Thuốc lợi tiểu Furosemid thường dùng cho người bệnh suy tim, huyết áp cao và các bệnh về gan, thận nhằm làm giảm hiện tượng phù nề và giảm gánh nặng cho tim. Người bệnh nên dùng thuốc ra sao, cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng để vừa đạt được hiệu quả điều trị, vừa giảm thiểu rủi ro? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Furosemid là thuốc lợi tiểu có tác dụng nhanh và mạnh

Furosemid là thuốc lợi tiểu có tác dụng nhanh và mạnh

Furosemid là thuốc gì?

Furosemid thuốc lợi tiểu quai, có tác dụng đào thải muối và nước dư thừa trong cơ thể ở những người bị suy tim, cao huyết áp, bệnh gan hoặc rối loạn chức năng thận. Nhờ đó, thuốc giúp làm giảm hiện tượng phù nề, các triệu chứng như khó thở và sưng ở tay, chân và bụng.

So với các nhóm thuốc lợi tiểu khác (thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc lợi tiểu giữ Kali), thuốc Furosemid có tác dụng nhanh hơn.

Ai được chỉ định và chống chỉ định với Furosemid?

Furosemid được chỉ định với người bệnh:

  • Suy tim sung huyết nặng, bệnh gan, bệnh thận
  • Tăng huyết áp có tổn thương thận 
  • Phù phổi cấp, tăng canxi máu
  • Tiểu ít do suy thận cấp hay mạn tính

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Mẫn cảm với Furosemid và với các dẫn chất sulfonamid, ví dụ sulfamid chữa đái tháo đường (Glimepirid)
  • Đang trong tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan (bệnh não gan) kèm xơ gan.
  • Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
  • Người bị giảm thể tích máu, mất nước, hạ kali máu nặng, hạ natri máu nặng.

Các dạng thuốc, biệt dược của Furosemid và giá bán

Furosemid có dạng viên nén và dùng dịch uống và thuốc tiêm với các hàm lượng như sau:

  • Viên nén Furosemid 20mg, Furosemid 40mg, Furosemid 80mg.
  • Dung dịch uống Furosemid 40 mg/5 ml, Furosemid 10 mg/ml.
  • Thuốc tiêm Furosemid 10 mg/ml, Furosemid 20 mg/2ml.

Tuy nhiên, thuốc tiêm thường được dùng khi bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Thuốc uống dạng viên Furosemid 40mg thường được kê đơn nhiều nhất với giá bán dao động từ 25.000 - 40.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 20 viên.

Biệt dược phổ biến nhất của Furosemid hiện nay là Lasix. Ngoài ra thuốc còn một số biệt dược khác như: Urostad, Furosemide STADA, Furosol, Vinzix…

Lasix là biệt dược phổ biến nhất của thuốc lợi tiểu Furosemid

Lasix là biệt dược phổ biến nhất của thuốc lợi tiểu Furosemid

Furosemid nên được dùng như thế nào?

Nếu sử dụng Furosemid dạng viên, bạn cần nuốt cả viên thuốc với nước, không nên bẻ hay nghiền nhỏ viên. Nếu uống dạng dung dịch, bạn cần bẻ ống thuốc bằng tay, khăn giấy, kéo và uống trực tiếp hay cho vào cốc uống.

Thuốc Furosemid có thể sử dụng trước hoặc sau ăn (do không ảnh hưởng đến dạ dày), mỗi ngày một lần vào buổi sáng. Để tránh bị quên liều, người bệnh nên uống thuốc vào những khung giờ cố định trong ngày. 

Tuy nhiên, cần lưu ý một liều Furosemid có tác dụng trong khoảng 6 giờ nên bạn cần tránh dùng thuốc sau 4 giờ chiều để hạn chế phải thức dậy đi tiểu. Đặc biệt, nếu bạn cần ra ngoài vào buổi sáng, bạn có thể uống thuốc vào một thời điểm khác để tránh phải đi vệ sinh quá nhiều lần. 

Thuốc Sucralfate, Cholestyramine và Colestipol có thể làm giảm sự hấp thu của Furosemide. Nên nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy báo với bác sĩ để được chỉ định tách thời gian dùng các thuốc này với Furosemide ít nhất 2 giờ.

Nếu bạn đang dùng Furosemid mà huyết áp và các triệu chứng suy tim chưa giảm như mong muốn, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn các giải pháp phù hợp nhất với bạn!

ITK-219.png

Liều dùng thuốc lợi tiểu Furosemid

Liều Furosemid thông thường ở người lớn:

  • Điều trị suy tim hoặc phù nề (xơ gan, hội chứng thận hư): 20-80 mg/ngày, có thể tăng 20-40 mg mỗi 6-8 giờ nhưng không quá 600 mg/ngày.
  • Điều trị huyết áp cao là 20mg - 80mg/ngày. 

Liều thường thấp hơn đối với những người trên 65 tuổi vì họ có thể dễ bị tác dụng phụ hơn. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, bác sĩ sẽ sử dụng cân nặng hoặc độ tuổi để tính liều lượng phù hợp.

Tác dụng phụ của Furosemid và cách khắc phục 

Furosemid có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như đi tiểu nhiều hơn, cảm thấy khát, khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, chuột rút, yếu cơ, buồn nôn. Các tác dụng phụ này thường sẽ thuyên giảm khi cơ thể bạn quen với thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng các cách trong bảng dưới đây:

Tác dụng phụ thường gặp

Cách khắc phục

Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Nếu thấy bất tiện về tác dụng phụ này, bạn hãy thay đổi thời gian bạn uống Furosemid sang thời gian phù hợp hơn (muộn nhất là 4 giờ chiều).

Cảm thấy khát

Khi khát, bạn có thể uống thêm nước. Tuy nhiên, bạn cần hỏi lại bác sĩ lượng chất lỏng có thể nạp vào cơ thể mỗi ngày, đặc biệt khi bạn bị suy tim ở những giai đoạn muộn, để tránh uống hơn lượng nước cho phép. 

Khô miệng

Bạn nên nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm đồ ngọt không đường.

Nhức đầu

Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều, không uống quá nhiều rượu hay dùng một loại thuốc giảm đau. Nếu cơn đau đầu kéo dài hơn một tuần hoặc nghiêm trọng, bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị.

Chóng mặt

Bạn hãy đứng dậy thật chậm hoặc ngồi xuống cho đến khi bạn cảm thấy đỡ chóng mặt hơn. Đồng thời lúc này bạn không nên lái xe hoặc sử dụng các công cụ, máy móc.

Chuột rút cơ hoặc cơ yếu

Nếu bạn bị đau hoặc yếu cơ không phải do tập thể dục hoặc làm việc, hãy thông báo với bác sĩ để thực hiện xét nghiệm máu và kiểm tra bất thường này.

Buồn nôn hoặc nôn

Để khắc phục bạn hãy uống Furosemid trong hoặc ngay sau bữa ăn, uống từng ngụm nước nhỏ. Đồng thời bạn nên ăn uống đơn giản, không ăn thức ăn nhiều gia vị. 

Thuốc Furosemid ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn vẫn cần nắm được các tác dụng phụ này để kịp thời báo cho bác sĩ.

  • Bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân, sốt, đau họng và loét miệng. Đây có thể là những dấu hiệu của rối loạn các thành phần trong máu.
  • Đau bụng dữ dội, có thể lan tới lưng - dấu hiệu của tuyến tụy bị viêm (viêm tụy)
  • Đau dữ dội ở bên hông hoặc tiểu ra máu - dấu hiệu của viêm thận
  • Ù tai hoặc mất thính giác

Lưu ý khi dùng Furosemid nhằm tăng hiệu quả điều trị

Ngoài việc tuân thủ dùng thuốc Furosemid theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý sau đây để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất: 

Nhớ cách xử trí khi quên liều/ quá liều thuốc

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra. Nếu liều đã quên gần với liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường. Bạn tuyệt đối không nên dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Nếu bạn thường xuyên quên liều, hãy đặt báo thức để giải quyết tình trạng này.

Trường hợp uống quá liều Furosemid, bạn có thể bị đau đầu, chóng mặt, tim đập mạnh hoặc không đều, đi tiểu nhiều hơn bình thường, cảm thấy khát và ngất xỉu. Lúc này bạn cần đến các cơ sở y tế để được xử trí bù lại lượng nước và điện giải kịp thời.

Tránh dùng các thuốc tương tác với Furosemid

Bạn cần tránh dùng và thông báo với bác sĩ điều trị các loại thuốc đang dùng bởi chúng có thể có tương tác với Furosemid. Đặc biệt là các thuốc dưới đây:

  • Thuốc điều trị điều trị rối loạn nhịp tim như Amiodarone, Digoxin, Disopyramide, Flecainide và Sotalol. 
  • Các loại thuốc làm thay đổi nồng độ Kali trong máu như thuốc bổ sung Kali, thuốc lợi tiểu khác. 
  • Thuốc được sử dụng để điều trị tâm thần như Amisulpride, Lithium, Pimozide và Risperidone. 
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Ketoprofen... 
  • Thuốc điều trị huyết áp cao hoặc những thuốc có tác dụng phụ làm hạ huyết áp.

Hạn chế tối đa lượng muối ăn hàng ngày

Bạn không nên ăn nhiều muối vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc Furosemid. Lượng muối được khuyến cáo là không quá 6 gam/ngày và có thể gây khó khăn nhưng một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn giảm lượng muối ăn hàng ngày hiệu quả: 

  • Không ăn đồ ăn được chế biến sẵn
  • Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. 
  • Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá 1/5 thìa cà phê muối cho một bữa ăn.

Ăn quá nhiều muối sẽ làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu Furosemid

Ăn quá nhiều muối sẽ làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu Furosemid

Thường xuyên kiểm tra điện giải đồ

Vì Furosemid làm tăng thải trừ điện giải, Canxi, Magie trong cơ thể nên làm mất cân bằng nước và chất điện giải. Do đó bạn cần thường xuyên kiểm tra điện giải đồ và bù lại lượng nước, chất điện giải đã mất bằng cách bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali.

Thông báo với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật

Nếu bạn chuẩn bị tiến hành phẫu thuật và cần dùng thuốc gây mê toàn thân, hãy thông báo với bác sĩ rằng bạn đang dùng thuốc Furosemid. Bởi Furosemid khi được sử dụng với thuốc gây mê toàn thân có thể làm huyết áp của bạn hạ quá mức. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyên bạn ngừng dùng Furosemid 24 giờ trước khi phẫu thuật.

Tuân thủ dùng thuốc ngay cả khi huyết áp đã ổn định

Furosemide bắt đầu phát huy tác dụng trong một giờ nhưng cũng có thể mất vài tuần mới phát huy hết tác dụng. Thuốc an toàn để dùng trong thời gian dài, chỉ cần bạn tuân thủ theo chỉ định và tái khám thường xuyên để xét nghiệm máu và nước tiểu.

Do đó, ngay cả khi mức huyết áp của bạn đã giảm và không gặp phải triệu chứng bệnh nữa, bạn vẫn cần tiếp tục dùng thuốc để ngăn ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ trong tương lai.

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm được trước khi bắt tay vào sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid trong điều trị suy tim hay tăng huyết áp. Nếu còn băn khoăn cần được giải đáp trong quá trình dùng thuốc hay điều trị bệnh lý tim mạch nào khác, bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được giải đáp!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: webmd  nhs.uk  medlineplus  medicalnewstoday  rxlist