Nhồi máu cơ tim thất phải cần được phát hiện và xử lý kịp thời tránh dẫn đến các biến chứng trầm trọng, thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, việc nhận biết và điều trị bệnh cần được chú trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp những thông tin hữu ích đó.

Thế nào là nhồi máu cơ tim thất phải?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành, cùng với đó là những tổn thương không thể phục hồi ở tim. Nếu tình trạng này xảy ra ở tâm thất phải thì gọi là nhồi máu cơ tim thất phải.

Theo ghi nhận trước đây, nhồi máu cơ tim chủ yếu gây ảnh hưởng đến tâm thất trái, sau đó tổn thương bắt đầu lan dần đến tâm thất phải. Vì vậy, tỷ lệ nhồi máu cơ tim thất phải đơn thuần thường hiếm gặp. Do đó, chẩn đoán này rất dễ bị bỏ sót, gây ảnh hưởng đến diễn tiến bệnh của bệnh nhân.

Nhồi máu cơ tim có thể được phân thành 5 loại dựa trên nguyên nhân và hoàn cảnh:

  • Loại 1: Nhồi máu cơ tim tự phát xảy ra khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ, xói mòn,loét hoặc tách gây ra huyết khối một hoặc nhiều nhánh mạch vành gây thiếu máu cơ tim.
  • Loại 2: Thiếu máu cục bộ do nhu cầu oxy tăng (ví dụ, cao huyết áp), hoặc giảm cung (ví dụ như co thắt động mạch vành, tắc nghẽn, hạ huyết áp).
  • Loại 3: Liên quan đến đột tử do tim.
  • Loại 4a: Liên quan đến can thiệp mạch vành qua da (dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu cơ tim với giá trị cTn > 5 × phân vị phần trăm thứ 99 URL).
  • Loại 4b: Có liên quan đến chứng huyết khối động trong stent động mạch vành.
  • Loại 5: Liên quan đến ghép bắc cầu động mạch vành (các dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu cơ tim với giá trị cTn > 10 × phân vị thứ 99 URL).

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành

Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử cơ tim do tắc nghẽn động mạch vành

Vị trí nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim ảnh hưởng chủ yếu đến tâm thất trái (LV), nhưng tổn thương có thể lan tới tâm thất phải (RV) hoặc tâm nhĩ.

  • Nhồi máu cơ tim thất phải thường là kết quả của tắc nghẽn động mạch vành phải hoặc động mạch mũ; nó được đặc trưng bởi áp lực làm đầy thất phải cao, thường có sự xuất hiện hở van ba lá nặng và giảm cung lượng tim.
  • Nhồi máu cơ tim thành sau dưới gây ra một số mức độ rối loạn chức năng thất phải ở khoảng một nửa số bệnh nhân và gây ra bất thường huyết động trong 10 đến 15%. Rối loạn chức năng thất phải nên được xem xét ở bất kỳ bệnh nhân nào bị nhồi máu cơ tim thành sau dưới và nâng cao áp lực tĩnh mạch cảnh trong với sốc hoặc tụt huyết áp. Nhồi máu cơ tim thất phải làm biến chứng nhồi máu thất trái tăng đáng kể nguy cơ tử vong.
  • Nhồi máu thành trước có xu hướng lớn hơn và dẫn đến tiên lượng xấu hơn so với nhồi máu cơ tim thành sau dưới. Chúng thường do tắc nghẽn động mạch vành trái, đặc biệt là ở động mạch liên thất trước; nhồi máu thành sau dưới phản ánh tắc động mạch vành phải hoặc tắc động mạch mũ ưu năng.

Triệu chứng của bệnh

Nhìn chung, bệnh nhân nhồi máu cơ tim dù là tâm thất phải hay tâm thất trái đều có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau thắt ngực: Cơn đau thường nghiêm trọng và kéo dài, đôi khi có thể lan đến lưng, cánh tay trái, cánh tay phải, hàm hoặc vai cổ.
  • Huyết áp thay đổi, có thể tăng hoặc giảm.
  • Loạn nhịp tim.
  • Khó thở, thở dốc
  • Hồi hộp, bồn chồn, đánh trống ngực.
  • Vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Da nhợt nhạt, xanh tím.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Mệt mỏi, ngất xỉu.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhưng không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ gây ra các biểu hiện không đặc hiệu như đau bụng, buồn nôn hay nôn ói, ít được bệnh nhân chú ý đến khả năng tim mạch nên chậm trễ thăm khám.

Những phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim thất phải

Điều trị nội khoa

Nhồi máu cơ tim thất phải làm giảm công co bóp vào tuần hoàn phổi, gián tiếp làm giảm cung lượng tim toàn thể do giảm thể tích đổ đầy thất trái. Vì vậy, nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị hạ huyết áp toàn thân, trụy mạch và ngưng tim. Lúc này, mọi biện pháp làm tăng cung lượng tim và tái tưới máu là mục tiêu hàng đầu trong điều trị nhồi máu cơ tim thất phải.

Theo đó, truyền dịch là phương pháp đầu tiên được lựa chọn nhằm ổn định huyết áp. Trường hợp cung lượng tim không cải thiện sau khi truyền dịch, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc vận mạch nhằm làm tăng co bóp cơ tim. Trong đó, dobutamine là thuốc có hiệu quả được đánh giá cao, vừa giúp tăng cung lượng tim đồng thời có thể làm giảm áp lực lên thất trái.

Một vấn đề quan trọng cần lưu ý đó là không được dùng các thuốc giãn mạch (như nitrat, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi,…) và thuốc lợi tiểu để hỗ trợ giảm triệu chứng ở bệnh nhân có suy thất phải, bởi vì các thuốc này có thể càng làm cung lượng tim giảm nhiều hơn. Đây là điểm khác biệt đáng kể nhất trong điều trị nhồi máu cơ tim thất phải so với các dạng nhồi máu cơ tim khác.

Điều trị ngoại khoa

Thực hiện nong mạch và đặt stent mạch vành sớm đã được chứng minh là có thể giúp phục hồi lưu lượng máu trong động mạch vành, làm giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Ngoài ra, một số kỹ thuật can thiệp khác như: đặt máy tạo nhịp, đặt bóng đối xung động mạch chủ, cấy các thiết bị hỗ trợ tâm thất, phẫu thuật bắc cầu mạch vành… có thể được cân nhắc chỉ định phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.

Biện pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim thất phải an toàn từ thảo dược

Để ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ ngoài những lưu ý với từng mức độ suy tim. Hiện nay xu hướng của thế giới trong 20 năm gần đây là sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, dùng mũi nhọn sức mạnh của các nền y học hỗ trợ giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn sản phẩm y học cổ truyền có chứa nguồn gốc thảo dược như đan sâm, hoàng đằng, cao natto,... giúp ngăn ngừa cholesterol, tăng sức co bóp của tim từ đó ngăn ngừa mảng xơ vữa, tăng lưu thông tuần hoàn máu, phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi “Suy tim sống được bao lâu” và những lưu ý với từng mức độ hở van mong bạn lưu tâm thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thực phẩm thảo dược Ích Tâm Khang mỗi ngày giúp hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh tiến triển, từ đó tăng cường chức năng tim. 

Nếu bạn còn băn khoăn cần giải đáp hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.hmpgloballearningnetwork.com/site/emsworld/article/10321209/recognition-and-treatment-right-ventricular-myocardial-infarction 

https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tim-m%E1%BA%A1ch/b%E1%BB%87nh-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch-v%C3%A0nh/nh%E1%BB%93i-m%C3%A1u-c%C6%A1-tim-c%E1%BA%A5p-t%C3%ADnh-mi