Khi hiểu rõ bệnh thiếu máu cơ tim là gì, phát triển do đâu và kết hợp điều trị phù hợp như hướng dẫn trong bài viết, nhiều người vẫn đang tận hưởng cuộc sống tốt như người bình thường.

Trái tim chịu trách nhiệm vận chuyển khoảng 2000 lít máu mỗi ngày. Giống như các cơ bắp khác, cơ tim cần được cung cấp nguồn máu liên tục để hoạt động đúng. Vì vậy bệnh thiếu máu cơ tim có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nói chung.

Hiểu đúng về bệnh thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là sự hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành – mạch máu nuôi cơ tim. Điều này gây ra thiếu hụt lượng máu cần thiết để cho cơ tim có thể hoạt động được bình thường.

Tắc hẹp mạch vành gây giảm lượng máu nuôi cơ tim

Tắc hẹp mạch vành gây giảm lượng máu nuôi cơ tim

Thiếu máu cơ tim là do đâu?

Bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính ở người trẻ đã bắt đầu hình thành. Khi chúng ta già đi, có những yếu tố như cao huyết áp, nicotin trong thuốc lá, bệnh tiểu đường làm cho thành mạch bị tổn thương. Các chất nằm trong dòng máu như chất thải tế bào, protein, canxi và hạt mỡ xấu dính vào vị trí tổn thương này, kết hợp với nhau tạo ra mảng bám

Theo thời gian, mảng bám lớn dần lên với các kích thước khác nhau, gây hẹp lòng mạch và hạn chế lưu lượng máu đến cơ tim.

Do tim không được cung cấp máu đầy đủ nên bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng để hoạt động bình thường.

Bệnh cơ tim thiếu máu có thể để lại biến chứng gì?

Khi mảng xơ vữa quá lớn và bị bong vỡ ra, tích lũy thêm các chất khác tạo nên cục máu đông. Nó đủ lớn làm cho dòng máu cung cấp cho một phần cơ tim bị cắt đứt hoàn toàn gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Đây là biến cố trực tiếp và nghiêm trọng nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Khi cục máu đông lưu trú về não có thể gây ra đột quỵ.

Ngoài ra, việc tim nỗ lực hoạt động trong điều kiện thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim.

Những biến chứng bệnh thiếu máu cơ tim thường để lại tổn thương không hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh càng sớm bao nhiêu, cơ hội bảo tồn và phục hồi sức khỏe trái tim càng nhiều bấy nhiêu.

Cách phát hiện bệnh thiếu máu cơ tim từ sớm

Phát hiện sớm thiếu máu cơ tim giúp ngăn ngừa được nhiều thiệt hại cho tim.

Dựa vào các triệu chứng cảnh báo

Điển hình nhất phải kể đến triệu chứng đau thắt ngực. Những người bệnh đã từng trải qua mô tả lại rằng họ cảm giác như có áp lực lớn đặt lên lồng ngực, bị bóp nghẹt, nóng rát hoặc đau âm ỉ. Cơn đau xuất phát từ vị trí đằng sau xương ức; sau đó lan tỏa đến cổ, hàm, cánh tay, vai, cổ họng, lưng hoặc răng.

Thiếu máu mạch vành tim với cơn đau nặng ngực

Thiếu máu mạch vành tim với cơn đau nặng ngực

Tuy nhiên, có đến 50% người bệnh không có cơn đau thắt ngực trong giai đoạn sớm của bệnh, nhất là phụ nữ, người bị bệnh tiểu đường. Triệu chứng của họ đơn giản chỉ là cảm giác khó thở, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, đổ mồ hôi, chuột rút và mệt mỏi vô cớ. Thậm chí có những người phát triển bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng mà không hề có biểu hiện gì

Vì vậy, theo dõi những thay đổi của cơ thể là quan trọng để phát hiện và đi khám sớm, nhưng chưa đủ để kết luận bệnh.

Cách để chẩn đoán bệnh chính xác

Chẩn đoán thiếu máu cơ tim muốn có kết quả chính xác phải dựa trên các xét nghiệm.

Tiêu chuẩn vàng hiện nay là thông tim và chụp mạch vành. Bên cạnh đó, chụp cắt lớp vi tính CT cho kết quả chính xác đến 90%. Ngoài ra, một số xét nghiệm thiếu máu cơ tim không xâm lấn khác cũng được đưa vào chẩn đoán như siêu âm tim, điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức

Cách chữa thiếu máu cơ tim toàn diện, hiệu quả

Tùy theo giai đoạn bệnh mà việc điều trị trực tiếp có thể khác nhau đôi chút.

Phẫu thuật khôi phục dòng máu về cơ tim

Khi mảng xơ vữa đã phát triển lớn, chặn 70% lòng mạch trở lên hoặc bạn không còn đáp ứng với thuốc điều trị nữa cần phải can thiệp để khơi thông lòng mạch.

  • Laser: Tạo ra một số lỗ nhỏ trên cơ tim, khuyến khích hình thành các mạch máu mới.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: sử dụng mạch máu từ bộ phận khác, thường là chân, để nối tắt qua đoạn mạch vành bị chặn.

Nong mạch và đặt stent: đưa ống thông có gắn bóng cao su ở đầu vào mạch vành, sau đó bơm trái bóng này lên để nén mảng xơ vữa xuống, mở rộng mạch máu. Cuối cùng, bác sĩ có thể để lại ống stent để giữ cho mạch máu luôn thông thoáng.

Thiếu máu cơ tim nên uống thuốc gì?

Bất kể người bệnh thiếu máu cơ tim nào dù có phải phẫu thuật hay không đều phải sử dụng thuốc điều trị. Trong số đó, một còn nhẹ và trung bình hoặc mức độ hẹp dưới 70% và mảng xơ vữa ổn định thì có thể chỉ cần phải dùng thuốc điều trị. Các loại thuốc trị bệnh thiếu máu cơ tim gồm có:

Kể cả sau khi phẫu thuật vẫn cần dùng thuốc để ngăn ngừa tái tắc hẹp

Kể cả sau khi phẫu thuật vẫn cần dùng thuốc để ngăn ngừa tái tắc hẹp

Dùng cây thuốc nam trị thiếu máu cơ tim

Những năm qua việc ứng dụng sản phẩm từ cây cỏ trị bệnh tim đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, phải tỉnh táo lựa chọn được loại mà hiệu quả đã được kiểm chứng.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng có hiệu quả đã được chứng minh trên lâm sàng và hiệu quả của sản phẩm được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế.

Thiếu máu cơ tim nên ăn gì và sinh hoạt thế nào?

Nguyên tắc cơ bản là không làm tăng mỡ máu, huyết áp và tránh căng thẳng.

  • Thực đơn cho người thiếu máu cơ tim cần kiêng chất béo, ít đường và giảm muối. Tập trung vào các món như rau xanh, ngũ cốc nguyên vỏ, hoa quả, sữa đã tách béo.
  • Tự chế biến đồ ăn tại nhà, hạn chế tối đa thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Chỉ nên uống 1 – 2 tách cà phê không đường sữa mỗi ngày; giới hạn rượu mạnh dưới 1 cốc, bia dưới 1 lon và rượu vang dưới 2 ly.
  • Bỏ thuốc lá cũng như hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
  • Không sử dụng nước ngọt giải khát.

Sự phát triển của y học giúp cho bệnh thiếu máu cơ tim không còn nguy hiểm như trước nữa. Khi hiểu rõ bệnh là gì, phát triển do đâu và kết hợp điều trị phù hợp, nhiều người vẫn đang tận hưởng cuộc sống tốt như người bình thường.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184130.php

https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/ischemic-heart-disease

https://en.wikipedia.org/wiki/Coronary_artery_disease