Bệnh dày thất trái nếu không được điều trị tốt sẽ âm thầm tiến triển thành suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây tử vong. Bởi vậy, ngay khi bị chẩn đoán dày thất trái, bạn hãy tìm hiểu kỹ về bệnh để có hướng điều trị phù hợp và tránh được những rủi ro nguy hiểm!

Buồng tim bị dày thất trái (bên phải) và buồng tim khỏe mạch (bên trái)

Buồng tim bị dày thất trái (bên phải) và buồng tim khỏe mạch (bên trái)

Bệnh lý dày thất trái là gì?

Dày thất trái là tình trạng phì đại và dày lên của thành tâm thất trái - buồng phía dưới bên trái của tim, có nhiệm vụ bơm máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh dày tâm thất trái

Nguyên nhân gây dày thất trái phổ biến nhất là tăng huyết áp. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiếu máu mạn tính, bệnh cơ tim thâm nhiễm… Cụ thể như sau:

  • Tăng huyết áp: Khi áp lực của máu tăng cao trong một thời gian dài, trái tim sẽ phải gắng sức co bóp nhiều hơn để thắng được sức cản của động mạch. Lâu dần thành cơ tim tâm thất trái dày lên.
  • Hẹp van động mạch chủ: Van động mạch chủ nhận máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể. Khi van động mạch chủ bị hẹp thì tim sẽ phải co bóp nhiều hơn để đẩy máu qua van và trở thành nguyên nhân gây dày thất trái.
  • Bệnh cơ tim phì đại: Đây là tình trạng rối loạn chức năng cơ tim, làm giảm khả năng co bóp và lưu thông máu của tim. Khi bị phì đại cơ tim, các mô cơ tim sẽ phát triển bất thường làm thành cơ tim dày lên (đặc biệt là thành tâm thất trái).
  • Các bệnh lý khác: Bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bệnh thiếu máu mạn tính, các bệnh nội tiết (Basedow, cushing, to đầu chi…), bệnh cơ tim thâm nhiễm (như bệnh sarcoid, nhiễm sắc tố sắt, hội chứng carcinoid), do nhiễm độc rượu hay thiếu hụt một số chất như vitamin B1, selénium.

Một số vận động viên có thể bị dày thất trái sinh lý và tự phục hồi sau khi ngưng luyện tập. Ngoài ra những người cao tuổi, béo phì, có tiền sử gia đình, mắc tiểu đường, nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh dày thất trái cao hơn.

Phụ nữ thường có nguy cơ bị dày thất trái cao hơn nam giới

Phụ nữ thường có nguy cơ bị dày thất trái cao hơn nam giới

Dấu hiệu nhận biết dày thất trái

Trong giai đoạn đầu, những dấu hiệu của dày thất trái thường khá mờ nhạt (nhiều trường hợp không xuất hiện bất thường). Khi mức độ dày thất trái tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Khó thở, hụt hơi.
  • Đau ngực, nặng ngực (đặc biệt là sau khi hoạt động thể lực).
  • Nghe rõ tiếng tim đập nhanh trong lồng ngực (đánh trống ngực).
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Dày cơ tim thất trái được chẩn đoán bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán dày thất trái, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện 1 số xét nghiệm như: điện tâm đồ, siêu âm tim, Xquang tim phổi thẳng – nghiêng, chụp cộng hưởng từ tim (MRI).

  • Điện tâm đồ (ECG): Đây là xét nghiệm ít tốn kém nhất để chẩn đoán, cho biết bạn có bị dày thất trái hay không.
  • Siêu âm tim: Phương pháp này có độ nhạy cao hơn so với điện tâm đồ (ECG), cho biết mức độ nặng nhẹ của dày thất trái, chức năng của van tim và chức năng co bóp của tim.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho biết chính xác khối lượng thất trái và xác định xem có các bất thường khác về cấu trúc tim hay không.
  • X quang tim phổi thẳng – nghiêng: Nếu bị phì đại tâm thất trái (LVH), hình ảnh trên X quang tim phổi sẽ thay đổi với chỉ số tim/lồng ngực > 0,5, cung dưới trái của tim kéo dài và mất khoảng sáng sau tim trên phim chụp tim phổi nghiêng.

Kiểm tra điện tâm đồ sẽ giúp chẩn đoán dày thất trái

Kiểm tra điện tâm đồ sẽ giúp chẩn đoán dày thất trái

Dày thất trái có nguy hiểm không?

Dày thất trái là bệnh lý nguy hiểm bởi nó làm thay đổi cấu trúc tim, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể và khiến hệ thống điện tim bị rối loạn.

Lâu dần, cơ tim suy yếu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu cơ tim cục bộ, rối loạn nhịp tim, đột quỵ và thậm chí là tử vong. Đặc biệt là biến chứng suy tim bởi khi đã bị suy tim, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày bởi các triệu chứng, giảm khả năng lao động và phải nhập viện rất thường xuyên. 

Điều trị dày thất trái càng sớm, nguy cơ gặp biến chứng suy tim, loạn nhịp, đột tử càng thấp. Hãy gọi ngay đến số 0981.238.219 để được các dược sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn!

ITK-219.png

Thất trái tim dày có chữa khỏi được không?

Dày thất trái không thể chữa khỏi hoàn toàn bởi cơ tim đã thay đổi cấu trúc thì rất khó để trở về bình thường như trước khi bị bệnh.

Tuy nhiên, nếu được điều trị tốt, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng dày thất trái và cải thiện được chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ như những người bình thường.

Điều trị dày thất trái thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây dày thất trái, mức độ triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho bạn như dùng thuốc điều trị, thay đổi lối sống hay phẫu thuật, cấy ghép thiết bị ngăn ngừa đột tử do tim.

Sử dụng thuốc điều trị

Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị giúp ngăn ngừa sự dày lên của tâm thất trái. 

Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị giúp ngăn ngừa sự dày lên của tâm thất trái. 

Dưới đây là một số thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị dày thất trái:

Tác dụng chính của những loại thuốc này là làm giảm huyết áp, mở rộng mạch máu để cải thiện lượng máu đến tim và giảm gánh nặng cho tim. Trường hợp dày thất trái do hẹp động mạch chủ thì có thể cần chỉ định thực hiện phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay van động mạch.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Hậu quả nguy hiểm nhất của dày thất trái là khiến chứng năng tim bị suy giảm (suy tim). Trong khi đó các thuốc điều trị thường tập trung vào ngăn ngừa sự dày lên của thất trái mà không chú trọng vào tăng cường chức năng cơ tim. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim để giúp tim bơm máu khỏe hơn, làm giảm kích thước các buồng tim, vừa phòng tránh nguy cơ suy tim.

Tuy nhiên, để đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng và có kết quả được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế. Kiểm chứng lâm sàng là thử nghiệm trên người bệnh giúp chứng minh mức độ hiệu quả và độ an toàn của một sản phẩm.

Người bệnh dày thất trái nên chọn sản phẩm hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng

Người bệnh dày thất trái nên chọn sản phẩm hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng

Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học

Biện pháp này không giúp đảo ngược tình trạng dày thất trái nhưng cũng góp phần ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Cụ thể bạn cần:

  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì cân nặng, tránh béo phì. Điều này giúp giảm bớt nguy cơ cao huyết áp và giảm áp lực cho tim.
  • Tránh căng thẳng quá độ: Làm việc cường độ công việc cao làm cơ thể tiết ra nội tiết tố khiến tim đập nhanh hơn và thu hẹp mạch máu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cao huyết áp và gánh nặng cho tim. Vì vậy, cách phòng bệnh dày thất trái tốt nhất là bạn nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa: Người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh, các loại đậu, quả mọng… trong chế độ ăn hàng ngày. Đây là những thực phẩm tốt giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa trong lòng mạch.
  • Hạn chế ăn muối và các thực phẩm nhiều cholesterol: Muối và thức ăn nhiều cholesterol là những nguyên nhân chính gây tăng huyết áp và phát triển mảng xơ vữa trong mạch máu. Vì vậy ăn giảm muối và các thực phẩm giàu cholesterol là nguyên tắc bảo vệ tim mạch tốt nhất!

Tin rằng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có cho mình phương pháp ngăn ngừa cũng như điều trị dày thất trái phù hợp nhất. Nếu còn băn khoăn nào về bệnh dày thất trái, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0981.238.219 để được tư vấn bệnh chi tiết nhất!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: drugs.cowm

---------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch có kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - C máu. Năm 2014, kết quả này đã vinh dự được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.