Dù có điều kiện kinh tế hay không thì bệnh nhân vẫn nên biết trước đặt stent mạch vành hết bao nhiêu tiền. Điều này không chỉ giúp cho bạn có sự chuẩn bị tốt nhất mà còn có cách để tiết kiệm chi phí ở mức tối đa.
Đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền?
Chi phí của một ca phẫu thuật tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại stent, nguồn gốc stent, thuốc men, giường bệnh, số ngày nằm viện, chụp mạch vành giá bao nhiêu,… Nhưng nhìn chung, giá các loại stent mạch vành vẫn chiếm phần lớn số tiền.
Hiện nay có 4 loại stent đang được đưa vào điều trị với mức giá chênh lệch nhau khá nhiều. Cụ thể là:
Stent kim loại trần
Là loại stent làm từ khung kim loại đơn giản. Chi phí của nó thấp nhất nhưng mức độ tái hẹp lại lớn. Tuy nhiên, stent kim loại vẫn được sử dụng khá nhiều vì từng sử dụng lâu trên lâm sàng và độ an toàn cao.
Giá stent mạch vành này là: 15.000.000 – 20.000.000đ
Stent phủ thuốc
Nó vẫn là stent khung kim loại nhưng được phủ thêm một lớp thuốc ở bên ngoài. Thuốc này có vai trò ngăn ngừa sự hình thành của mô sẹo tại vị trí đặt stent, nhờ đó mà tỷ lệ tái tắc hẹp giảm xuống còn 10% trong 6 tháng đầu tiên.
Đặt stent phủ thuốc hết 35.000.000 – 45.000.000đ
Stent tự tiêu
Khung kim loại được thay thế bằng polymer có khả năng tự biến mất trong cơ thể sau 3 – 5 năm. Dạng stent này giảm được nguy cơ tái hẹp, mức giá khoảng 55.000.000 – 65.000.000đ
Stent tự tiêu có tỷ lệ tắc hẹp thấp nhưng giá thành lớn
Stent trị liệu kép
Stent trị liệu kép được phát triển từ stent phủ thuốc. Bên ngoài vẫn là thuốc chống mô sẹo nhưng bên trong còn có thêm lớp kháng thể để tăng tốc độ hồi phục của các vết thương trong lòng mạch. Tỷ lệ tái hẹp của stent này cực kỳ thấp.
Cộng tổng các chi phí, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 60.000.000 – 120.000.000đ cho mỗi ca phẫu thuật.
Đặt stent mạch vành có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Đặt stent mạch vành là loại phẫu thuật được bảo hiểm y tế (BHYT) hỗ trợ, mức tối đa là 45 tháng lương cơ bản, theo mức lương từ 1/7/2019 là 1.490.000đ/tháng thì bệnh nhân được bảo hiểm chi trả 67.050.000đ.
Cách tiết kiệm chi phí đặt stent vẫn đảm bảo an toàn
Đặt ống stent mạch vành hết khá nhiều tiền và vẫn là gánh nặng với nhiều bệnh nhân nghèo. Vì vậy bạn nên có những bí quyết nho nhỏ để giảm thiểu mức chi phí này xuống thấp nhất có thể.
Sử dụng thuốc trong danh mục BHYT
Trong và sau quá trình mổ, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc. Hãy nhờ bác sĩ chọn các thuốc trong danh mục BHYT chi trả để tiết kiệm tiền thuốc.
Chọn BHYT đúng tuyến
Theo quy định hiện hành, mổ tim có được thanh toán BHYT đúng tuyến với mức 80% tiền điều trị, còn BHYT vượt tuyến là 30%. Như vậy việc chọn BHYT đúng tuyến có thể tiết kiệm thêm một nửa số viện phí.
Lựa chọn đúng loại bảo hiểm y tế có thể tiết kiệm được khoản chi phí lớn
Chăm sóc sau đặt stent mạch vành tốt để giảm tái tắc hẹp
Đặt stent không cho tác dụng mãi mãi, nó vẫn có nguy cơ bị hẹp lại, nhanh thì 3 tháng, lâu nhất là 15 năm. Và điều chỉnh cuộc sống sau đặt stent cũng như tiếp tục trị liệu tốt sẽ hạn chế được nguy cơ này. Khi giữ được tuổi thọ stent cao, bạn cũng đỡ phải tốn một khoản lớn để phẫu thuật lại.
Tuân thủ dùng thuốc
Thuốc cho người đặt stent gồm có chống đông và kháng tiểu cầu là bắt buộc, ngoài ra có những người bị thêm bệnh lý khác (tiểu đường, huyết áp cao,…) cũng cần dùng thuốc chữa những bệnh này.
Việc sử dụng nhiều thuốc dễ dàng khiến bạn bị quên liều. Hãy chia sẵn thuốc cho từng bữa ăn, từng ngày và cài nhắc nhở để đảm bảo luôn dùng đủ và đúng.
Bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ
Dù không thể thay thế được thuốc tây và các phương pháp can thiệp hay phẫu thuật, nhưng kết hợp với tinh chất thảo dược giúp hỗ trợ cho người bệnh giảm đáng kể nguy cơ tái hẹp, phòng ngừa sự phát triển mảng xơ vữa mới và trì hoãn bệnh tim nói chung.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng có hiệu quả đã được chứng minh trên lâm sàng và hiệu quả của sản phẩm được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế.
Xem thêm kết quả nghiên cứu Tại Đây
Thay đổi cách ăn uống và lối sống
Điều này không chỉ giúp stent bền hơn, nâng cao sức khỏe tim mạch mà còn giảm nguy cơ nhiều bệnh lý khác. Bạn hãy:
- Ăn nhiều rau củ và trái cây hơn, chọn ngũ cốc nguyên hạt, sữa đã tách béo và ăn nhiều cá
- Giảm lượng chất béo bằng cách kiêng mỡ, nội tạng hay da động vật; thay vào đó là ăn hạt các loại, dầu thực vật với lượng vừa phải; thay thịt đỏ bằng thịt trắng
- Ăn ít muối, ít đường
- Nấu ăn tại nhà, chủ yếu là luộc và hấp; hạn chế chiên xào và đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp
- Dành thời gian tập thể dục, ít nhất 30 – 60 phút hằng ngày
- Hạn chế căng thẳng và ngủ đủ giấc.
Chi phí đặt stent mạch vành là một con số lớn, không chỉ trong mà còn cả sau khi phẫu thuật vẫn phải điều trị. Thế nhưng đây vẫn là đầu tư xứng đáng vì nó kéo dài tuổi thọ và giảm bớt mệt mỏi bởi bệnh mạch vành.
Chi phí đặt stent phủ thuốc hết 35.000.000 – 45.000.000đ. Chi phí này còn phụ thuộc vào thời gian hồi phục cũng như chi phí của từng viện. Vì vậy tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện bạn muốn tới can thiệp để có câu trả lời chính xác nhất.
Thân mến!
Bảng giá cho đặt stent tương đối:
Stent phủ thuốc: 35.000.000 – 45.000.000đ
Stent tự tiêu: 55.000.000 – 65.000.000đ
Stent trị liệu kép: 60.000.000 – 120.000.000đ
Trường hợp bạn đặt stent trần chi phí: 15.000.000 – 20.000.000đ
Sten trần là loại stent làm từ khung kim loại đơn giản. Chi phí của nó thấp nhất nhưng mức độ tái hẹp lại lớn. Tuy nhiên, stent kim loại vẫn được sử dụng khá nhiều vì từng sử dụng lâu trên lâm sàng và độ an toàn cao.
Vì vậy lựa chọn sử đặt stent nào bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể nhất bạn nhé.
Chúng tôi gửi bạn bài viết khi nào cần đặt stent mạch vành để bạn tham khảo.
Thân mến!