Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh, cũng như các bậc cha mẹ khi có con gặp phải tình trạng này. Dưới đây là lời giải cho câu hỏi này cũng như cách chung sống khỏe mạnh với bệnh.
Bệnh tim bẩm sinh là một hoặc nhiều vấn đề về cấu trúc của tim tồn tại từ trong bào thai cho đến khi sinh ra. Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn và trẻ em có thể làm thay đổi lưu lượng máu chảy qua tim, gây ra các triệu chứng và biến chứng từ nhẹ tới nặng.
Thời gian sống của người bệnh tim bẩm sinh có thể dài ngắn khác nhau
Thời gian sống của người mắc bệnh được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng nhẹ, thời gian chẩn đoán, độ tuổi, diễn tiến của bệnh và các bệnh nền có sẵn.
Một nghiên cứu khoa học cho biết, người mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sống đến 75 tuổi, trong khi người có trái tim khỏe mạnh có tuổi thọ trung bình là 79.
Theo các chuyên gia y tế, người bị bệnh tim bẩm sinh có tỷ lệ sống cao và thời gian sống lâu hơn là do:
- Hoàn toàn có thể được chữa khỏi khi sử dụng phương pháp phẫu thuật với các dị tật bẩm sinh thường rất đơn giản.
- Công nghệ và quy trình tiên tiến giúp phát hiện khuyết tật tim bẩm sinh sớm và chính xác hơn. Ở tuần thứ 18 của thai kỳ, có thể phát hiện được thai nhi có mắc bệnh tim bẩm sinh hay không bằng phương pháp siêu âm.
- Ngày nay, có nhiều kỹ thuật phẫu thuật mới giúp điều trị các trường hợp dị tật phức tạp hiệu quả hơn.
- Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau hậu phẫu chuyên sâu tốt hơn.
Bệnh tim bẩm sinh cần được mổ trước 5 tuổi để đạt được hiệu quả tốt nhất
Khi được phẫu thuật và trải qua quá trình hồi phục hậu phẫu, bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống thường nhật, phát triển như người bình thường. Sau đó, hoàn toàn có thể lập gia đình, sinh con đẻ cái, sống cuộc sống của một người bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, dị tật ở trong tình trạng nặng có thể khiến trẻ tử vong ngay sau khi chào đời hoặc tử vong sớm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Rủi ro ở người mắc bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh có thể góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe khác nếu không được điều trị. Thậm chí nhiều người đã điều trị khuyết tật tim bẩm sinh vẫn có nguy cơ gặp phải biến chứng sau nhiều năm.
Các biến chứng của bệnh tim bẩm sinh ở người lớn bao gồm:
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim): Tín hiệu tim bị lỗi khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Ở một số người, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể gây đột quỵ hoặc đột tử nếu không được điều trị. Mô sẹo trong tim từ các ca phẫu thuật trước đó có thể góp phần gây ra biến chứng này.
- Nhiễm trùng tim (viêm nội tâm mạc): Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu qua các vết thương hở và di chuyển đến lớp lót bên trong của tim (nội tâm mạc). Nếu không được điều trị, nhiễm trùng này có thể làm hỏng hoặc phá hủy van tim hoặc gây đột quỵ. Nếu bạn có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng sinh một giờ trước các can thiệp nha khoa.
- Đột quỵ: Khiếm khuyết tim bẩm sinh có thể vô tình cho phép cục máu đông đi qua tim và đi đến não gây đột quỵ não.
- Tăng áp động mạch phổi: Một số dị tật tim bẩm sinh làm tăng lượng máu đến phổi, gây áp lực lên phổi, lâu dần sẽ khiến cho cơ tim yếu đi.
- Suy tim: (suy tim sung huyết): xảy ra sau một thời gian dài tim hoạt động gắng sức, tim suy yếu làm cho nó không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Tip giúp bạn chung sống “hòa bình” với bệnh tim bẩm sinh
Để có một trái tim khỏe, hãy sống lành mạnh và có ý thức chủ động trong việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh. Cụ thể, bạn cần tuân thủ:
- Chế độ sinh hoạt khoa học: Những người mắc bệnh về tim cần hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, có ga, không hút thuốc lá. Có thể hạn chế lượng chất lỏng nạp vào (uống dưới 1,5-2 lít chất lỏng mỗi ngày, tính cả nước trong rau củ, canh, nước uống) để giảm tải gánh nặng cho thận.
- Tập thể dục thường xuyên: Lựa chọn các bài tập phù hợp theo sức khỏe và có sự tham vấn của bác sĩ. Nên ưu tiên các môn thể thao cường độ nhẹ như đi bộ, bơi lội, đạp xe, …
- Tái khám định kỳ thường xuyên ngay cả khi không có triệu chứng bất thường để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Thông thường tần suất tái khám cho người bệnh tim bẩm sinh là 2-3 tháng/lần
Người bị bệnh tim bẩm sinh hoàn toàn có thể sống thọ như người bình thường nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý
Tập thể dục đúng cách sẽ giúp trái tim khỏe mạnh hơn
Một số loại bệnh tim bẩm sinh có yếu tố di truyền, tức là người trong gia đình mắc thì bố mẹ hoặc anh chị em có khả năng cao bị bệnh. . Nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh tim bẩm sinh, việc sàng lọc yếu tố di truyền có thể giúp xác định nguy cơ mắc một số dị tật tim ở những đứa trẻ sau này.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu?”, các biến chứng nặng nề và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy bình luận ngay bên dưới hoặc gọi tới hotline 0981 238 219 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Nguồn tham khảo:
https://www.everydayhealth.com