Suy tim là tình trạng tim giảm khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể. Đây thường là hậu quả chung của tất cả các bệnh lý tim mạch. Vậy bệnh suy tim có nguy hiểm không? Làm sao để phòng ngừa các biến chứng suy tim hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mắc suy tim có nguy hiểm không là trăn trở của hầu hết người bệnh
Đi tìm lời giải bệnh suy tim có nguy hiểm không?
Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm. Không chỉ khó chữa khỏi hoàn toàn, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như phù phổi cấp, suy thận, tổn thương gan, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nếu không được điều trị kịp thời.
Cụ thể các biến chứng suy tim như sau:
- Phù phổi cấp: Đây là tình trạng cấp cứu khi phổi bị ứ dịch do suy tim. Nếu mức độ ứ dịch nhẹ, người bệnh chỉ gặp các triệu chứng như ho khan, khó thở. Nhưng nếu phổi bị ứ dịch nặng, cơn phù phổi cấp sẽ xuất hiện với các dấu hiệu cảnh báo như khó thở đột ngột, ngộp thở, ho ra bọt màu hồng, da xanh, vã mồ hôi...
- Suy thận: Thống kê cho thấy có đến 50% người suy tim cấp độ 4 bị suy thận. Nguyên nhân là do thận không nhận được đủ máu giàu oxy để hoạt động, dẫn đến chức năng bị suy giảm.
- Tổn thương gan: Trái tim suy yếu nên giảm khả năng co bóp tống máu cũng như hút máu từ các cơ quan về tim. Điều này khiến gan phải to lên để chứa lượng máu không được tuần hoàn về tim. Suy gan sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng.
- Đột quỵ và nhồi máu cơ tim: Máu lưu thông kém sẽ tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành. Cục máu đông gây bít tắc động mạch vành gây ra cơn nhồi máu cơ tim hoặc có thể di chuyển lên động mạch não gây đột quỵ.
- Rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, nhịp nhanh thất, rung thất): Các dạng rối loạn nhịp tim này có thể dẫn đến nguy cơ ngưng tim, đột tử.
Khi có biến chứng, việc điều trị sẽ tốn kém và khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, phòng ngừa và kiểm soát biến chứng từ giai đoạn sớm là mấu chốt giúp bạn tránh khỏi nhiều rủi ro đáng tiếc.
Người bệnh suy tim cần điều trị sớm để ngăn bệnh gây biến chứng
Cấp độ suy tim nào nguy hiểm nhất?
Suy tim độ 3, suy tim độ 4 (suy tim giai đoạn cuối) là các cấp độ suy tim nguy hiểm nhất. Bởi đây là các giai đoạn các triệu chứng và biến chứng bùng phát hoặc phát triển trầm trọng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là suy tim độ 1 hay suy tim độ 2 không nguy hiểm. Nếu chủ quan, suy tim độ 1, độ 2 sẽ tăng cấp độ và gây biến chứng nguy hiểm chỉ trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của suy tim còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, các bệnh lý mắc kèm và đáp ứng với điều trị, tâm lý của người bệnh. Ngay từ khi chẩn đoán bệnh, người bệnh cần điều trị tích cực mới có cơ hội ngăn chặn biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho mình.
Để được tư vấn các cách điều trị suy tim hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của mình, bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 219.
Dấu hiệu cảnh báo suy tim trở nặng
Nếu có các dấu hiệu sau đây, bạn cần báo ngay cho bác sĩ. Bởi rất có thể tình trạng suy tim của bạn đã tăng cấp độ và trở nên nguy hiểm hơn:
- Khó thở tăng lên, đặc biệt là vào ban đêm: Người bệnh thường xuyên khó thở, hụt hơi và phải thức dậy lúc nửa đêm, rướn người lên hay kê cao gối mới thở được (khó thở kịch phát về đêm).
- Phù chân, phù bụng (cổ trướng), phù tại các khớp: Phù có đặc điểm là phù mềm, ấn lõm. Dễ nhận biết nhất là quần áo, giày dép đang vừa vặn bỗng chốc bị chật. Cân nặng cũng tăng lên đột ngột, do đó bạn cần thường xuyên theo dõi cân nặng để phát hiện sớm sự tiến triển của suy tim.
- Tim đập nhanh: Suy tim giai đoạn cuối khiến nhịp tim người bệnh có cảm giác đánh trống ngực, nhịp tim tăng nhanh nhưng mỗi nhát bóp lại yếu hơn bình thường.
- Bí tiểu, khó tiểu, nước tiểu có mùi kim loại: Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm chức năng thận do suy tim.
Phù chân là dấu hiệu phổ biến cảnh báo suy tim giai đoạn nặng
Cách giúp người bệnh suy tim giảm biến chứng
Bằng cách kết hợp thuốc điều trị với lối sống lành mạnh và bổ sung thảo dược, người bệnh suy tim hoàn toàn có thể trì hoãn tiến triển của bệnh, cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ.
Sử dụng thuốc điều trị suy tim theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc điều trị là chỉ định bắt buộc với hầu hết người bệnh suy tim. Bạn có thể được kê đơn phối hợp một số loại thuốc dưới đây để kiểm soát tình trạng khó thở, ho, phù, mệt mỏi:
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (candesartan, losartan, telmisartan và valsartan): có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ramipril, captopril, enalapril, lisinopril, perindopril…): giúp giãn mạch máu, hạ huyết áp để giảm áp lực cho tim.
- Thuốc chẹn kênh beta giao cảm (bisoprolol, carvedilol và nebivolol): giúp làm chậm nhịp tim.
- Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid (spironolactone, eplerenone): giúp lợi tiểu, hạ huyết áp và giảm phù.
- Thuốc lợi tiểu (furosemid và bumetanide): giúp đào thải dịch dư thừa qua đường niệu, qua đó giảm phù chân và khó thở do suy tim.
- Hydralazine và nitrat: giãn mạch, ngăn ngừa cơn đau thắt ngực và giảm áp lực cho tim
- Digoxin: làm chậm nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim để tim bơm máu tốt hơn.
Nhiệm vụ của người nhà là nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều. Nếu thấy người bệnh có bất kỳ phản ứng bất thường nào sau khi dùng thuốc, hãy đưa họ đi thăm khám sớm hoặc thông báo với bác sĩ điều trị để điều chỉnh sớm.
Uống thuốc đúng và đủ sẽ giúp hạn chế mức độ nguy hiểm của suy tim
Duy trì chế độ ăn lành mạnh tốt cho chức năng tim
Theo Bác sĩ Paul, Tracy Stevens thuộc Trung tâm Tim mạch Saint Luke, người bệnh suy tim nên xây dựng chế độ ăn theo các lưu ý sau:
- Ăn ít thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn.
- Ăn nhiều rau quả tươi hơn, đặc biệt là loại có độ nhớt cao.
- Đưa protein nạc vào bữa ăn như thịt gà bỏ da và cá.
- Loại bỏ mỡ, da và nội tạng động vật khỏi chế độ ăn.
- Hạn chế tối đa muối và đường trong khi chế biến.
- Thay thế bột mì trắng, gạo trắng bằng ngũ cốc nguyên cám.
Bổ sung thảo dược giúp tăng hiệu quả kiểm soát suy tim
Trong thập kỷ qua việc bổ sung sản phẩm thiên nhiên vào quá trình điều trị bệnh suy tim để nâng cao hiệu quả điều trị không còn là điều xa lạ ở Việt Nam. Bởi những sản phẩm này đã được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường sức bóp cho tim, giúp người bệnh suy tim giảm các triệu chứng (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau ngực…) và ngăn ngừa bệnh tiến triển, giảm tần suất nhập viện.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần lựa chọn đúng sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim đã được kiểm chứng lâm sàng và có kết quả được đăng tải trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.
|
Phải mang trong mình căn bệnh suy tim mới có thể hiểu hết được nỗi ám ảnh mà căn bệnh này mang lại cho cuộc sống và sức khỏe. Người bệnh luôn quẩn quanh nỗi lo sợ bệnh suy tim có nguy hiểm không, có chữa được không. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi nếu thực hiện những lời khuyên kể trên, bạn hoàn toàn có cơ hội sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn với bệnh.
Nguồn tham khảo: webmd.com, universityhealth.org