lưu ý các điều sau đây. 

  • Kê cao gối khi ngủ, giảm bớt chứng khó thở và mất ngủ vì khó thở
  • Dùng ống thông dạ dày nếu người bệnh không thể tự ăn uống
  • Ăn những đồ lỏng nhẹ dễ tiêu, hạn chế thực phẩm khó tiêu như thịt cá, đồ chua, rau cải…
  • Hạn chế ăn muối dưới 0.5g và giới hạn lượng dịch nạp vào dưới 1.5 – 2 lít/ngày để tránh việc tích tụ dịch gây tăng phù
  • Không uống rượu hoặc chỉ uống dưới 1 ly rượu vang/nửa lon bia/1 cốc rượu mạnh mỗi ngày
  • Bỏ thuốc lá, không dùng chất gây nghiện
  • Nghỉ ngơi thường xuyên hơn nhưng cũng nên vận động đôi chút để máu được lưu thông
  • Tiêm phòng cúm và viêm phổi phế cầu
  • Trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn nếu quan hệ tình dục, nếu bệnh ổn định có thể sinh hoạt bình thường nhưng phải lưu ý nếu sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương
  • Nhờ người nhà xoa bóp tay chân để giảm đau và tăng lưu thông máu

Máy thở oxy được sử dụng khi chăm sóc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Máy thở oxy được sử dụng khi chăm sóc bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối

Bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp điều trị và suy tim nên ăn uống như thế nào, người bệnh còn có thể bổ sung sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người suy tim có chứa các thảo dược quý như rễ Hoàng đằng, Đan sâm, cao Natto để nâng cao hiệu quả điều trị. Những dược liệu này có khả năng giảm huyết áp, hạ mỡ máu, tăng sức bền cho cơ tim, thúc đẩy tuần hoàn trong cơ thể và ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.  Người bệnh có thể tìm đến các loại thảo dược quý này trong thực phẩm chức năng (TPCN) có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện lớn tại Hà Nội và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada năm 2014.

Suy tim độ 4 là cấp độ nặng nhất, nhưng không có nghĩa là người bệnh hết cơ hội sống lâu dài. Chỉ cần bạn luôn lạc quan, dùng thuốc đều đặnthăm khám định kỳ, bạn sẽ ngăn chặn sớm rủi ro và sống khỏe mạnh hơn. 

Nguồn tham khảo: crossroadshospice.com webmd.com heart.or