Hiện nay, việc dùng thuốc để điều trị vẫn là lựa chọn hàng đầu khi bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim. Vậy, rối loạn nhịp tim uống thuốc gì? Tác dụng của thuốc ra sao? Cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn. 

Vì sao cần sử dụng thuốc rối loạn nhịp tim?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim không đều hoặc nhịp tim đập bất thường phổ biến là tim đập quá nhanh hay quá chậm. Rối loạn nhịp tim thường đi kèm với cơn đau/tức ngực, khó thở. Nếu không điều trị kịp thời, rối loạn nhịp tim thường mang lại những biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ, tim ngừng đập. 

Năm 2021, Thư viện trực tuyến Wiley cho thấy có đến 18 nghiên cứu chứng minh sự liên quan của rối loạn nhịp tim đến chứng sa sút trí tuệ cũng như tăng nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer. Do đó, việc sử dụng thuốc để kiểm soát nhịp tim là điều cần thiết để hạn chế những rủi ro bệnh tật này.

Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì?

Bác sĩ sẽ là người xác định xem việc bạn bị rối loạn nhịp tim uống thuốc gì là phù hợp. Việc lựa chọn rối loạn nhịp tim uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ rối loạn nhịp tim. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định những nhóm thuốc sau đây: 

Thuốc chống loạn nhịp tim

Các thuốc thuộc nhóm chống loạn nhịp tim thường được chỉ định trong điều trị nhịp tim nhanh bất thường hoặc nhịp tim sớm. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nhịp tim nhanh do ngăn chặn sự tự kích hoạt của các mô tim hoặc làm giảm sự dẫn truyền những xung đột bất thường trong tim. 

Những loại thuốc điều trị rối loạn tim mạch phổ biến nhất hiện nay gồm: Quinidine, Procainamide (Procan), Lidocaine (Xylocaine), Flecainide (Tambocor), Amiodarone (Cordarone),... Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp điều trị rối loạn nhịp tim và mang lại hiệu quả đáng kể. 

Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài nhóm thuốc này vẫn có thể gây hạ nhịp tim quá mức. Do đó, người bệnh nên theo dõi các phản ứng của thuốc và cần liên hệ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. 

Nhóm thuốc ưu tiên trong điều trị rối loạn tim mạch

Nhóm thuốc ưu tiên trong điều trị rối loạn tim mạch

Thuốc chẹn kênh canxi   

Thuốc chẹn kênh canxi (thuốc đối kháng canxi) sẽ làm giảm nồng độ canxi trong tế bào, tác động trên cả cơ tim và mạch máu, do đó giúp làm giảm nhịp tim. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi còn được sử dụng cho những trường hợp bị đau thắt ngực, huyết áp cao. 

Các thuốc thường dùng trong nhóm này gồm: Amlodipin (Amlor), Nifedipin, Felodipin, Isradipin,… Một số tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này ví dụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón,... Hiếm gặp hơn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của nhóm thuốc chẹn canxi là phát ban, dị ứng. 

Trong thời gian sử dụng thuốc chẹn kênh canxi không nên ăn bưởi, bao gồm cả trái cây hay nước ép vì bưởi làm ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể, làm giảm hay rối loạn tác dụng của thuốc. 

Amlodipin - hoạt chất thường được sử dụng trong nhóm chẹn kênh canxi 

Amlodipin - hoạt chất thường được sử dụng trong nhóm chẹn kênh canxi 

Thuốc chẹn beta 

Thuốc chẹn beta cũng được sử dụng cho nhóm bị rối loạn nhịp tim nhanh.Thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu, giảm huyết áp. Cơ chế tác động của thuốc là ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần adrenalin - một hormone có hoạt tính có mạch và làm tăng nhịp tim. 

Các thuốc chẹn beta được dùng phổ biến hiện nay là: Bisoprolol (Concor), Metoprolol (Betaloc), Acebutolol (Sectral), Atenolol (Tenormin), Propranolol (Inderal),... Tác dụng không mong muốn thường gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này như: mệt mỏi, đau đầu, táo bón, tiêu chảy,...nhưng đôi khi làm hạ nhịp tim quá mức. 

Tuy nhiên, nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gặp các phản ứng tiêu cực dẫn đến rối loạn nhịp tim, đau ngực và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì thế, khi gặp bất kỳ bất thường nào, bạn cần trao đổi với bác sĩ để có cách giải quyết phù hợp nhất, không được tự ý dừng thuốc. 

Thuốc chẹn beta được sử dụng cho trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh 

Thuốc chẹn beta được sử dụng cho trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh 

Thuốc chống đông máu 

Thuốc chống đông máu không trực tiếp tác động tới nhịp nhưng chúng giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông do rối loạn nhịp tim gây ra. Từ đó, giúp giảm nguy cơ đông máu, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do không có tác dụng lên nhịp tim nên cần phải kết hợp sử dụng thêm các thuốc ổn định nhịp tim. 

Các loại thuốc chống đông máu thường dùng bao gồm: 

  • Aspirin liều thấp, ví dụ như Aspirin 100,...
  • Thuốc kháng vitamin K, ví dụ như Sintrom, Warfarin. 
  • Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, ví dụ như Clopidogrel (Plavix),...
  • Thuốc chống đông đường uống mới, ví dụ như Rivaroxaban (Xarelto), Edoxaban,...

Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng thuốc nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: Xuất huyết bất thường dưới da, chảy máu chân răng, hay các vết bầm tím bất thường,... Hãy phản hồi tới bác sĩ điều trị sớm để có cách xử trí kịp thời. 

Một số thuốc trong nhóm thuốc chống đông máu   

Một số thuốc trong nhóm thuốc chống đông máu   

Sử dụng thêm các thành phần thảo dược hỗ trợ điều trị

Theo Gs. Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam cho biết: “Khi điều trị suy tim phải điều trị một cách toàn diện, cho nên việc sử dụng tất cả các phương tiện điều trị vật lý, hóa học đều tốt cả. Vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc uy tín đến thực phẩm chức năng đều rất quan trọng với người bệnh. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ thành phần, nhà cung cấp và các nghiên cứu xung quanh sản phẩm đó để đạt hiệu quả tốt nhất”. 

Theo nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào năm 2012 đã ghi nhận kết quả cũng như tính an toàn khi kết hợp các thành phần thảo dược Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto,...trong việc cải thiện triệu chứng của người bệnh suy tim. Chúng giúp tăng cường lưu thông máu. giảm tắc nghẽn mạch máu nhờ ngăn ngừa hình thành cholesterol và huyết khối. Từ đó là giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, giảm tần suất nhập viện và kéo dài tuổi thọ người bệnh. 

Một số lưu ý để dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim an toàn

Rối loạn nhịp tim là bệnh lý phải dùng thuốc “trường kỳ”, có khi là cả đời. Vậy nên, để hạn chế đến mức tối đa những việc không đáng có xảy ra, bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng và đảm bảo những yêu cầu sai:

  • Tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ hướng dẫn. Uống thuốc đúng liều, đúng giờ và luôn mang thuốc dự phòng bên mình.
  • Không được tự ý dừng thuốc, tăng giảm liều  lượng, số lần uống khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường, hoặc các triệu chứng trở nên nặng hơn, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử trí. 
  • Với trẻ nhỏ mắc rối loạn nhịp tim, phụ huynh cần hết sức lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc. Vì trẻ nhỏ rất nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc, cũng như tình trạng quá liều khi sử dụng cũng có thể xảy ra. 
  • Thiết lập một chế độ ăn uống và luyện tập điều độ giúp ổn định nhịp tim, ngắn ngừa bệnh tiến triển. 

 

Duy trì một chế độ ăn, luyện tập lành mạnh giúp ổn định nhịp tim

Duy trì một chế độ ăn, luyện tập lành mạnh giúp ổn định nhịp tim

Hy vọng bài viết trên đã trả lời được câu hỏi Rối loạn nhịp tim uống thuốc gì? Tác dụng của thuốc ra sao? Cần lưu ý những gì? Nếu bạn còn băn khoăn trong quá trình dùng thuốc, đừng ngần ngại, hãy gọi cho đội ngũ chuyên gia theo số 0983.103.844 để được giải đáp chi tiết nhất. 

 

DS Hương Giang 

 

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-arrhythmia/symptoms-causes/syc-20350668#:~:text=Heart%20rhythm%20problems%20

https://www.healthline.com/health/abnormal-heart-rhythms

https://www.nhs.uk/conditions/arrhythmia/

https://www.webmd.com/heart-disease/atrial-fibrillation/heart-disease-abnormal-heart-rhythm