Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành và một số bệnh lý tim mạch khác. Nếu không được chẩn đoán và điều trị tốt, rủi ro nhồi máu cơ tim rất dễ xảy ra. Vì vậy, nếu gặp phải cơn đau thắt ngực, bạn chớ chủ quan, hãy tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây để chủ động phòng ngừa và điều trị, nhằm ngăn ngừa cơn nhồi máu tim hiệu quả!
Đau thắt ngực bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Cơn đau thắt ngực là gì?
Cơn đau thắt ngực là cảm giác khó chịu và đau đớn ở ngực, đặc biệt là vùng ngực trái. Cơn đau thắt ngực được người bệnh miêu tả là cảm giác chèn ép, siết chặt lồng ngực. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến cổ, vai trái, lưng và cánh tay và kèm theo các triệu chứng đổ mồ hôi, buồn nôn, ợ nóng, choáng váng, khó thở.
Ngoài ra, theo một số báo cáo y tế thì cơn đau thắt ngực có thể biểu hiện khác nhau ở nam giới và nữ giới. Nam giới thường cảm thấy cơn đau ở ngực, cổ và vai. Ngược lại, nữ giới thường miêu tả cơn đau của họ là cảm giác khó chịu ở bụng, cổ, hàm, họng hoặc lưng kèm theo khó thở, đổ mồ hôi hoặc chóng mặt.
Phân biệt các loại đau thắt ngực
Thông thường, cơn đau thắt ngực được chia làm 4 loại với các đặc điểm như sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận biết và phân biệt các loại đau thắt ngực khác nhau sẽ giúp bạn không chủ quan và bỏ lỡ thời điểm điều trị bệnh tốt nhất.
Cơn đau thắt ngực có thể lan ra cổ, vai trái, lưng hoặc cánh tay
Nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực là gì?
Cơn đau thắt ngực xảy ra là do tim không được cung cấp đủ oxy vì lưu lượng máu đến nuôi tim bị giảm sút. Một số nguyên nhân phổ biến khiến lưu lượng máu đến tim giảm là:
- Bệnh mạch vành: Khi các mảng xơ vữa gây tắc, hẹp động mạch vành khiến cơ tim không được cung cấp đủ dưỡng chất và gây ra các cơn đau thắt ngực. Theo thời gian, mảng xơ vữa phát triển cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu và gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Bệnh mạch vành là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau thắt ngực ở người bệnh.
- Co thắt động mạch vành: Đây là tình trạng tắc nghẽn tạm thời các động mạch vành khiến lượng máu đến nuôi cơ tim bị giảm đi nhanh chóng và gây ra cơn đau thắt ngực. Co thắt động mạch vành có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột tử…
- Các nguyên nhân khác: Phì đại thất trái, bệnh vi mạch vành, viêm ngoài cơ tim… cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến cơn đau thắt ngực.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau thắt ngực, bạn hãy đi thăm khám tại các bệnh viện trung ương lớn như Viện tim mạch Hà Nội, Viện tim TP HCM, Trung tâm tim mạch (bệnh viện Trung ương Huế)...
Đau thắt ngực có nguy hiểm không?
Đau thắt ngực là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo các biến chứng tim mạch, đặc biệt là các cơn đau thắt ngực không ổn định.
Nếu cơn đau tức ngực trở nên trầm trọng kéo dài (trên 15 phút) và không có dấu hiệu suy giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và uống thuốc thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim sắp xảy ra. Người bệnh có thể gặp nhiều di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cơn đau thắt ngực dữ dội kéo dài trên 15 phút có thể là dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Các phương pháp chẩn đoán đau thắt ngực
Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán đau thắt ngực phổ biến là điện tim đồ, điện tâm đồ gắng sức, chụp x quang, chụp mạch vành… Mỗi phương pháp chẩn đoán đau thắt ngực sẽ có những đặc điểm khác biệt, cụ thể:
- Điện tâm đồ: Đây là phương pháp chẩn đoán đau thắt ngực đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Điện tâm đồ bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường qua nhịp điệu, tốc độ và khả năng tống máu của tim. Đo điện tim (điện tâm đồ) là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng nhanh (5 - 7 phút), đơn giản, không xâm lấn và chi phí rẻ.
- Điện tâm đồ gắng sức (điện tim gắng sức): Đây là thử nghiệm yêu cầu người bệnh phải gắng sức để tim hoạt động nhiều hơn. Khi nhịp tim đập nhanh và cơ tim đòi hỏi nhiều oxy hơn thì các nguyên nhân gây đau thắt ngực sẽ được biểu hiện rõ hơn điện tâm đồ. Độ chính xác của phương pháp điện tâm đồ gắng sức rơi vào khoảng 85% và thường hiệu quả với tình trạng tắc. hẹp mạch vành mạn tính.
- Chụp mạch vành: Đây là phương pháp xâm lấn mà bác sĩ sẽ bơm chất cản quang vào động mạch vành để thu được hình ảnh trên máy. Chụp mạch vành giúp bác sĩ xác định được vị trí hẹp, mức độ hẹp của mạch vành (nếu có). Nếu thông số của người bệnh khó xác định bằng phương pháp điện tâm đồ thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn chụp mạch vành.
Những cách điều trị cơn đau thắt ngực
Cách điều trị đau thắt ngực tối ưu nhất là người bệnh cần có lối sống lành mạnh kết hợp điều trị thuốc (nếu cần thiết) và sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ tốt cho tim. Đây là cách tốt nhất giúp bạn ngăn tình trạng bệnh tiến triển nặng và tránh can thiệp phẫu thuật.
Thay đổi lối sống lành mạnh
- Áp dụng chế độ ăn giảm chất béo, tăng cường rau xanh: Cholesterol là nguyên nhân hàng đầu tạo thành mảng xơ vữa làm tắc, hẹp mạch vành và gây ra cơn đau thắt ngực.
Vì thế, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như da và nội tạng động vật, thức ăn nhanh, các loại đồ hộp và đồ muối chua. Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan như các loại rau xanh lá đậm (bông cải, cải xoăn, đậu hà lan), trái cây có màu sắc tươi sáng như bưởi, cam… Nấu ăn tại nhà là cách hiệu quả giúp bạn kiểm soát lượng dầu mỡ, gia vị và đảm bảo thực phẩm vệ sinh.
- Luyện tập thể thao hàng ngày: Dành 30 phút mỗi ngày để vận động là cách giúp bạn tăng cường sức khỏe và đốt cháy lượng mỡ dư thừa. Hãy lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào bạn yêu thích và luyện tập 30 phút mỗi ngày, 4 đến 5 buổi một tuần.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn: Bạn cần kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài quá lâu. Ngủ đủ 7 tiếng một ngày và tham gia các hoạt động thư giãn như nghe nhạc, thiền, vẽ tranh là cách giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Hãy thay đổi lối sống lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch
Dùng thuốc điều trị đau thắt ngực
Phần lớn thuốc điều trị đau thắt ngực có tác dụng giãn mạch tăng cường lưu thông máu để cung cấp đủ oxy nuôi cơ tim. Thuốc điều trị đau thắt ngực sử dụng phổ biến nhất là thuốc giãn mạch Nitrat. Thuốc Nitroglycerin có nhiều cách sử dụng là dạng ngậm, xịt dưới lưỡi, thuốc uống hoặc miếng dán.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống đông, thuốc ức chế men chuyển để làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, giảm cholesterol... để giảm gánh nặng cho tim và ngăn chặn mảng xơ vữa gây tắc mạch vành.
Can thiệp phẫu thuật khi đau thắt ngực tăng nặng
Khi các cơn đau ngực không thể kiểm soát hoặc kiểm soát kém với thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện phẫu thuật nong mạch vành, đặt stent mạch vành, bắc cầu động mạch vành… Đây là các thủ thuật giúp mở rộng lòng mạch vành bị tắc, hẹp để tăng cường lượng máu đến nuôi cơ tim. Các phương pháp này giúp cải thiện hiệu quả các cơn đau ngực và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột tử.
Để hạn chế nguy cơ phải thực hiện phẫu thuật khi bệnh đã tiến triển nặng, bạn nên điều trị sớm bằng cách thay đổi lối sống kết hợp sử dụng các loại thảo dược tốt cho tim và thuốc điều trị.
Sử dụng thảo dược Đông y
Nghiên cứu tại đại học Hoshi (Nhật Bản) đã chứng minh thảo dược Đan sâm có tác dụng giãn mạch, cải thiện tuần hoàn mạch vành và giảm áp lực lên tim, từ đó giúp giảm đau thắt ngực và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột tử.
Để tối ưu hóa và tăng cường lợi ích của Đan Sâm trong hỗ trợ điều trị cơn đau thắt ngực, các nhà khoa học đã kết hợp loại thảo dược này với nhiều cây thuốc khác có tác dụng tăng cường năng lượng tim, ngăn ngừa hình thành cục máu đông như Hoàng Đằng, Cao Natto, L-carnitine…
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm hỗ trợ điều trị tim mạch. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an tâm khi sử dụng, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện.
Đau thắt ngực là một dấu hiệu nguy hiểm và ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những người trẻ. Các tốt nhất để phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực là áp dụng lối sống lành mạch, sử dụng thực phẩm tốt cho tim và tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Nguồn tham khảo: mayoclinic, webmd, heart
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.
Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014.
Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín