Viêm cơ tim sẽ gây ảnh hưởng đến sức co bóp của tim, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị bệnh sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro về tim mạch. 

Nắm rõ thông tin về viêm cơ tim sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt nhất

Nắm rõ thông tin về viêm cơ tim sẽ giúp bạn điều trị bệnh tốt nhất

Viêm cơ tim là gì?

Viêm cơ tim là tình trạng lớp cơ của thành tim bị viêm, dẫn đến tình trạng tổn thương và hoại tử cơ tim. Cơ tim là lớp cơ có nhiệm vụ co bóp hoặc giãn ra để bơm máu ra vào tim và đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy khi bị căn bệnh này, chức năng bơm máu của tim sẽ không được đảm bảo, có thể gây đau ngực, khó thở, nhịp tim bất thường, nghiêm trọng hơn là đột quỵ hoặc tử vong.

Bệnh viêm cơ tim thường được chia thành 3 dạng chính:

  • Viêm cơ tim cấp tính: Bệnh khởi phát trong thời gian ngắn hoặc diễn biến nhanh chóng, thường là do virus. Loại viêm cơ tim này có thể phát triển một cách đột ngột và biến mất nhanh chóng.
  • Viêm cơ tim mãn tính: Dạng bệnh này cần có thời gian điều trị kéo dài và có các triệu chứng có thể xuất hiện tái đi tái lại. Nguyên nhân có thể đến từ quá trình viêm (rối loạn miễn dịch) khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh hoặc tế bào trong cơ thể.
  • Viêm cơ tim bạch huyết: Dạng này hiếm nhưng một khi gặp phải có thể sẽ cần nhập viện ngay để chăm sóc. Nguyên nhân là do các tế bào bạch cầu xâm nhập vào cơ tim gây ra tình trạng viêm.

Đối tượng dễ bị mắc viêm cơ tim

Tất cả các đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn và cả người cao tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh viêm cơ tim. Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị tổn thương.
  • Có tiền sử bị bệnh viêm cơ tim.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây ra bệnh viêm cơ tim (như cocaine, virus, vi khuẩn, hóa chất,...)

Ngoài ra, theo các thông kê, căn bệnh này phổ biến hơn trên những người trẻ, độ tuổi từ 20 - 40 tuổi. Hiện nay, viêm cơ tim đang được đánh giá là nguyên nhân thứ 3 gây đột tử ở thiếu niên và trẻ em, cần hết sức cảnh giác.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm cơ tim

Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm cơ tim, bạn có thể có ít hoặc không có triệu chứng gì. Triệu chứng viêm cơ tim cũng khác nhau tùy vào đối tượng người lớn hay trẻ em. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây để nắm rõ hơn.

Nhiều trường hợp viêm cơ tim chỉ phát hiện khi bệnh đã diễn biến nặng

Nhiều trường hợp viêm cơ tim chỉ phát hiện khi bệnh đã diễn biến nặng

Dấu hiệu viêm cơ tim ở người lớn

Các dấu hiệu viêm cơ tim phổ biến ở người lớn bao gồm:

  • Tức ngực, khó thở (khi hoạt động hoặc cả khi nghỉ ngơi).
  • Loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh bất thường.
  • Phù ở chi dưới, sưng bàn chân, mắt cá chân.
  • Mệt mỏi.
  • Đau nhức cơ thể, đau khớp, đau đầu, sốt, tiêu chảy, đau họng,...

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh có thể tương tự như cơn đau tim. Vì vậy, nếu cảm thấy có dấu hiệu khó thở, tức ngực không rõ nguyên nhân, bạn nên tìm đến sự trợ giúp y tế ngay.

Triệu chứng viêm cơ tim ở trẻ em

Ở trẻ em, các triệu chứng của viêm cơ tim bao gồm:

  • Sốt, ngất xỉu.
  • Thở nhanh, tức ngực, khó thở.
  • Nhịp tim nhanh bất thường.

Đa số các trường hợp bệnh ở trẻ em chỉ được phát hiện khi có các triệu chứng nặng như: loạn nhịp tim, trụy mạch, suy tuần hoàn... Đặc biệt, bệnh viêm cơ tim tối cấp ở trẻ em có khả năng diễn biến nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Vì vậy, người lớn cần theo dõi, phát hiện và đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh để xảy ra rủi ro đáng tiếc. 

Tỷ lệ tử vong do bệnh viêm cơ tim cấp ở trẻ em là vấn đề rất đáng lo ngại

Tỷ lệ tử vong do bệnh viêm cơ tim cấp ở trẻ em là vấn đề rất đáng lo ngại

Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không? 

Bệnh viêm cơ tim hoàn toàn có nguy cơ diễn biến nhanh, đột ngột và phức tạp, gây ra những biến chứng nguy hiểm chỉ sau một vài ngày. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan, xem nhẹ tính nguy hiểm của bệnh. Cụ thể, các biến chứng nghiêm trọng thường gặp do viêm cơ tim bao gồm:

  • Suy tim: Bệnh viêm cơ tim nếu không được điều trị có thể làm hoại tử cơ tim, gây ảnh hưởng chức năng bơm máu của tim, từ đó dẫn đến suy tim. Trong một số trường hợp suy tim nghiêm trọng, người bệnh phải cần đến phẫu thuật cắt ghép tim hoặc thiết bị hỗ trợ tâm thất để đảm bảo tính mạng.
  • Đau tim hoặc đột quỵ: Cục máu đông có thể hình thành trong điều kiện cơ tim bị tổn thương và khiến tim không thể thực hiện việc bơm máu một cách bình thường. Nếu nó làm tắc nghẽn bất kỳ động mạch nào của tim  sẽ gây ra những cơn đau tim. Nghiêm trọng hơn là khi cục máu đông theo dòng máu di chuyển đến động mạch dẫn lên não gây đột quỵ. 
  • Loạn nhịp tim: Thông thường, nhịp tim của một người bình thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút. Nhưng trong tổn thương cơ tim, nhịp tim của người bệnh có thể nhanh hơn hoặc bị loạn nhịp. 
  • Đột tử: Nhịp tim bị rối loạn nghiêm trọng có thể khiến tim người bệnh ngừng đập đột ngột. Trường hợp này nếu không được xử trí ngay lập tức sẽ dẫn đến tử vong.

Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do viêm cơ tim gây ra. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn giải pháp phù hợp với bạn.

ITK-219.png

Nguyên nhân gây viêm cơ tim

Nguyên nhân gây ra viêm cơ tim khá đa dạng nhưng không phải lúc nào cũng xác định được chính xác. Dưới đây sẽ là những nguyên nhân tiềm ẩn phổ biến gây ra căn bệnh này. 

Do virus

Virus được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm cơ tim. Trong đó, các virus gây viêm cơ tim thường gặp có thể kể đến bao gồm: Adenovirus (virus gây cảm lạnh thông thường), Covid-19, virus viêm gan B/C, Parvovirus, virus Herpes Simplex,...

Ngoài ra, các bệnh khác liên quan đến virus như nhiễm trùng đường tiêu hóa (echovirus), bệnh sởi (Rubella), tăng bạch cầu đơn nhân (virus Epstein Barr) và bệnh HIV cũng là những nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim.

Virus viêm cơ tim đa dạng, thuộc nhiều chủng loại khác nhau 

Virus viêm cơ tim đa dạng, thuộc nhiều chủng loại khác nhau 

Do thuốc, vaccin, hóa chất

Một số trường hợp viêm cơ tim được xác định là liên quan đến thuốc, vacxin và hóa chất. Cụ thể:

  • Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc trị ung thư, penicillin, sulfonamide, thuốc chống co giật, hoặc đôi khi là các thuốc cấm như cocain có thể gây ra các phản ứng độc hại lên cơ tim, khiến cơ tim bị viêm. 
  • Hóa chất và bức xạ: việc tiếp xúc với một số hóa chất như carbon monoxide hoặc các bức xạ cũng có thể gây nên tình trạng viêm cơ tim.
  • Vaccin phòng Covid-19: Theo FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) hai loại vaccin phòng covid là Pfizer/BioNTech và Moderna có thể gây tác dụng phụ là viêm cơ tim với tỷ lệ là 3.8/1.000.000 người tiêm. 

Do vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm

Các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, vi khuẩn gây bệnh Lyme,... cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh cơ tim. Đồng thời, viêm cơ tim có thể đến từ căn bệnh Chagas (gây ra bởi ký sinh trùng Trypanosoma cruzi và toxoplasma). Bệnh này xuất hiện phổ biến ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và hiếm gặp hơn ở Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng nấm men (nấm candida), nấm mốc (nấm aspergillus) hoặc các loại nấm khác như nấm histoplasma (thường được tìm thấy trong phân chim) cũng dẫn đến bệnh viêm cơ tim. Đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.

Do các bệnh tự miễn

Tình trạng viêm cơ tim cũng có thể đến từ những căn bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, u hạt Wegener, viêm động mạch Takayasu, viêm động mạch tế bào khổng lồ. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc những căn bệnh này thường rất thấp.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cơ tim

Bị viêm cơ tim có thể chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau

Bị viêm cơ tim có thể chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau

Để chẩn đoán viêm cơ tim, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều phương pháp dưới đây:

  • Điện tâm đồ (ECG, EKG): Phương pháp này thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn, cho thấy mô hình điện tim, từ đó có thể phát hiện được nhịp tim bất thường. 
  • Chụp Xquang lồng ngực: Hình ảnh Xquang cho biết hình dạng, kích thước tim. Đồng thời còn giúp xác định bên trong hoặc xung quanh tim liệu có chứa dịch hay không(liên quan đến tình trạng suy tim). 
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Thử nghiệm giúp thấy dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim thông qua việc cho biết hình dạng, kích thước và cấu trúc tim. 
  • Siêu âm tim: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ biết được kích thước tim và chức năng bơm máu của tim có đang được thực hiện tốt hay không. Ngoài ra, siêu âm tim còn phản ánh các vấn đề về cục máu đông, van tim, chất lỏng xung quanh tim của bạn. 
  • Thông tim và sinh thiết cơ tim: Một ống thông nhỏ được đưa vào tĩnh mạch cổ hoặc chân và luồn vào tim của bạn để lấy ra một mẫu mô cơ tim rất nhỏ. Sau đó, mẫu sinh thiết này sẽ được đem đi phân tích và kiểm tra xem có tình trạng viêm, nhiễm trùng hay không. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và xét nghiệm men tim (Troponin và CK-MB) cũng thường được sử dụng để chẩn đoán viêm cơ tim và mức độ tổn thương của cơ tim. Ngoài ra, công thức máu còn cho biết liệu cơ thể của bạn có đang chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng liên quan đến viêm cơ tim như virus, vi khuẩn... hay không. 

Xét nghiệm men tim có thể giúp chẩn đoán viêm cơ tim cấp

Xét nghiệm men tim có thể giúp chẩn đoán viêm cơ tim cấp

Điều trị bệnh viêm cơ tim như thế nào?

Để hạn chế tối đa việc đối diện với biến chứng nguy hiểm của viêm cơ tim, người bệnh cần được can thiệp kịp thời bằng phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, 2 giải pháp điều trị được sử dụng phổ biến bao gồm: sử dụng thuốc và phẫu thuật.

Sử dụng thuốc

Nếu thuộc trường hợp viêm cơ tim nhẹ, bạn chỉ cần sử dụng thuốc kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Một số thuốc thường được các bác sĩ kê bao gồm:

  • Thuốc corticoid: Khi nguyên nhân gây bệnh đến từ virus (viêm cơ tim tế bào khổng lồ hoặc bạch cầu ái toan), các thuốc corticosteroid có thể cải thiện bệnh nhờ cơ chế ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là các vi khuẩn. 
  • Thuốc tim mạch: Bởi vì bệnh có thể gây ra suy tim, rối loạn nhịp tim và các biến chứng tim mạch khác, bác sĩ có thể kê thuốc tim mạch để điều trị triệu chứng, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ, đột tử. Bao gồm các thuốc như: thuốc trợ tim, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
  • Thuốc điều trị bệnh mạn tính: Được lựa chọn nếu nguyên nhân đến từ các bệnh mạn tính, chẳng hạn như lupus ban đỏ.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ các thảo dược cùng với thuốc điều trị là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm cơ tim. Những sản phẩm này sẽ giúp tăng cường sức co bóp cho tim, giảm nguy cơ viêm cơ tim gây biến chứng nguy hiểm hay tái phát trở lại. Ngoài ra, các sản phẩm từ thảo dược còn giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, phù... hiệu quả hơn

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch từ thảo dược. Tuy nhiên, bạn cần sáng suốt trong quá trình lựa chọn sản phẩm. Hãy tìm đến những thực phẩm chức năng với bằng chứng lâm sàng đáng tin cậy, được đăng tải trên các tạp chí lớn để đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn khi sử dụng. 

Phối hợp thuốc cùng thảo dược có kiểm chứng lâm sàng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để kiểm soát viêm cơ tim hiệu quả hơn

Phối hợp thuốc cùng thảo dược có kiểm chứng lâm sàng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để kiểm soát viêm cơ tim hiệu quả hơn

Phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật xâm lấn thường tốn kém và mang rủi ro khá cao, vì vậy thường chỉ áp dụng trong các trường hợp viêm cơ tim nặng hoặc không đáp ứng với thuốc. Cụ thể, các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng là:

  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD): Áp dụng với người bị suy tim để phục hồi chức năng tim hoặc điều trị tạm thời trong thời gian chờ các phương pháp khác (chẳng hạn như ghép tim).
  • Bơm bóng trong động mạch chủ: Chèn một ống thông mỏng vào mạch máu chân của người bệnh và dẫn ống đến tim để tăng lưu lượng máu, giảm căng thẳng cho tim. 
  • Oxy hóa màng ngoài cơ thể (ECMO): ECMO có thể đảm nhận công việc của tim, giúp cung cấp oxy cho cơ thể trong trường hợp suy tim nặng. 
  • Ghép tim: Áp dụng trong trường hợp viêm cơ tim dẫn đến biến chứng tim mạch rất nặng, không thể hồi phục.

Câu hỏi thường gặp về viêm cơ tim

Thông tin dưới đây sẽ giải đáp thêm cho bạn về một số thắc mắc thường gặp trong bệnh viêm cơ tim.

Bệnh viêm cơ tim có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm cơ tim hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ thì tỷ lệ chữa khỏi mới cao và ít để lại biến chứng. Vì vậy, việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh viêm cơ tim đóng vai trò rất quan trọng.

Viêm cơ tim có thể tái phát không?

Viêm cơ tim có tỷ lệ tái phát khá cao (từ 10-15%). Khi tái phát có thể diễn biến thành bệnh mãn tính với nhiều hệ lụy khó lường nên bạn cần hết sức cảnh giác.

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh viêm cơ tim?

Để phòng ngừa bệnh viêm cơ tim, đặc biệt là ngăn nguy cơ tái phát sau khi khỏi bệnh, những biện pháp dưới đây sẽ hữu ích cho bạn:

  • Tránh tiếp xúc với người bị cúm, bị bệnh giống nhiễm virus.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, 
  • Hạn chế tiếp xúc với bọ ve
  • Cập nhật tác dụng phụ có thể gây viêm cơ tim của các loại vacxin (Covid-19, Rubella, cúm).

Bệnh viêm cơ tim tiềm ẩn nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi nếu nắm rõ thông tin bài viết và thực hiện theo lời khuyên ở trên, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm cơ tim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi 0981.238.219 để được giải đáp nhé!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/myocarditis/symptoms-causes/syc-20352539 

https://www.healthline.com/health/heart-disease/myocarditis#prevention

https://www.myocarditisfoundation.org/about-myocarditis/

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/myocarditis