Hở van tim 1/4 là mức độ hở van nhẹ nhất, chưa nguy hiểm và chưa cần điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân cần chủ động phòng bệnh để trì hoãn van tim hở nặng hơn. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được 3 cách cải thiện sức khỏe khi bị hở van 1/4 rất hiệu quả đấy!

Hở van tim 1/4 là gì?

Hở van tim 1/4 là tình trạng hở van tim ở mức độ nhẹ nhất (tỷ lệ hở dưới 20%) nên lượng máu bị trào ngược lại trong thời gian đóng van ít.

Dựa vào vị trí van bị hở, có thể chia hở van tim 1/4 thành 4 loại bao gồm:

  • Hở van 2 lá 1/4
  • Hở van 3 lá 1/4
  • Hở van động mạch phổi 1/4
  • Hở van động mạch chủ 1/4

Hở van tim 1/4 là mức độ hở van nhẹ nhất, chưa nguy hiểm và chưa cần điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân cần chủ động phòng bệnh để trì hoãn van tim hở nặng hơn. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được 3 cách cải thiện sức khỏe khi bị hở van 1/4 rất hiệu quả đấy!

Hở van tim 1/4 là do lá van không đóng khít vào nhau

Hở van tim 1/4 có triệu chứng gì?

Hở van tim 1/4 thường không gây ra triệu chứng rõ rệt (trừ hở van động mạch chủ). Khi cảm nhận được sự thay đổi tiêu cực của cơ thể đồng nghĩa với dấu hiệu hở van tiến triển và phải gặp bác sĩ. 

Một số biểu hiện cảnh báo hở van tim ¼ đang dần tiến triển nặng hơn là:

  • Cảm giác hồi hộp, thỉnh thoảng bị hụt hơi
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi khi tham gia các hoạt động.
  • Mắt cá chân và bàn chân bị phù.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Khó thở, ho khan khi nằm xuống.
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
  • Chóng mặt 
  • Đau tức ngực.
  • Có thể bị ngất nếu hoạt động quá sức.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ hở van ¼, bạn cần đến bệnh viện thăm khám. Hở van tim 1/4 thường được chẩn đoán thông qua một số phương pháp như: điện tâm đồ, chụp X quang ngực, siêu âm Doppler tim, thông tim và chụp mạch.

Nguyên nhân gây nên bệnh hở van tim ¼

Có 3 nguyên nhân chính gây hở van tim 1/4 bao gồm: dị tật bẩm sinh từ lúc mới sinh ra. do thoái hóa van tim theo thời gian và do một số bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim...

Ngoài ra tình trạng hở van tim 1/4 còn do một số nguyên nhân khác kém phổ biến hơn như:

Hở van tim 1/4 có nguy hiểm không?

Hở van động mạch phổi, hở van tim 2 lá, hở van 3 lá mức độ 1/4 không nguy hiểm do không gây ảnh hưởng đến chức năng của tim và được gọi là hở van sinh lý. Có đến 70% người trưởng thành hở van 2 lá nhẹ nhưng vẫn khỏe mạnh.

Riêng với van động mạch chủ do kiểm soát quá trình máu bơm đến các cơ quan nên dù hở van động mạch chủ ở mức độ 1/4 vẫn là hở van bệnh lý và cần được điều trị.

Tuy nhiên nếu bạn chủ quan, không kiểm soát tốt, van tim hoàn toàn có thể hở nặng hơn thành hở van bệnh lý và xuất hiện nhiều rủi ro như:

  • Suy tim sung huyết: Khi trái tim phải làm việc gắng sức trong thời gian dài, tim sẽ dần bị suy yếu dần và dẫn đến suy tim.
  • Biến chứng huyết khối: Máu bị ứ đọng tại các buồng tim sẽ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Khi đó, cục máu đông có thể di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
  • Rung nhĩ: Ứ máu lâu ngày tại tâm nhĩ trái có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn.
  • Tăng áp lực động mạch phổi: Hở van 2 lá và hở van động mạch chủ có thể gây ứ máu tại phổi và làm tăng áp lực động mạch phổi.

Tim bao gồm 4 loại van chính, nếu hở van động mạch chủ dù 1/4  cũng cần điều trị ngay

Tim bao gồm 4 loại van chính, nếu hở van động mạch chủ dù 1/4  cũng cần điều trị ngay

Làm sao để hở van tim 1/4 không trở nặng?

Câu trả lời là bệnh nhân cần chủ động tăng cường sức khỏe bằng 3 cách dưới đây. Áp dụng 3 cách này, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ hở van tim tiến triển thành bệnh lý hay mắc các bệnh tim mạch khác trong tương lai. 

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, thấp tim, viêm nội tâm mạc, đường huyết, mỡ máu. Ví dụ điển hình là bệnh tăng huyết áp - đây là tác nhân làm tình trạng hở van nặng hơn và cũng là nguyên nhân gây hở van thứ phát. Bệnh nhân cần uống thuốc đúng và đủ liều bác sĩ đã chỉ định để kiểm soát tốt huyết áp và ngăn ngừa biến chứng lên van tim.

Với viêm nội tâm mạc, bạn có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng tốt do vi khuẩn gây viêm nội tâm mạc thường tấn công qua đường miệng. Nếu phải thực hiện thủ thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ bạn đang có vấn đề về van tim. Khả năng cao, bác sĩ sẽ kê đơn thêm kháng sinh để dự phòng vi khuẩn viêm nội tâm mạc cho bạn.

Điều chỉnh lối sống khoa học

Những người hở van tim 1/4 nên áp dụng ngay những lời khuyên dưới đây. Tin rằng chúng sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng hiện tại và phòng ngừa các bệnh lý tim mạch khác:

  • Không nên sử dụng các chất kích thích: cà phê, thuốc lá…
  • Hạn chế bia rượu, chỉ tối đa khoảng 1 – 2 ly hoặc bỏ hẳn.
  • Ăn giảm muối, không thêm muối, mì chính khi chế biến thức ăn, không dùng mắm chấm, tránh đồ ăn muối chua, đồ hộp, rau củ muối…
  • Giảm đường và tinh bột trắng.
  • Ăn ít những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, các tạng động vật, lòng đỏ trứng,… 
  • Nên ăn nhiều cá, đặc biệt là cá hồi, ít nhất khoảng 2 bữa ăn cá/tuần. Bởi lẽ cá rất giàu Omega 3 tốt cho sức khỏe.
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại quả tươi, giàu chất chống oxy hóa như ớt chuông, súp lơ, hành lá, táo, kiwi, hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân.
  • Ăn đồ luộc, hấp là chủ yếu. Nếu có sử dụng dầu mỡ, nên ăn dầu thực vật với lượng hạn chế
  • Tránh làm việc gắng sức, lo lắng, căng thẳng. Giữ tâm lý ổn định, lạc quan. Khi căng thẳng bạn có thể tìm cách thư giãn, hít sâu thở chậm.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, thiền...

Đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Đi bộ hoặc chạy bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Điều trị nội khoa tích cực

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng bạn cần có hướng điều trị bệnh hở van tim 1/4 nội khoa tích cực. Thông thường, bác sĩ sẽ chưa chỉ định thuốc điều trị ở mức độ hở van này (ngoại trừ hở van động mạch chủ). Nhưng nếu được kê đơn thuốc, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định. Đừng chủ quan với hở van tim hay bất cữ bệnh lý tim mạch nào khác.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim, tăng cường lưu thông máu cũng là giải pháp được chuyên gia đánh giá cao. Bởi nhiều bằng chứng cho thấy, giải pháp này sẽ giúp giảm các triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau ngực… (nếu có), giúp giảm áp lực lên van tim nên bảo tồn chức năng van tim, ngăn van không tiến triển hở nặng hơn. 

Tuy nhiên, bạn cần tìm sản phẩm tăng cường chức năng tim đã được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế nhằm mang lại hiệu quả như mong đợi!

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về 3 cách cải thiện sức khỏe dành cho người hở van tim 1/4. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng bạn cần chủ động phòng ngừa và làm giảm một số bệnh lý về tim mạch có thể xảy ra!