Bệnh tim to khá khó phát hiện được ở giai đoạn đầu và khi bệnh phát triển nặng hơn có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim hay đột quỵ. Do đó, người bệnh cần có những hiểu biết tổng quát về bệnh và nắm được các cách điều trị hiệu quả.
Tim to là bệnh gì?
Bệnh tim to là tình trạng tim có kích thước lớn hơn mức bình thường do tim bị dày lên (phì đại cơ tim) hoặc giãn ra. Khi này, cơ tim gặp khó khăn trong việc co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày có thể dẫn tới biến chứng suy tim, đột quỵ.
Tim to ra là một dấu hiệu bất thường cảnh báo cho người bệnh về nhiều vấn đề khác của tim. Nếu người bệnh không kịp thời điều trị và thay đổi lối sống sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim khác và dẫn đến tim bị suy.
Sự khác biệt giữa tim bình thường và tim trong bệnh tim to do cơ tim dày lên
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim to
Bệnh tim to ở các mức độ bệnh khác nhau sẽ biểu hiện các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, thậm chí có trường hợp không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ thoáng qua. Trường hợp bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng bơm máu thì người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:
- Khó thở nhất là sau khi hoạt động mạnh hoặc khi nằm thẳng
- Chân bị sưng tấy lên
- Cảm giác mệt mỏi
- Đánh trống ngực hoặc nhịp tim nhanh
- Tăng cân, đặc biệt tập trung nhiều ở phần giữa của cơ thể.
Bệnh tim to có nguy hiểm không?
Bệnh tim to là một bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát sớm và theo dõi thường xuyên, tim to có thể dẫn đến một số biến chứng như loạn nhịp tim, suy tim, ngừng tim hay đột quỵ, cụ thể như sau:
- Suy tim: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh tim to. Cơ tim của bạn sẽ bị yếu đi, tâm thất sẽ giãn ra đến mức tim không thể bơm máu hiệu quả đi khắp cơ thể và khiến người bệnh gặp các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù...
- Hình thành nên cục máu đông: Tim to có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nên cục máu đông. Nếu cục máu đông này đi vào trong máu, chúng có thể chặn dòng máu đến các cơ quan quan trọng, thậm chí gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
- Hở van tim: Trong tình trạng tim to, các van tim có thể bị giãn ra và không đóng đúng cách, dẫn đến hiện tượng máu chảy ngược. Mặc dù biến chứng này không phải lúc nào cũng có hại, nhưng nên được bác sĩ theo dõi thêm.
- Ngừng tim và đột tử. Tim to có thể dẫn đến sự thay đổi nhịp đập của tim. Nhịp tim có thể quá chậm hoặc quá nhanh làm ứ đọng máu tại các buồng tim, từ đó có thể dẫn đến ngất xỉu, trong một số trường hợp là ngừng tim hoặc đột tử.
Tim to nếu không được kiểm soát sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng trên tim mạch
Vì sao bạn mắc bệnh tim to?
Bệnh tim to có thể xuất phát từ một dị tật bẩm sinh của tim hoặc cũng có thể là hậu quả lâu dài của một bệnh lý khác bao gồm:
- Cao huyết áp: Khi này, tim phải bơm mạnh hơn để cung cấp máu cho cơ thể, lâu dài có thể làm cho tâm thất trái to ra.
- Bệnh van tim: Van tim bị hỏng cũng khiến tim hoạt động bất thường. Trong một số trường hợp, kích thước tim sẽ tăng lên.
- Bệnh cơ tim: Điển hình như bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim giãn. Cả 2 đều khiến kích thước tim trở lên lớn hơn.
- Tràn dịch màng ngoài tim: Tình trạng tích tụ chất lỏng trong lớp màng đôi bao bọc ngoài tim cũng có thể khiến tim bạn có vẻ to ra khi chụp X-quang ngực.
- Bệnh động mạch vành: Các mảng xơ vữa trong động mạch tim gây cản trở lưu lượng máu chảy qua các mạch máu. Điều này làm tim phải hoạt động mạnh hơn bình thường. Lâu này cũng có thể khiến tim bị to hơn.
- Các bệnh khác: Thiếu máu, thừa sắt, suy giáp, cường giáp, bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis)... cũng có thể khiến tim to hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể có nguy cơ bị tim to cao nếu bị bệnh tim bẩm sinh hoặc gia đình có người đã bị bệnh tim to hoặc bệnh cơ tim.
Đừng chủ quan với hiện tượng tim to. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn cách kiểm soát tình trạng này hiệu quả.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim to
Để chẩn đoán tình trạng tim to và đánh giá mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sau:
- Chụp X-quang lồng ngực: Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ xem rõ hơn về cấu trúc của tim để phát hiện điều bất thường.
- Điện tâm đồ: Xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về nhịp tim và tổn thương tim nếu có.
- Siêu âm tim: Nhằm chẩn đoán và theo dõi chứng tim to, bác sĩ sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh video về cả bốn buồng tim để có được những đánh giá cụ thể.
- Chụp CT tim: Là phương pháp sử dụng ống tia X trong máy quay để thu thập được hình ảnh về tim và vùng ngực.
- Chụp cộng hưởng MRI: Sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim.
- Kiểm tra căng thẳng: là một bài test căng thẳng khi vận động trên một máy chạy bộ hay đạp xe cố định, nhằm cung cấp các chỉ số về mức độ hoạt động của tim như nhịp tim, huyết áp, nhịp thở.
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra nồng độ các chất trong máu để có thể tìm ra các vấn đề về tim nếu có, từ đó giúp tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
Chụp X quang lồng ngực là một cách chẩn đoán bệnh tim to
Bệnh tim to có chữa được không?
Bệnh tim to có thể có thể điều trị được tuy nhiên việc có chữa khỏi hoàn toàn hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Một số người bệnh tim bị to do các yếu tố tạm thời như mang thai, nhiễm trùng... có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu nguyên nhân khiến tim to là do một bệnh mãn tính hay từ một dị tật bẩm sinh, bệnh sẽ rất khó điều trị hết. Khi này, việc dùng thuốc hoặc các phương pháp can thiệp phẫu thuật chủ yếu nhằm cải thiện các triệu chứng, giảm nguy cơ bệnh tiến triển gây biến chứng.
Các cách điều trị bệnh tim to
Cách điều trị bệnh tim to sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhưng tựu chung có thể chia thành 2 phương pháp sử dụng thuốc, phẫu thuật can thiệp.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc có thể dùng để điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh tim to gồm:
- Thuốc lợi tiểu: Tăng thải lượng natri và nước trong cơ thể, có thể giúp giảm áp lực cho tim và lòng động mạch.
- Thuốc ức chế men chuyển: Nhằm giảm huyết áp và cải thiện khả năng bơm máu của tim.
- Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II: Đây là thuốc thay thế cho thuốc ức chế men chuyển nếu người bệnh không dùng được dùng thuốc.
- Thuốc chẹn beta: Để giảm huyết áp và cải thiện chức năng tim.
- Thuốc chống đông máu: Nhằm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, phòng ngừa đau tim và đột quỵ.
- Thuốc chống loạn nhịp tim: Để giữ ổn định nhịp đập của tim giúp tim hoạt động bình thường.
Thuốc giúp người bệnh kiểm soát nguyên nhân gây tim to, giảm triệu chứng (nếu có)
Phẫu thuật can thiệp
Bác sĩ của bạn có thể đề nghị một thủ tục y tế hoặc phẫu thuật để chữa trị bệnh to như:
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Là phẫu thuật cách ghép động mạch hoặc tĩnh mạch lấy từ các bộ phận khác của cơ thể để bắc qua các động mạch vành bị thu hẹp. Phẫu thuật này dành cho người bị tim to do hẹp van động mạch vành.
- Cấy thiết bị hỗ trợ tâm thất: Thiết bị này được cấy ghép vào tâm thất nhằm hỗ trợ tim yếu, giúp bơm máu đến khắp các cơ quan một cách hiệu quả hơn.
- Phẫu thuật van tim: Loại phẫu thuật này được thực hiện để sửa chữa các van bị hỏng, bị dị dạng, hoặc thay thế van hỏng bằng các van nhân tạo, van mô từ bò, lợn hoặc người.
- Phẫu thuật cấy ghép tim: Đây là phẫu thuật cuối cùng được lựa chọn nếu các triệu chứng của bệnh không thể kiểm soát được nữa và người bệnh đã bị suy tim nặng cần phải thay thế kịp thời.
Làm sao để phòng biến chứng của bệnh tim to?
Duy trì một lối sống lành mạnh và bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên là các biện pháp phòng ngừa bệnh tim to hiệu quả và vẫn an toàn với sức khỏe dành cho người bệnh. Do đó bạn cần nắm được các lưu ý sau đây để có thể đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất:
Chế độ sinh hoạt khoa học
Một số nguyên tắc dành cho người bệnh bị bệnh tim nói chung và bệnh tim to nói riêng cần phải ghi nhớ là:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bổ sung sản phẩm từ thiên nhiên
Xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên đang ngày càng được nhiều người bệnh ưa chuộng. Sản phẩm từ thiên nhiên có nhiều ưu điểm như ít tác dụng phụ, an toàn cho cơ thể, không bị nhờn thuốc và phù hợp cho quá trình điều trị lâu dài của các bệnh mãn tính như tim to.
Đặc biệt với những trường hợp có bệnh nền tim mạch (mạch vành, thiếu máu cơ tim, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp…), những thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng, Thông Dahurian còn được chứng minh giúp giảm triệu chứng, tăng cường chức năng tim, tăng khả năng gắng sức cho người bệnh.
Để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, bạn cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm hỗ trị điều trị bệnh có nguồn gốc rõ ràng cũng như hiệu quả đã được chứng minh bằng kiểm chứng lâm sàng. Kiểm chứng lâm sàng là nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện dưới sự giám sát của các bác sĩ. Do đó đây là tiêu chí hàng đầu giúp đánh giá một sản phẩm có thực sự hiệu quả và an toàn với người bệnh hay không.
Để được tư vấn thêm về các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có kiểm chứng lâm sàng, bạn có thể liên hệ tới hotline 0981 238 219 để được tư vấn bởi các chuyên gia tim mạch hàng đầu.
Bệnh tim to có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu bạn kiểm soát đúng cách. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng tim to hoặc các bệnh tim mạch khác, hãy đặt câu hỏi ngay dưới bài viết để được các chuyên gia tim mạch hàng đầu tư vấn.
Link tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com, my.clevelandclinic.org