Theo thống kê, gần 50% trẻ em và người trưởng thành mắc bệnh cơ tim bị đột tử hoặc phải ghép tim do các biến chứng. May mắn là những rủi ro này sẽ được giảm thiểu tối đa nếu bạn hiểu rõ về bệnh và chủ động điều trị, phòng ngừa.

Bệnh cơ tim nếu được điều trị sớm sẽ giảm nguy hiểm 

Bệnh cơ tim nếu được điều trị sớm sẽ giảm nguy hiểm 

Bệnh cơ tim là gì? 

Bệnh cơ tim là các bệnh lý xảy ra khi cấu trúc cơ tim bị biến đổi bất thường, cụ thể là tim dày lên, xơ cứng, mỏng đi hoặc cơ tim xuất hiện các chất lạ ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.

Bệnh cơ tim có thể xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi. Bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các loại bệnh cơ tim thường gặp

Những loại bệnh cơ tim thường gặp bao gồm: 

  • Bệnh cơ tim giãn nở (còn gọi là bệnh tim to): Bệnh thường xảy ra đầu tiên ở tâm thất trái - buồng bơm máu chính của tim. Lúc này tâm thất căng ra, thành tim mỏng đi làm cho tim không thể bơm máu tốt như bình thường.
  • Bệnh cơ tim phì đại: Cơ tim của người bệnh dày lên bất thường, xơ cứng làm cho việc co bóp bị hạn chế, lượng máu đi nuôi cơ thể giảm. Bệnh ít biểu hiện ra triệu chứng, thường xuất hiện ở thời thơ ấu hoặc giai đoạn đầu trưởng thành.
  • Bệnh cơ tim hạn chế: Khi này, thành cơ tim trở nên cứng và không thể đàn hồi tốt (chỉ cứng chứ không dày như bệnh cơ tim phì đại). Khi đó, tim người bệnh không thể co bóp bình thường, làm giảm lưu lượng máu trong tim và khiến cơ tim dần yếu đi. Bệnh này hay gặp ở người lớn tuổi. 
  • Bệnh cơ tim loạn nhịp thất phải: Các tế bào cơ tim trong tâm thất phải chết đi, bị thay thế bởi chất béo và mô xơ thừa. Điều này làm gián đoạn các tín hiệu điện của tim và gây ra rối loạn nhịp tim. Bệnh cơ tim loạn nhịp thất phải thường gặp ở thanh thiếu niên, nam giới.

Ngoài ra còn một số bệnh cơ tim chưa được phân loại bao gồm: Bệnh cơ tim Takotsubo hay hội chứng trái tim tan vỡ (bệnh cơ tim do căng thẳng).

Bệnh cơ tim phì đại là bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim phì đại là bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim có nguy hiểm không?

Bệnh cơ tim là một tình trạng nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng như suy tim, cục máu đông, hở van tim, thậm chí đột tử, ngưng tim cụ thể như sau: 

  • Suy tim: Khi tim bị giảm sức co bóp trong thời gian dài, chức năng tim yếu đi và cuối cùng bệnh tiến triển thành suy tim. Đây là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, tổn thương gan, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử.
  • Cục máu đông: được hình thành trong tim khi máu không được bơm ra ngoài một cách hiệu quả. Cục máu đông là thủ phạm gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim - những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Hở van tim: Kích thước tim lớn hơn có thể ngăn các van đóng đúng cách. Một số bệnh cơ tim làm kích thích tim lớn hơn bình thường, dẫn đến hở van tim. Hở van tim nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng như hen tim cấp tính, phù phổi cấp, suy tim. 
  • Tim ngừng đập và đột tử: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, nếu người bệnh  không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao. Nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim là những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro này. Đặc biệt, bệnh cơ tim ở trẻ em rất dễ gây đột tử, đây là điều người lớn cần lưu ý để theo dõi và thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé.

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cơ tim là khiến người bệnh đột tử

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cơ tim là khiến người bệnh đột tử

Triệu chứng cảnh báo bệnh cơ tim

Đa phần các bệnh cơ tim ban đầu không có triệu chứng hoặc có nhưng không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan. Ở người trưởng thành và cao tuổi, khi bệnh cơ tim tiến triển sẽ có các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, tức ngực, cơ thể suy nhược, không thể làm việc như trước.
  • Sưng phù ở mắt cá chân và chân, đi lại khó khăn.
  • Tim đập nhanh bất thường hoặc đánh trống ngực, khó thở đặc biệt những lúc hoạt động gắng sức, tập thể dục.
  • Dễ choáng váng và chóng mặt mà không rõ nguyên nhân.
  • Khó nằm thẳng để ngủ.
  • Đầy bụng do tích tụ chất lỏng.
  • Ho khi nằm thẳng.

Với trẻ em, một số dấu hiệu sau đây có thể gợi ý bệnh cơ tim phì đại: khó thở, ho, khó bú, kém ăn, chậm tăng cân, khó khăn khi vận động và suy tiêu hóa, ngất khi hoạt động gắng sức. 

Hiện nay có nhiều phương pháp có thể giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do bệnh cơ tim gây ra. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

ITK-219.png

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim 

Đa phần các bệnh cơ tim thường không xác định được rõ nguyên nhân. Một số trường hợp bệnh cơ tim còn lại là do di truyền hoặc mắc phải trong cuộc đời vì những rối loạn, bệnh lý như:

  • Bệnh tăng huyết áp lâu năm.
  • Tổn thương mô tim do đau tim, nhịp tim nhanh trong thời gian dài.
  • Các vấn đề gây ảnh hưởng đến van tim.
  • Virus covid - 19.
  • Một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là những bệnh gây viêm cơ tim
  • Rối loạn chuyển hóa dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường bệnh tuyến giáp.
  • Rối loạn mô liên kết, bệnh mô liên kết và các bệnh tự miễn khác. 
  • Bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh liên quan mạch vành
  • Tình trạng cơ như chứng loạn dưỡng cơ.
  • Bệnh huyết sắc tố gây tích tụ sắt trong cơ tim, những bệnh lý hiếm gặp khác như: Sarcoidosis, amyloidosis 

Covid - 19 là một nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim (viêm cơ tim)

Covid - 19 là một nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim (viêm cơ tim)

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ tổn thương cơ tim:

  • Thiếu vitamin B1 hoặc khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống.
  • Uống quá nhiều rượu trong nhiều năm.
  • Sử dụng cocaine, amphetamine.
  • Điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị.
  • Các biến chứng khi mang thai.

Bệnh cơ tim được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cơ tim dựa trên các thông tin về tình trạng bệnh, triệu chứng, tiền sử, đặc biệt là kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Siêu âm tim: Siêu âm tim (tiếng vang) là một xét nghiệm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim. Điều này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra kích thước, chức năng của tim và cả những chuyển động khi tim đập.
  • X quang ngực: Chụp X quang ngực giúp xác định cấu trúc bên trong ngực của bạn, chẳng hạn như tim, phổi, và mạch máu. Ngoai ra, người ta còn chụp X quang phổi để xác định chất lỏng có tích tụ trong phổi hay không.
  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản ghi lại hoạt động của tim. Xét nghiệm nhịp đập của tim có ổn định hay không. Thử nghiệm này được sử dụng để phát hiện nhiều vấn đề về tim như  đau tim, loạn nhịp tim và suy tim. Kết quả điện tâm đồ cũng có thể gợi ý các rối loạn khác ảnh hưởng đến chức năng tim.
  • Kiểm tra căng thẳng: Một số vấn đề về tim sẽ dễ chẩn đoán hơn khi tim hoạt động mạnh và đập nhanh. Trong khi kiểm tra mức độ căng thẳng, bạn sẽ tập thể dục để làm cho tim hoạt động mạnh và đập nhanh.
  • Thông tim: Phương pháp này kiểm tra áp suất và lưu lượng máu trong các buồng tim. 
  • Chụp mạch vành: Phương pháp này thường được thực hiện đồng thời với thông tim. 
  • Các phương pháp khác: xét nghiệm máu, sinh thiết cơ tim...

Xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán bệnh cơ tim

Xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán bệnh cơ tim

Các cách điều trị bệnh cơ tim hiện nay

Bệnh cơ tim có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống, bổ sung thảo dược, sử dụng thiết bị hỗ trợ hay can thiệp phẫu thuật. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc điều trị

Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh cơ tim. Tùy vào loại bệnh cơ tim mà có thuốc điều trị khác nhau:

  • Các thuốc chống loạn nhịp để ngăn ngừa chứng loạn nhịp tim, đảm bảo tim đập bình thường như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi..  
  • Thuốc kháng viêm Corticosteroid để giảm viêm trong trường hợp bệnh viêm cơ tim. 
  • Thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin) thường được sử dụng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở những người bị bệnh cơ tim giãn nở.
  • Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi giúp hạ huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu để giảm phù.

Các thuốc thường có nguy cơ tác dụng phụ và nhờn thuốc khi dùng lâu dài. Để khắc phục điều này, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược. Những sản phẩm từ thảo dược vừa an toàn lại lành tính, không để lại tác dụng phụ cho cơ thể. Đồng thời, chúng còn có công dụng cải thiện chức năng tim, tăng cường máu lưu thông, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh cơ tim. 

Để lựa chọn được sản phẩm thảo dược hiệu quả nhất, người bệnh nên căn cứ vào các tiêu chí như nguồn gốc xuất xứ, giấy phép của Bộ Y Tế, đặc biệt là kết quả kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện uy tín.

Sử dụng sản phẩm thảo dược đã được chứng minh lâm sàng giúp người bệnh kiểm soát bệnh cơ tim hiệu quả hơn

Sử dụng sản phẩm thảo dược đã được chứng minh lâm sàng giúp người bệnh kiểm soát bệnh cơ tim hiệu quả hơn

Dùng thiết bị hỗ trợ

Các thiết bị hỗ trợ giúp cải thiện triệu chứng và chức năng tim nếu các thuốc điều trị bệnh cơ tim trên không cho hiệu quả. Các thiết bị này bao gồm:

  • Thiết bị điều trị tái đồng bộ tim (CRT): Thiết bị này giúp tim co bóp tốt hơn, hạn chế tối đa trường hợp tử vong do suy tim và đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Máy khử rung tim cấy ghép  (ICD): ICD giúp kiểm soát rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể dẫn đến  ngừng tim đột ngột . Thiết bị này được cấy vào ngực hoặc bụng và kết nối với tim bằng dây. 
  • Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD): Thiết bị này giúp tim bơm máu đi nuôi cơ thể. LVAD được sử dụng như một liệu pháp dài hạn hoặc một phương pháp điều trị ngắn hạn cho những người đang chờ ghép tim.
  • Máy tạo nhịp tim: Thiết bị nhỏ được đặt dưới da ngực hoặc bụng để giúp kiểm soát rối loạn nhịp tim. Thiết bị sử dụng xung điện để thúc đẩy tim đập với tốc độ bình thường, từ đó đưa lượng máu đi nuôi cơ thể trở về mức bình thường, giúp cải thiện chức năng tim mạch.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách điều trị bệnh cơ tim nào hiệu quả nhất với bản thân, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn.

ITK-219.png

Phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh cơ tim trở nên nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không cải thiện được sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh cơ tim gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ cơ tim (phẫu thuật tim hở): Phương pháp này sử dụng để điều trị những người bị bệnh cơ tim phì đại và các triệu chứng nghiêm trọng. Bác sĩ cắt bỏ một phần vách ngăn dày, phình ra ở tâm thất trái.. Các mô bị loại bỏ sẽ không phát triển trở lại. Phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn thường thành công và cho phép người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.
  • Cấy ghép tim: Ghép tim là phương pháp điều trị cuối cùng cho những người bị bệnh cơ tim có biến chứng suy tim giai đoạn cuối mà  tất cả các phương pháp điều trị khác đều thất bại.

Phẫu thuật được chỉ định khi thuốc điều trị bệnh cơ tim không hiệu quả

Phẫu thuật được chỉ định khi thuốc điều trị bệnh cơ tim không hiệu quả

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cơ tim

Những câu hỏi và lời giải đáp dưới đây giúp bạn giảm bớt nỗi lo lắng về bệnh cơ tim.

Bệnh cơ tim có chữa khỏi hoàn toàn không?

Bệnh cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh phải sống chung với bệnh cả đời. Tuy nhiên điều trị tốt sẽ giúp người bệnh cải thiện bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. 

Người bị bệnh cơ tim sống được bao lâu?

Chưa có thống kê chính xác về tuổi thọ của người bị bệnh cơ tim. Tuy nhiên các chuyên gia đều đồng thuận rằng, nếu điều trị tốt, người bệnh có thể sống lâu như người bình thường. 

Làm sao để phòng ngừa bệnh cơ tim?

Thực hiện một lối sống lành mạnh là cách đơn giản nhất giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh cơ tim hiệu quả:

  • Tránh sử dụng rượu, bia
  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi
  • Ăn uống các thực phẩm tốt cho tim mạch
  • Hoạt động thể chất thường xuyên, tập thể dục đúng cách
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế căng thẳng, giảm stress.
  • Kiểm soát chỉ số huyết áp, tiểu đường, nồng độ cholesterol

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin để giúp bạn giảm các nỗi lo về bệnh cơ tim. Nếu còn băn khoăn, bạn hãy để lại các câu hỏi thắc mắc tại đây hoặc liên hệ qua số điện thoại 0981.238.219 để được tư vấn.

ITK-219.png

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cardiomyopathy/symptoms-causes/syc-20370709 

https://www.nhs.uk/conditions/cardiomyopathy/

https://www.cdc.gov/heartdisease/cardiomyopathy.htm

https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-heart-pain#emergency-service

https://www.heart.org/en/health-topics/cardiomyopathy/what-is-cardiomyopathy-in-adults

https://www.nhlbi.nih.gov/health/cardiomyopathy

https://www.webmd.com/heart-disease/guide/muscle-cardiomyopathy

https://www.ahajournals.org/doi/full/10.1161/CIRCRESAHA.117.309711