Chụp mạch vành là phương pháp phát hiện các bệnh lý, dấu hiệu bất thường như hẹp, tắc, huyết khối, xơ vữa động mạch vành… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về ưu điểm, chi phí & những thông tin bạn cần biết về phương pháp chụp mạch vành.
Chụp mạch vành là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác lên đến 90%
Chụp mạch vành là gì?
Chụp mạch vành tim là thủ thuật chụp X quang sử dụng chất cản quang bơm vào mạch vành, nhằm có được hình ảnh hệ thống mạch vành. Qua đó giúp chẩn đoán các bệnh lý như hẹp mạch vành, tắc mạch vành (vị trí, mức độ tắc hẹp) hay bóc tách động mạch vành tự phát.
Chụp mạch vành còn được gọi là chụp CT mạch vành, hiện nay đây là tiêu chuẩn vàng để xác định tình trạng tắc nghẽn mạch vành, là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác và tiên tiến nhất.
Hình ảnh chụp mạch vành bị tắc hẹp (A) và mạch vành lưu thông máu tốt (B)
Kỹ thuật chụp mạch vành có ưu điểm gì?
Những ưu điểm của kỹ thuật chụp mạch vành có thể kể đến như:
- Thời gian thực hiện ngắn, đặc biệt với các máy chụp cắt lớp đa dãy công nghệ cao có thể chỉ mất vài giây đến vài chục giây. Kết quả chụp sẽ hiển thị ngay trên máy tính và được mang đi in và chẩn đoán bệnh nhanh chóng.
- Có thể thực hiện tích hợp điều trị bằng nong mạch vành hoặc can thiệp mạch vành qua da, đặt stent ngay trong khi thực hiện thực hiện chụp mạch vành.
- Đặc biệt, ưu điểm vượt trội của phương pháp chụp mạch vành là an toàn, bệnh nhân sau khi chụp không cần ở lại bệnh viện và kết quả chẩn đoán chính xác lên đến hơn 90%.
Ai được chỉ định chụp mạch vành?
Dưới đây là 11 trường hợp được chỉ định chụp mạch vành (theo Bộ Y tế):
- Người đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lệch.
- Người nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
- Trường hợp đau thắt ngực ổn định nhưng có nguy cơ cao, vùng thiếu máu cơ tim lan rộng hoặc điều trị nội khoa (dùng thuốc) mà không hiệu quả.
- Người nghi ngờ mắc bệnh mạch vành hoặc đã được chẩn đoán có bệnh mạch vành.
- Trước phẫu thuật tim, mạch máu lớn ở người cao tuổi (nữ >50 tuổi, nam >45 tuổi).
- Trước phẫu thuật không phải tim mạch ở những trường hợp nghi mắc bệnh mạch vành
- Trường hợp sau cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện.
- Tình trạng đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành.
- Suy tim không xác định được nguyên nhân.
- Người bệnh bị rối loạn nhịp nguy hiểm như nhịp nhanh thất, block nhĩ - thất...
- Trường hợp phát hiện ra bất thường ở động mạch vành sau khi chụp cắt lớp vi tính đa dãy.
Trường hợp nào có chống chỉ định chụp mạch vành?
Nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn không được thực hiện chụp mạch vành:
- Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng.
- Có tiền sử sốc với thuốc cản quang hoặc hải sản.
- Bệnh nhân suy thận nặng (chức năng thận < 30ml/phút/m2) hoặc có nồng độ creatinin máu cao.
- Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ mang thai.
- Thận trọng với bệnh nhân hen suyễn nặng, cường giáp điều trị chưa ổn định.
Bạn có thể yên tâm rằng, bác sĩ đã khai thác đầy đủ thông tin trước khi chỉ định chụp mạch vành cho bạn.
Chụp mạch vành có nguy hiểm không?
Chụp động mạch vành là một thủ thuật ít nguy hiểm và có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể gặp phải các biến chứng như dị ứng, sốc phản vệ với chất cản quang, rối loạn nhịp tim, xuất huyết dưới da, tổn thương thận, vỡ hoặc thủng động mạch vành...
Đối với những biến chứng ít nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ xử lý kịp thời và theo dõi trong suốt quá trình làm thủ thuật cho bệnh nhân. Còn với những phản ứng nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được theo dõi mạch và huyết áp để đảm bảo không có gì bất thường xảy ra trong ít nhất là 24 tiếng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì tỷ lệ xảy ra biến chứng sau chụp mạch vành rất thấp (dưới 5%).
Chụp mạch vành là thủ thuật khá an toàn với tỉ lệ xảy ra biến chứng dưới 5%
Chụp mạch vành bao nhiêu tiền?
Chi phí chụp mạch vành rơi vào khoảng 2 - 4 triệu (chưa kể thuốc cản quang) tùy từng bệnh viện. Bạn có thể tham khảo bảng giá chụp mạch vành tại một số bệnh viện có chuyên khoa tim mạch tốt dưới đây:
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lưu ý, trên đây là bảng chi phí chụp mạch vành chưa được giảm trừ BHYT.
Địa chỉ chụp mạch vành uy tín ở đâu?
Để thực hiện chụp mạch vành, bạn có thể lựa chọn các bệnh viện tim mạch lớn tuyến trung ương với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm như:
- Khu vực miền Bắc: Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, bệnh viện Việt Đức, viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tim Hà Nội, bệnh viện Đại học Y Hà Nội...
- Khu vực miền Nam: Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, viện Tim TP HCM, bệnh viện Tim Tâm Đức…
- Khu vực miền Trung: Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện Đà Nẵng...
Quy trình thực hiện chụp mạch vành như thế nào?
Hiện nay, có hai phương pháp chụp mạch vành là chụp động mạch vành qua da và chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT. Mỗi phương pháp sẽ có quy trình thực hiện và chỉ định riêng để phù hợp với từng bệnh nhân.
Chụp động mạch vành qua da
Chụp động mạch vành qua da là kỹ thuật sử dụng các ống thuốc chuyên dụng để đưa thuốc cản quang vào trong động mạch, qua đó bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh của hệ thống mạch trên màn hình tăng sáng.
Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết rạch nhỏ tại vị trí đặt ống (cổ tay hoặc vùng bẹn, háng) để ông thông đưa vào động mạch. Sau đó, ống thông được đưa vào mạch máu và cẩn thận luồn vào động mạch vành hoặc tim.
Khi thuốc cản quang được bơm vào các mạch máu, bác sĩ có thể quan sát dòng chảy của nó trên hình ảnh X - quang và xác định vị trí tắc nghẽn hoặc khu vực lưu thông bị hạn chế. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể can thiệp đặt stent để mở rộng động mạch vành bị hẹp.
Kỹ thuật chụp mạch vành là đưa ống thuốc chuyên dụng vào trong động mạch
Chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT
Chụp CT động mạch vành phương pháp sử dụng máy chụp đa dãy có tiêm thuốc cản quang để làm hiện hình hệ thống động mạch vành, buồng tim và van tim.
Hiện tại, ở Việt Nam để chụp cắt lớp động mạch thường sử dụng hệ thống máy 64 dãy đầu dò hoặc nhiều hơn (128, 256, 320 dãy…).
Thủ thuật này phù hợp với những bệnh nhân được chỉ định thông thường. Trong trường hợp cấp cứu cần can thiệp nong mạch hoặc đặt stent, thủ thuật này không thể thực hiện được.
Cần chuẩn bị gì trước khi chụp mạch vành?
Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết trước khi chụp mạch vành và mỗi phương pháp chụp sẽ cần lưu ý khác nhau, cụ thể:
Chụp động mạch vành qua da
Đối với bệnh nhân được chỉ định phương pháp chụp động mạch vành qua da:
- Nhịn ăn, uống trong vòng 8 giờ trước khi thực hiện thủ thuật;
- Cạo sạch lông, khử trùng ở tay hoặc háng tại vị trí đưa ống thông vào.
- Đi cùng người nhà để ký đơn cam kết;
- Y tá sẽ làm các xét nghiệm cần thiết, đo huyết áp và đặt đường truyền tĩnh mạch;
- Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân bị dị ứng với hải sản, đang sử dụng thuốc sildenafil (Viagra).
Chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT
- Hãy tháo và để những đồ trang sức, phụ kiện ở nhà.
- Đi cùng người nhà để ký đơn cam kết;
- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với bác sĩ;
- Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa như Ure, Glucose, Creatinin...
- Nhịn ăn, uống trước 4 giờ. Có thể uống nước nhưng không quá 50ml nước;
- Đối với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc, hen phế quản thì cần uống thuốc chống dị ứng vào hôm trước và sáng hôm sau trước khi chụp.
- Hãy thông báo bác sĩ biết mình dị ứng với loại thuốc nào (nếu có) và đang sử dụng những loại thuốc nào.
Sau khi chụp mạch vành cần lưu ý gì?
Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng gì bất thường sau khi chụp mạch vành
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu, mệt mỏi nào sau khi chụp mạch vành thì hãy thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời. Tuy rất hiếm gặp, nhưng người bệnh có thể sốc phản vệ hoặc dị ứng thuốc cản quang sau khi chụp mạch vành. Thời gian này, bạn nên thư giãn và uống nhiều nước, không hút thuốc hoặc uống rượu.
Ngoài ra, tùy vào phương pháp chụp mà bạn cần lưu ý thêm như sau:
- Đối với phương pháp chụp động mạch vành đa dãy MSCT, sau khi theo dõi nếu không xảy ra biến chứng sẽ được xuất viện và sinh hoạt bình thường.
- Đối với phương pháp chụp mạch vành qua da, do có vết thương hở nên bác sĩ sẽ tháo băng sau 24 giờ. Nếu vết thương có rỉ nước, hãy đắp băng gạc mới thêm 12 giờ. Trong hai ngày đầu, người bệnh nên tránh quan hệ tình dục hoặc vận động quá sức. Sau khi thực hiện chụp mạch vành từ từ 7 – 10 ngày, hãy tái khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi của bạn.
Hiện nay, chụp mạch vành là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được đánh giá rất cao trong lĩnh vực điều trị bệnh lý tim mạch. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt và tỉ lệ thành công cao, vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi được chỉ định thực hiện. Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin có hữu ích và phù hợp với mình trong bài viết này. Nếu còn băn khoăn, hãy gọi điện đến số 0981.238.219 để được giải đáp thắc mắc!
Nguồn tham khảo: nhs.uk, mayoclinic