Nếu áp dụng được 9 lời khuyên về hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy tim ở bài viết này sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn và giảm bớt được gánh nặng trong điều trị

Suy tim là sự suy giảm khả năng bơm máu của tim mạn tính. Điều này nghe có vẻ đáng sợ và cần thiết phải có sự chăm sóc y tế, nhưng không có nghĩa là tim bạn đã ngừng đập hoặc thất bại hoàn toàn. Cùng với các biện pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, đưa 9 lời khuyên dưới đây vào việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim hằng ngày sẽ giúp bạn sống khỏe hơn, đồng thời sớm phát hiện những bất thường để điều chỉnh hướng điều trị.

Theo dõi cân nặng mỗi ngày

Tăng cân là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh suy tim, vì việc bơm máu kém hiệu quả sẽ khiến cơ thể ứ đọng nước. Hãy theo dõi cân nặng của mình vào buổi sáng ngủ dậy, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn sáng.

Nếu có tăng cân đột ngột thì tiếp tục kiểm tra xem mắt cá chân, chân và bụng có bị sưng phù không. Nếu có, hãy liên hệ với bác sĩ đang điều trị cho bạn hoặc tái khám ngay.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Đây cũng là hoạt động cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy tim. Bởi theo thời gian, huyết áp cao có thể làm tăng áp lực cho tim, khiến cơ bắp yếu đi và hoạt động kém hiệu quả

Hiện nay có nhiều loi máy đo huyết áp tại nhà giúp bạn tự kiểm tra được chỉ số này. Cũng như việc theo dõi cân nặng, nếu thấy áp huyết tăng lên cao cần tái khám sớm hơn lịch hẹn.

Tự theo dõi áp huyết cũng là cách để đánh giá sức khỏe của mình hàng ngày

Tự theo dõi áp huyết cũng là cách để đánh giá sức khỏe của mình hàng ngày

Hạn chế chất lỏng đưa vào cơ thể

Suy tim thường kéo theo suy giảm chức năng thận, khiến việc lọc máu và thải trừ muối nước ra ngoài cơ thể trở nên khó khăn hơn. Vì thế, người bệnh cần hạn chế uống nước để hạn chế gây áp lực lên tim thận và giảm phù.

Tổng lượng nước (từ đồ uống và thức ăn) thường được khuyến cáo cho người suy tim là 1,5 lít/ngày. Tuy nhiên nếu bị suy tim nặng, phù nhiều, người bệnh chỉ được uống khi khát. Khi này để giảm cảm giác khát, bạn có thể nhai kẹo cao su, ngậm 1 miếng chanh hoặc 1 cục nước đá nhỏ.

Giảm muối trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy tim

Hàm lượng muối trong cơ thể cao gây ra tích tụ thêm chất lỏng và làm suy tim nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cắt giảm được càng nhiều muối khi chế biến thực đơn cho bệnh nhân tim mạch càng tốt.

Nếu sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy chọn các loại có hàm lượng muối thấp hoặc không muối (xem trên nhãn sản phẩm). Người bệnh suy tim không nên ăn thịt xông khói, thực phẩm chiên và bơ mặn.

Nhắc người bệnh dùng thuốc đúng chỉ định

Thuốc điều trị suy tim là chìa khóa để cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh tiến triển. Bởi thế người bệnh luôn phải dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh suy tim thường phải sử dụng rất nhiều loại thuốc, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bệnh mắc kèm cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh nên tình trạng quên hoặc bỏ sót thuốc rất dễ xảy ra. Nếu đang sống một mình, hãy thiết lập lời nhắc để theo dõi, chẳng hạn như sử dụng thiết bị điện tử hoặc dán ghi chú ở nơi dễ thấy. Còn nếu sống chung với người thân có thể nhờ họ giúp đỡ.

Chú trọng đến việc sử dụng thuốc khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Chú trọng đến việc sử dụng thuốc khi chăm sóc bệnh nhân suy tim

Lưu ý bệnh nhân mặc quần áo thoải mái

Trang phục hằng ngày có vẻ không liên quan đến chăm sóc bệnh nhân tim mạch. Nhưng thực tế nếu cơ thể bị lạnh sẽ hạn chế khả năng nhận biết những thay đổi trong cơ thể cũng như giảm tỷ lệ sống ở bệnh nhân. Nếu quá nóng/quá lạnh hay đang ở trong nhà thì nên điều chỉnh trang phục cho phù hợp với nhiệt độ.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lựa chọn tất vừa chân, không mang tất chật vì chúng có thể làm hạn chế lưu lượng máu từ phần dưới có thể đến tim, dẫn tới tăng nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối) trong mạch máu ở chân.

Để cho người bệnh nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ

Có được chất lượng giấc ngủ tốt sẽ đảm bảo sức khỏe tổng thể tốt. Chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3, độ 4 phải đặc biệt lưu ý đến chứng ngưng thở khi ngủ vì chúng diễn ra thường xuyên, làm giấc ngủ gián đoạn. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể tạo lập một số thói quen sau:

- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả ngày nghỉ.

- Giữ cho căn phòng tối và mát mẻ.

- Sử dụng gối đặc biệt để giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

- Đừng ngủ vào thời điểm gần giờ đi ngủ cố định.

Lưu ý vận động khoa học, vừa sức

Sai lầm thông thường khi chăm sóc bệnh nhân khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực là cố gắng để họ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhưng các nghiên cứu lại chỉ ra rằng vận động thường xuyên và vừa sức đem lại nhiều lợi ích cho người bị suy tim như tăng sự dẻo dai của cơ thể, rèn luyện sức khỏe cơ tim và giúp việc lưu thông máu diễn ra thuận lợi.

Vì vậy, hãy cố gắng dành 30 phút hằng ngày để luyện tập những động tác nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe, tránh gắng sức.

Rèn luyện thể lực vừa sức có lợi cho sức khỏe tim mạch

Rèn luyện thể lực vừa sức có lợi cho sức khỏe tim mạch

Sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Không phải ngẫu nhiên mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe lại nằm trong 9 điều cần thiết trong chăm sóc người bệnh suy tim. Bởi theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại một bệnh viện lớn ở Việt Nam cho thấy người bị suy tim giảm được khó thở, mệt mỏi, ho, phù khi dùng thêm một sản phẩm hỗ trợ.

Trong số các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, bạn nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ có hiệu quả giúp hỗ trợ giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch, suy tim đã được kiểm chứng lâm sàng và hiệu quả được công bố trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.

Như vậy, chăm sóc bệnh nhân suy tim không hề khó. Quan trọng là người bệnh và gia đình cần biến chúng thành thói quen hằng ngày để thực hiện liên tục mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

 

Nguồn tham khảo: everydayhealth