Cầu cơ tim là một bất thường của tim đặc trưng bởi tình trạng một đoạn động mạch vành nằm vào trong cơ tim. Bệnh có thể tiến triển nặng dần theo thời gian, do đó cần được phát hiện kịp thời để hạn chế những rủi ro gây thiếu máu cơ tim hay cơn đau thắt ngực. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh và điều trị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết này!
Cầu cơ tim là bệnh gì?
Bình thường, các động mạch vành thường nằm trên bề mặt của cơ tim, có nhiệm vụ đưa máu đến cơ tim, cung cấp oxy và năng lượng cho các tế bào tim hoạt động. Cầu cơ tim hay cầu cơ mạch vành là một bệnh tim xảy ra do một hoặc nhiều đoạn động mạch vành chui sâu vào trong một dải cơ (cơ tim). Bệnh cầu cơ tim thường bị lầm tưởng là bệnh mạch vành, tuy nhiên đây là một dị dạng tim bẩm sinh.
Ở những người bị cầu cơ tim, khi tim đập và co bóp, phần cơ nằm trên động mạch vành cũng co lại, chèn ép vào phần động mạch vành chui sâu vào trong cơ tim này. Hậu quả là làm hạn chế lượng máu đến động mạch và gây đau ngực.
Cầu cơ mạch vành là một nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim
Biểu hiện của bệnh cầu cơ tim
Có tới 30% số bệnh nhân mắc bệnh cầu nối cơ tim không có bất kỳ triệu chứng nào, ngay cả khi tim của họ không được cung cấp đủ máu. Các triệu chứng rất có thể do thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra và có thể bao gồm:
- Đau ngực.
- Tức ngực hoặc cảm giác áp lực hoặc nặng nề trên ngực.
- Đau ở cánh tay trái hoặc hàm.
- Hụt hơi.
- Mệt mỏi (cảm thấy rất mệt mỏi).
Các biểu hiện của bệnh thường chỉ được bộc lộ rõ ràng khi người bệnh cao tuổi hay có kèm hẹp động mạch vành > 50%. Khi đó, người bệnh đặc biệt là ở nam giới sẽ có cơn đau thắt ngực.
Biểu hiện triệu chứng ở người bệnh cầu cơ tim là nam sẽ rõ ràng hơn ở nữ
Bệnh cầu cơ tim có nguy hiểm không?
Phần lớn, cầu cơ tim là vô hại. Bệnh nhân mắc bệnh này từ khi sinh ra và hầu hết không bao giờ biết mình mắc bệnh nếu họ không có triệu chứng gì bất thường phải đi khám. Bởi hầu hết lượng máu chảy qua tim diễn ra trong giai đoạn “nghỉ ngơi” của nhịp tim, không phải trong giai đoạn “ép”.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau thắt ngực do tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi cơ tim co bóp và chèn vào đoạn cầu cơ tim. Hiện tượng đau ngực sẽ tăng nặng hơn khi người bệnh tập thể dục hoặc mắc kèm các bệnh lý khiến tim đập nhanh.
Như vậy, bệnh cầu cơ tim được xem dị dạng tim bẩm sinh lành tính và thường ít gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vì khi bước sang tuổi trung niên, sự giãn nở của cơ tim kém dần đi khiến đoạn cầu cơ bị ép chặt gây giảm lượng máu đến nuôi tim, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng nặng ngực, đau thắt ngực.
Các điều trị cầu cơ tim hiện nay
Ở hầu hết bệnh nhân, cầu nối cơ tim không được điều trị nếu nó không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Ở những bệnh nhân có triệu chứng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp, tùy thuộc mức độ nặng của bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Đây là phương pháp đầu tay trong điều trị cầu cơ tim. Những thuốc thường được bác sĩ kê bao gồm:
- Thuốc chẹn beta: Giúp làm chậm nhịp tim và giảm bớt lực bóp của tim.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc giúp thư giãn và giãn mạch vành.
- Statin: Làm giảm mức cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng xơ vữa trong động mạch vành.
- Aspirin: Giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành, gây tắc nghẽn động mạch vành.
Điều trị cầu cơ tim bằng can thiệp
Trong một số trường hợp, khi người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giảm các triệu chứng. Phẫu thuật nhằm giải phóng đoạn động mạch vành bị nằm sâu trong cơ tim.
Ba phương pháp phổ biến nhất là can thiệp đặt stent, mổ bắc cầu nối động mạch vành hoặc mổ cắt bỏ phần sợi cơ tim gây chèn ép đoạn động mạch vành.
Trong thủ thuật loại bỏ cầu cơ tim, giải phóng động mạch bị thắt bên dưới, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một bản đồ chi tiết về vị trí và cấu trúc bên trong cơ tim, bản đồ này được tạo ra trong quá trình thông tim, cho thấy vị trí chính xác của đoạn cầu cơ tim. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng thiết bị để loại bỏ phần cơ tim đè lên động mạch vành.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là nhiều khi không xác định được chính xác đường đi của đoạn động mạch vành trong các lớp cơ tim, nên dễ dẫn đến rủi ro phình vách thất. Do đó, bác sĩ thường thay thế bằng biện pháp can thiệp đặt stent hoặc bắc cầu đoạn động mạch vành mới.
Trường hợp đặt stent thất bại thì mổ bắc cầu vẫn là hướng điều trị hiệu quả hơn cả
Điều trị bằng thảo dược
Do cầu cơ tim là bệnh lý bẩm sinh, không thể làm mất dải cơ nằm đè trên đoạn mạch vành nên việc hỗ trợ điều trị từ thảo dược sẽ giúp tăng cường chức năng tim; giảm thiểu các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi ở người bệnh cầu cơ tim. Các thảo dược nên lựa chọn như Đan sâm, Hoàng đằng, Natto (đậu tương lên men)... hiệu quả trong việc tuần hoàn mạch vành, giảm gánh nặng cho tim và áp lực lên đoạn mạch vành nằm trong cơ tim. Hiện nay, các thảo dược này đã được bào chế dưới dạng sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tiện sử dụng. Người bệnh nên lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép lưu hành và được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện uy tín, kết quả được các tạp chí uy tín trong và ngoài nước đăng tải.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh cầu cơ tim và những rủi ro, biện pháp điều trị cần thiết. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận tại bài viết hoặc gọi tới số 0981.238.219. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
https://stanfordhealthcare.org
https://stanfordhealthcare.org