Suy tim ở giai đoạn cuối không có nghĩa là không có khả năng phục hồi sức khỏe, nếu biết cách chữa và chăm sóc, chức năng tim vẫn có thể cải thiện được

Là đích đến cuối cùng của mọi bệnh lý về tim mạch, suy tim trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người bệnh, đặc biệt là khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối cùng. Suy tim giai đoạn cuối gây ra nhiều hệ lụy khôn lường về sức khỏe, đòi hỏi phải được can thiệp sớm. Hiện nay, sự kết hợp của nhiều phương pháp mới có thể giúp người bệnh sống khỏe mạnh hơn và phòng ngừa nhiều rủi ro đáng tiếc.

Suy tim giai đoạn cuối là gì?

Suy tim được định nghĩa là sự giảm sút vĩnh viễn khả năng co bóp của tim. Hậu quả là các cơ quan khác không nhận đủ lượng máu cần thiết hoặc tim không thể lấy đủ lượng máu giàu oxy từ phổi. Người bệnh có các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, ho, phù chân và mắt cá, tiểu nhiều, tim đập nhanh,…

Căn cứ vào mức độ xuất hiện triệu chứng khó thở, suy tim được chia thành 4 giai đoạn. Nhưng không phải cứ suy tim độ 4 là suy tim ở giai đoạn cuối, mà là khi khó thở, mệt mỏi xuất hiện liên tục, kể cả lúc nghỉ ngơi. Nhiều người mất ngủ thường xuyên vì không thở được, phải ngồi dậy mới cảm thấy dễ chịu hơn.

Ho, khó thở xuất hiện kể cả lúc nghỉ ngơi ở người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Ho, khó thở xuất hiện kể cả lúc nghỉ ngơi ở người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Suy tim giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Các triệu chứng của suy tim giai đoạn cuối ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh. Họ khó thở đến độ không thể ngủ được, thực hiện bất kỳ việc gì cũng cảm thấy khó khăn và phải nhờ sự trợ giúp của người thân, kể cả là hoạt động sinh hoạt đơn giản. Chính việc xuất hiện triệu chứng dồn dập và nặng nề khiến người bệnh nơm nớp lo sợ suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu, có chết không,…

Trên thực tế không thể khẳng định được chính xác suy tim độ giai đoạn cuối sống được bao lâu, nhưng người bệnh có nguy cơ tử vong đột ngột khá cao nếu không có biện pháp can thiệp sớm.

Bệnh suy tim ở giai đoạn này đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh có biến chứng như phù phổi cấp, viêm phổi, đột quỵ, suy thận, rối loạn tiêu hóa,…

Những giải pháp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống

Mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị bệnh là giảm triệu chứng cho người bệnh, giảm gánh nặng cho tim và dự phòng biến chứng của suy tim để cải thiện mức chất lượng sống, phòng ngừa đột tử.

Không phải suy tim giai đoạn cuối đã hết hy vọng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được đưa vào điều trị nhằm giúp người bệnh có cuộc sống dễ chịu hơn và kéo dài thời gian sống. Gồm có:

Sử dụng các thuốc điều trị

Đến giai đoạn 4, thuốc vẫn có thể hỗ trợ người bệnh ngăn ngừa suy tim tiến triển. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể kê đơn hoặc thay đổi liều lượng một số loại thuốc bạn đang dùng như thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta giao cảm,…

Nhiều trường hợp sẽ kết hợp với thuốc lợi tiểu nhằm loại bỏ bớt chất lỏng dư thừa tích lũy ở chân hoặc bụng. Một số ít phải sử dụng digitalis trợ tim hoặc thuốc giảm đau nặng (morphin, codein) để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Thuốc giảm đau mạnh được chỉ định cho nhiều trường hợp

Thuốc giảm đau mạnh được chỉ định cho nhiều trường hợp

Phẫu thuật điều trị suy tim giai đoạn cuối

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh cấy ghép máy tạo nhịp tim. Mục đích là giúp tim đập lại nhịp đập bình thường. Một vài trường hợp khác phải sử dụng máy trợ tim để máu có thể lưu thông thuận lợi qua các vùng cơ thể.

Đến khi những phương pháp dùng thuốc hoặc sử dụng máy trợ giúp không còn hiệu quả nữa, người bệnh cần được thay tim mới từ người hiến tặng để tiếp tục duy trì sự sống. Sau phẫu thuật, họ buộc phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn đủ điều kiện sức khỏe để thay tim và việc tìm được người hiến tặng cũng khá khó khăn.

Chăm sóc giảm nhẹ

Đây là liệu pháp giúp giảm đau đớn và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh suy tim giai đoạn cuối. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định, lập sổ theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên.

Bệnh nhân lưu ý tránh uống nhiều nước, ăn nhạt, không ăn cholesterol (có nhiều trong thịt đỏ, da, mỡ, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn), bỏ thuốc lá và chất kích thích, tập thể dục thường xuyên, thư giãn tinh thần, hạn chế rượu bia và tiêm phòng theo yêu cầu.

Người thân cũng nên chia sẻ và giúp đỡ họ trong sinh hoạt, chăm sóc hằng ngày và động viên tinh thần để họ cảm thấy dễ chịu hơn.

Với người bệnh đang hấp hối, bác sĩ có thể cấy ghép thiết bị tạo nhịp phá rung nếu tim ngừng đập hoặc đặt nội khí quản hay ống dẫn truyền thức ăn nếu người bệnh không thể tự thực hiện những hoạt động sống này. Đôi khi việc tiêm morphin hoặc codein có thể được thực hiện để người bệnh bớt đau đớn hơn.

Cải thiện triệu chứng khó thở, mệt mỏi bằng thảo dược thiên nhiên

Cách chữa bệnh tim bằng thuốc nam không còn là phương pháp quá xa lạ. Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy một số thảo dược như Hoàng đằng, Đan sâm khi kết hợp với hoạt chất Nattokinase có thể giúp người bệnh suy tim cải thiện đáng kể triệu chứng và kéo dài tuổi thọ dù bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, thông qua tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, tăng lực co bóp của cơ tim, thúc đẩy tuần hoàn và phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim; từ đó trì hoãn được sự tiến triển bệnh tốt hơn.

Không thể chữa khỏi được suy tim giai đoạn cuối triệt để, nhưng sống khỏe với bệnh là hoàn toàn có thể. Mặc dù tiên lượng sống không cao nhưng thực tế chứng minh có rất nhiều người vẫn sống được nhiều năm với suy tim giai đoạn cuối. Vì vậy, người bệnh hãy duy trì tinh thần lạc quan và tích cực điều trị ngay từ hôm nay nhé!

 

Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/end-stage-heart-failure-signs#1