Thiếu máu cơ tim không chỉ gây ra các cơn đau thắt ngực, nặng ngực mạn tính, làm giảm khả năng gắng sức của người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ não. Vậy có những cách điều trị thiếu máu cơ tim nào hiệu quả đang được áp dụng hiện nay? Cùng tìm hiểu qua tư vấn từ các chuyên gia trong bài viết ngay sau đây.

Dùng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim giúp kiểm soát triệu chứng và rủi ro

Sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim ở mức độ nhẹ và chưa cần phải phẫu thuật. Mục tiêu nhằm cải thiện lượng máu lưu thông đến tim để làm giảm các cơn đau thắt ngực, ức chế xơ vữa mạch vành và ngăn ngừa biến chứng huyết khối (nhồi máu cơ tim, đột quỵ não). 

Thuốc điều trị là chỉ định bắt buộc với người thiếu máu cơ tim

Thuốc điều trị là chỉ định bắt buộc với người thiếu máu cơ tim

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một hoặc nhiều thuốc thuộc nhóm: 

Thuốc chống đông giúp ngăn ngừa biến chứng huyết khối

Giúp ngăn ngừa cục máu đông nhằm tránh các rủi ro như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các thuốc thường dùng: Aspirin, Clopidogrel (Plavix, Clopistad), Xarelto, Duoplavin, Prasugrel.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng chảy máu quá mức. Vì vậy, bạn cần chú ý:

  • Dùng thuốc đúng, đủ liều theo chỉ định. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim hay tái tắc hẹp stent. 
  • Thường xuyên xét nghiệm chỉ số đông máu INR.
  • Theo dõi các biểu hiện xuất huyết (chảy máu mũi, chảy máu chân răng, bầm tím dưới da; ho ra máu, nôn ra máu hoặc giống bã cà phê, đi cầu phân đen, kinh nguyệt ra nhiều)  hoặc đông máu (đau đầu, đau ngực).
  • Tránh các hoạt động dễ gây chấn thương và các vật sắc nhọn, dễ gây chảy máu như dao, kéo, bàn chải đánh răng có lông cứng.
  • Với thuốc chống đông kháng vitamin K như Sintrom (Acenocoumarol) và Coumadin (warfarin), cần hạn chế các loại thực phẩm chứa vitamin K như rau lá xanh, rau họ cải, mù tạt, trà xanh, bơ, gan động vật… để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc giảm và ngăn ngừa cơn đau thắt ngực Nitrat

Thuốc thuộc nhóm này giúp mở rộng động mạch vành nên cải thiện lưu lượng máu đến tim, làm giảm cơn đau thắt ngực và dự phòng cơn đau xuất hiện. Thuốc thường dùng là Nitromint dạng xịt. Đối với dạng này khi dùng bạn cần lưu ý:

  • Trước khi dùng cần lắc 15 - 20 lần để đảm bảo xịt đủ liều.
  • Xịt thuốc ở thực hiện ở tư thế ngồi hoặc nằm, tránh đứng vì thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Phải uốn cong lưỡi và xịt thuốc vào gốc lưỡi để thuốc được hấp thu nhanh, từ đó làm giảm cơn đau thắt ngực.
  • Không xịt thuốc quá 3 lần trong vòng 15 phút, mỗi lần cách nhau 5 phút. Nếu sau 3 lần xịt mà vẫn bị đau thắt ngực hoặc cơn đau có dấu hiệu tăng nặng, cần gọi cấp cứu 115.
  • Không được dùng Nitroglycerin nếu đang tụt huyết áp hoặc đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương Sildenafil (Viagra).

Thuốc chẹn beta giao cảm giúp thư giãn cơ tim 

Các thuốc thường dùng: Atenolol, Metoprolol (Betaloc), Nebivolol (Nebilet), Bisoprolol (Concor), Carvedilol (Dilatrend). Thuốc giúp thư giãn cơ tim, giúp máu lưu thông tốt hơn nên làm giảm cơn đau thắt ngực, nhịp tim và huyết áp.

Trong quá trình dùng thuốc này, bạn lưu ý không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ tránh tình trạng gia tăng huyết áp và trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim.

Khi dùng Betaloc người bệnh cần giảm liều từ từ theo chỉ định của bác sĩ điều trị

Khi dùng Betaloc người bệnh cần giảm liều từ từ theo chỉ định của bác sĩ điều trị

Thuốc chẹn kênh canxi giúp giảm cơn đau thắt ngực

Các thuốc thường dùng: Verapamil, Diltiazem, Nifedipine, AmlodipineThuốc giúp thư giãn, giảm khối lượng làm việc cho tim và mở rộng mạch máu, tăng lưu lượng máu đến tim của bạn. 

Khi uống thuốc bạn lưu ý:

  • Không uống rượu và nước bưởi trong khi dùng thuốc vì các loại đồ uống này có thể làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ hòa tan (rau đay, mồng tơi, trái bơ, các loại đậu…) để phòng táo bón khi dùng thuốc với liều cao.
  • Các thuốc chẹn kênh canxi, đặc biệt là Amlodipin có thể gây phù. Nếu thấy cổ chân, bàn chân bị phù, bạn hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc đổi sang loại thuốc khác.

Thuốc hạ mỡ máu giúp ổn định mảng xơ vữa

Các thuốc thường dùng: Atorvastatin (Lipitor), Simvastatin, RosuvastatinLoại thuốc này giúp làm giảm các chất lắng đọng lên thành mạch và ổn định mảng xơ vữa, tránh mảng xơ vữa bị nứt vỡ gây nhồi máu cơ tim. Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ mỡ máu mà bạn cần nhớ:

  • Nên uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ bởi đây là thời điểm gan sản xuất nhiều cholesterol nhất. Điều này cũng giúp bạn không bị đau đầu khi dùng thuốc.
  • Tránh ăn hoặc uống nước ép bưởi chùm (loại quả lai giữa bưởi và cam). Bưởi chùm sẽ làm tăng nồng độ thuốc trong máu, từ đó tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Nên xét nghiệm nồng độ men cơ trước khi dùng thuốc và kiểm tra lại khi có biểu hiện đau cơ bởi Statin có thể gây tiêu cơ vân.

Atorvastatin là thuốc hạ mỡ máu và ổn định mảng xơ vữa thường được sử dụng

Atorvastatin là thuốc hạ mỡ máu và ổn định mảng xơ vữa thường được sử dụng

 Thuốc ức chế men chuyển giúp hạ huyết áp

Thuốc thường được đề nghị sử dụng khi bạn mắc kèm cao huyết áp hoặc tiểu đường với thiếu máu cơ tim cục bộ. Đây cũng là loại thuốc được sử dụng khi bạn bị suy tim hoặc tim bơm máu không hiệu quả. 

Các thuốc thường dùng bao gồm Perindopril (Coversyl), Captopril, Lisinopril (Zestril)... với một số lưu ý như sau:

  • Nên đo nồng độ kali máu định kỳ, đặc biệt là khi có dấu hiệu dư thừa kali như lú lẫn, nhịp tim không đều, tê/ngứa ở bàn tay, bàn chân, khó thở…
  • Thuốc ức chế men chuyển thường gây tác dụng phụ ho khan. Nếu có dấu hiệu này, bạn không được tự ngưng dùng thuốc mà cần báo cho bác sĩ. Ho khan do thuốc khá dễ nhầm với ho do các bệnh lý khác. Đặc biệt nếu tác dụng phụ này không quá khó chịu thì việc dùng thuốc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn rủi ro (giúp bảo vệ nội mạc mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch). 

Thực hiện can thiệp, phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu đến tim

Đối với những trường hợp thiếu máu cơ tim không đạt được hiệu quả nhờ vào việc điều trị bằng thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp can thiệp, phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu đến tim. 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh sẽ áp dụng một trong ba phương pháp khác nhau như sau: 

Nong mạch vành và đặt stent

Mục đích của việc nong mạch vành và đặt stent là để tái thông mạch vành bị hẹp. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp:

  • Động mạch vành bị hẹp từ 70% trở lên
  • Gặp phải cơn đau thắt ngực ổn định không kiểm soát được dù đã điều trị phương pháp nội khoa tối ưu
  • Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên. mà phân tầng nguy cơ cao
  • Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên
  • Gặp phải cơn đau thắt ngực sau khi đã tiến hành phẫu thuật làm cầu nối chủ vành

Bác sĩ sẽ đưa một đoạn ống thông mỏng và phần hẹp của động mạch. Sau đó luôn một sợi dây cùng một quả bóng nhỏ vào khu vực bị hẹp này và bơm căng để mở rộng động mạch. Cuối cùng đưa một cuộn lưới thép nhỏ (gọi là stent) vào bên trong để giữ cho động mạch được mở rộng.

Sau khi nong mạch và đặt stent, người bệnh vẫn cần phải uống thuốc điều trị lâu dài.

Đặt stent mạch vành là phương pháp phổ biến giúp người bệnh tái thông mạch vành

Đặt stent mạch vành là phương pháp phổ biến giúp người bệnh tái thông mạch vành

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là thực hiện nối động mạch chủ và các nhánh động mạch vành bị hẹp bằng một đoạn mạch vành khác của người bệnh. Tùy vào độ nặng của bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện nhiều cầu nối khác nhau để máu có thể lưu thông xung quanh động mạch vành bị tắc nghẽn, cải thiện lưu lượng máu đến nuôi tim. 

Phương pháp này được chỉ định với những trường hợp hẹp nhiều nhánh động mạch vành và không thể thực hiện thủ thuật nong mạch vành và đặt stent được. 

Can thiệp điều trị bằng sóng xung kích

Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim bằng sóng xung kích là một phương pháp điều trị mới không xâm lấn cho người bệnh thiếu máu cơ tim. Khi bắn các sóng xung kích vào vùng bị tắc nghẽn, thiếu máu sẽ làm giãn mạch, giảm đau và kích thích phát triển hệ thống vi mạch tuần hoàn tim, gia tăng khả năng gắng sức. 

Các bác sĩ sẽ tiến hành mắc điện tim, siêu âm để tìm ra vùng cần điều trị. Sau đó sử dụng máy Cardiospec để lấy chính xác vị trí và bắn sóng xung kích vào vùng cần điều trị. Quy trình điều trị được nhắc lại khoảng ba lần một tuần vào tuần đầu của mỗi tháng và kéo dài trong 3 tháng. 

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đến tim

Với hơn 600 nghiên cứu, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phát hiện Dihydroquercetin chiết suất từ thông Dahurian, không chỉ giúp giảm xơ vữa động mạch, giảm mỡ máu, ổn định huyết áp mà còn có khả năng thông huyết mạch, hỗ trợ cải thiện tuần hoàn vi mạch vành và phục hồi vi tuần hoàn sau đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Vì vậy cùng với thuốc điều trị, việc bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ chiết xuất từ thông Dahurian góp phần cải thiện đáng kể tình trạng xơ vữa mạch, giảm nguy cơ huyết khối và giảm đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim ở bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.

Tuân thủ lối sống lành mạnh nhằm giảm nhẹ triệu chứng

Việc thay đổi lối sống tích cực góp phần không nhỏ vào sự thành công trong quá trình điều trị của người bệnh thiếu máu cơ tim. Để đảm bảo sức khỏe cũng như tăng tỷ lệ điều trị thành công, phòng ngừa biến chứng, các chuyên gia tim mạch đưa ra lời khuyên như sau: 

Chế độ  ăn lành mạnh giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả

Chế độ  ăn lành mạnh giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả

  • Kiểm soát các bệnh lý liên quan như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế chất béo bão hòa.
  • Vận động thường xuyên: Tập luyện các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân.
  • Duy trì cân nặng, trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch giảm cân hiệu quả nếu quá thừa cân.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc đòi hỏi phải gắng sức nhiều
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê hay nước ngọt có ga
  • Không hút thuốc lá 
  • Khám sức khỏe tim mạch định kỳ ít nhất 2 lần trong năm.
  • Kiểm soát tâm lý, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. 

Trên đây là những cách điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho quá trình điều trị bệnh.Nếu còn băn khoăn cần được giải đáp về bệnh lý thiếu máu cơ tim hay quá trình điều trị bệnh, đừng ngần ngại gọi tới số 0981.238.219 để được giải đáp chi tiết nhất!

ĐT-219.jpg

 

Thông tin thêm cho bạn

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Ích Tâm Khang Platinum

Với chiết xuất từ Thông Dahurian

  • Hỗ trợ cải thiện biểu hiện đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành (thiếu máu cơ tim)
  • Hỗ trợ giảm cholesterol máu, tăng lưu thông máu đến tim