Loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng như suy tim, đột quỵ, đột tử… Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt bằng các biện pháp điều trị như dùng thuốc, can thiệp/phẫu thuật hay sử dụng thảo dược Đông Y. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin về các cách điều trị rối loạn nhịp tim để biết được đâu là biện pháp tốt và phù hợp nhất với mình.
Người bệnh cần hiểu rõ các cách điều trị loạn nhịp tim mà mình áp dụng
Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
Sử dụng thuốc là một trong những giải pháp đầu tiên mà các bác sĩ áp dụng cho người bị rối loạn nhịp tim. Nếu đáp ứng tốt với thuốc, người bệnh sẽ không cần đến các phương pháp can thiệp, phẫu thuật.
Dựa trên dạng rối loạn nhịp, triệu chứng, biến chứng và các bệnh mắc kèm của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác nhau:
Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh
Dưới đây là một số thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh được nhiều người bệnh sử dụng:
- Thuốc chống loạn nhịp tim: Đây là thuốc có tác dụng giúp ổn định, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Thuốc được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp nhịp tim nhanh hay ngoại tâm thu. Một số biệt dược nổi tiếng như Cordarone, Tikosyn, Xylocaine, Procan… giúp làm giảm nhịp khá hiệu quả
- Thuốc chẹn kênh canxi: Các thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng làm tăng thời gian dẫn truyền tim, giúp điều hòa và kiểm soát nhịp tim tốt hơn. Thuốc được kết hợp sử dụng và phòng ngừa rối loạn nhịp tim cho người bệnh. Một số tên thuốc phổ biến và hiệu quả như Nifedipin, Amlodipin, Diltiazem, Verapamil...
- Thuốc chẹn Beta: Thuốc chẹn beta giao cảm sẽ ức chế sự giải phóng adrenalin, làm giảm co bóp cơ tim, từ đó giúp giảm nhịp tim, hạ huyết áp. Thuốc được sử dụng để phòng các cơn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp kèm tăng huyết áp. Các tên thuốc hiệu quả được nhiều người sử dụng là Acebutolol (Sectral), Metoprolol (Toprol), Propranolol (Inderal).
- Thuốc chống đông máu: Sử dụng thuốc chống đông máu sẽ giúp người bệnh phòng ngừa sự hình thành huyết khối trong lòng mạch. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Những loại thuốc nổi tiếng được sử dụng hiện nay như Aspirin, Plavix (Clopidogrel).
Thuốc Aspirin 81mg cũng được sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim
Sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh trong khoảng thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, đau đầu, táo bón hay phù chi... Đặc biệt, tác dụng phụ đáng lưu ý nhất chính là nguy cơ làm tình trạng rối loạn nhịp tim của người bệnh trở nên nặng nề hơn.
Để hạn chế các tác dụng phụ này, người bị nhịp tim nhanh nên chú ý sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian, không ngừng thuốc đột ngột và kết hợp thêm các phương pháp khác hỗ trợ làm ổn định nhịp tim khác.
Để được tư vấn về các cách ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ đột tử, suy tim, bạn hãy gọi cho các chuyên gia tim mạch theo số 0981 238 219.
Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm
Hiện nay, có 3 thuốc điều trị rối loạn nhịp tim chậm phổ biến là Atropine, Epinephrine và dopamine. Dưới đây là các thông tin về thuốc mà người bệnh cần biết:
- Atropine: Đây là thuốc đầu tay được nhiều người bệnh sử dụng trong điều trị nhịp tim chậm. Atropin sẽ giúp ức chế sự dẫn truyền của dây thần kinh phế vị, làm tăng tốc độ co bóp của tim dẫn đến tăng nhịp tim. Thuốc được dùng phổ biến nhất là Atropin Sulfat. Lưu ý, khi sử dụng Atropin có thể gặp phải các tác dụng phụ như khô miệng, khó nuốt, đau mắt...
- Epinephrine và Dopamine: Đây đều là những chất dẫn truyền của hệ thần kinh giao cảm. Khi được bổ sung thêm vào cơ thể, Epinephrine và dopamin sẽ có tác dụng kích thích hoạt động phóng điện và sự co bóp của tim, từ đó giúp tăng nhịp tim cho người bệnh. Tuy nhiên, cả hai thuốc đều là dạng tiêm truyền, khá bất tiện khi sử dụng nên chúng chỉ được chỉ định khi Atropine điều trị không hiệu quả.
Thuốc Atropin sulfat giúp điều trị rối loạn nhịp tim chậm
Ngoài các thuốc làm tăng nhịp tim kể trên, người bị nhịp tim chậm thường cần phải kết hợp dùng thêm các thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh như thuốc điều trị thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim, thuốc bổ sung Magie…
Điều trị rối loạn nhịp tim bằng can thiệp, phẫu thuật
Các biện pháp can thiệp, phẫu thuật tim sẽ được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp, trong những trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc hay bệnh đã diễn biến nặng hơn. Dưới đây là các biện pháp phẫu thuật trị loạn nhịp phổ biến hiện nay:
Sốc điện chuyển nhịp
Đây là phương pháp sử dụng điện thế để kích hoạt xung điện tim, giúp nhịp tim được đồng bộ hóa và trả về trạng thái như bình thường. Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được gây mê ngắn và chuyển vào phòng phẫu thuật đặc biệt để sốc điện.
Sốc điện tim sẽ được chỉ định phù hợp cho những người bệnh bị rối loạn nhịp tim trong các trường hợp cấp cứu ngừng tim hay nhịp tim chậm.
Đốt điện tim
Ở thủ thuật đốt điện tim, các điện cực sẽ được sử dụng ở tần số cao để tạo ra nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh nhằm đốt cháy vùng tim bất thường và tạo ra các vết sẹo nhỏ trong tim. Những tổn thương này làm loại bỏ các ổ rối loạn nhịp, giúp hạn chế các tín hiệu xung điện tim bất thường và phục hồi nhịp tim bình thường cho người bệnh
Đốt điện tim là một phẫu thuật điều trị rối loạn nhịp
Đốt điện tim có thể được sử dụng để điều trị hầu hết các tình trạng rối loạn nhịp như nhịp tim nhanh, cuồng nhĩ, rung nhĩ hay ngoại tâm thu... Đây được đánh giá là phương pháp phẫu thuật có tỷ lệ thành công rất cao (90%).
Tuy nhiên sau khi đốt điện, một số người bệnh vẫn bị tái phát rối loạn nhịp do không phẫu thuật chưa đốt hết hoàn toàn ổ rối loạn nhịp hay tim lại xuất hiện thêm vị trí loạn nhịp khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng thêm các thảo dược như Khổ sâm, Hoàng đằng, Đan sâm… sẽ giúp ổn định nhịp tim cho người chưa phải can thiệp đốt điện và giảm rủi ro bệnh tái phát ở người đã đốt điện thành công. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các thảo dược này, bạn có thể gọi tới số 0981 238 219 để được các chuyên gia tư vấn.
Cấy máy tạo nhịp
Cấy máy tạo nhịp là phương pháp phẫu thuật cấy thiết bị tạo nhịp nhân tạo vào khu vực gần xương đòn. Máy tạo nhịp tim sẽ được gắn với các đầu dây điện cực - được nối với các mạch máu và cơ tim để kích thích tạo nhịp. Khi nhịp tim bất thường, máy sẽ phát hiện và phát ra các xung điện mới để kích thích tim co bóp, đưa tim đập về nhịp độ ổn định hơn.
Phương pháp cấy máy tạo nhịp sẽ giúp tăng và điều hòa nhịp tim hiệu quả trên những người bệnh nhịp tim chậm không rõ nguyên nhân.
Cấy máy khử rung tim (ICD)
Máy khử rung tim (ICD) là một thiết bị hiện đại có khả năng tự theo dõi và phát hiện các rối loạn nhịp tim bất thường như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hay đảo tim… ICD sẽ tự động đưa ra các mức độ khử rung phù hợp trong mỗi trường hợp để đưa nhịp tim về trạng thái bình thường. Tương tự như máy tạo nhịp, ICD cũng được cấy dưới da gần xương đòn và có các đầu điện cực nối thẳng tới tĩnh mạch tim.
Cấy thiết bị khử rung tim (ICD) giúp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả
Cấy máy khử rung (ICD) là biện pháp hiện đại và có hiệu quả cao trong điều trị tất cả các trường hợp rối loạn nhịp. Đặc biệt, với những người bệnh bị ngừng tim đột ngột hoặc mắc một số bệnh tim làm tăng nguy cơ ngừng tim đột ngột thì nên liên hệ bác sĩ để trao đổi và đề nghị cấy ICD sớm
Phẫu thuật mê cung
Đây là một thủ thuật rạch bỏ 1 phần mô tim bị loạn nhịp ở tâm nhĩ theo mô hình mê cung sẹo. Khi các mô cơ tim đã bị tổn thương cũng sẽ không còn khả năng phát xung điện bất thường, từ đó làm ổn định nhịp tim.
Phẫu thuật mê cung thường được chỉ định cuối cùng, dành cho những người bệnh không còn khả thi với các phương pháp điều trị khác hoặc những người đang phẫu thuật tim hở.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Đôi khi rối loạn nhịp không phải chỉ do tim mà còn có thể do biến chứng của bệnh mạch vành. Khi này, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là biện pháp phẫu thuật nối các đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn với nhau, từ đó giúp cải thiện nhịp tim của người bệnh. Đây chính là phương pháp điều trị rối loạn nhịp hiệu quả nhất cho người bệnh bị bệnh mạch vành, huyết khối.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch cho người bệnh mạch vành
Các thảo dược đông y điều trị rối loạn nhịp tim
Trong kho tàng các cây thuốc quý của nước ta, đã có nhiều vị thuốc đã được chứng minh có thể hỗ trợ trị rối loạn nhịp tim hiệu quả, lâu dài và ít tác dụng phụ. Dưới đây là các loại thảo dược đông y nổi tiếng và được nhiều người tin tưởng sử dụng:
Khổ sâm
Khổ sâm được mệnh danh là dược liệu vàng trong điều trị rối loạn nhịp tim. Những nghiên cứu đã chứng minh, trong khổ sâm có chứa matrine, oxymatrine và sophocarpine. Đây là 3 chất giúp chống loạn nhịp, làm chậm và ổn định nhịp tim hiệu quả.
Để được tư vấn chi tiết về cách dùng thảo dược để ổn định nhịp tim tại nhà, bạn hãy gọi cho các chuyên gia tim mạch theo số 0981 238 219.
Đan sâm
Đan sâm được biết đến là một dược liệu quý tốt cho tim mạch, với tác dụng giãn mạch hạ huyết áp, làm giảm áp lực lên tim và điều hòa nhịp tim. Bên cạnh đó, đan sâm còn giúp bảo vệ cơ tim, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, phòng ngừa suy tim, đột tử ở người bệnh loạn nhịp.
Hoàng đằng
Hoàng đằng giúp giảm lượng Cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giúp ổn định nhịp tim ở các người bệnh mạch vành. Ngoài ra, với hàm lượng Berberin cao hoàng đằng đã được chứng minh có tác dụng tăng tính đàn hồi cho mạch máu, giúp hạ huyết áp, bảo vệ thành mạch hiệu quả.
Dược liệu Hoàng đằng cũng hỗ trợ điều trị loạn nhịp tim rất hiệu quả
Việc phối hợp ba loại thảo dược trên sẽ cho ra các bài thuốc quý trị rối loạn nhịp tim hiệu quả, bền vững và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên việc sử dụng chính xác liều lượng cũng gây ra khá nhiều khó khăn cho người bệnh.
Để đảm bảo an toàn và thuận tiện hơn, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc từ ba loại dược liệu kể trên, đã có uy tín và kiểm chứng lâm sàng chứng minh tính hiệu quả trên người bệnh tim mạch.
Một số cách điều trị rối loạn nhịp tim tại nhà khác
Ngoài các biện pháp điều trị dùng thuốc và phẫu thuật, người bệnh cũng nên tham khảo thêm các cách giúp điều hòa nhịp tim tại nhà dưới đây. Các biện pháp này mặc dù chỉ có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim tạm thời hoặc ngăn bệnh trở nặng nhưng cũng sẽ giúp bạn nhanh có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Xây dựng thói quen sống khoa học
- Sắp xếp công việc và cảm xúc ổn định để không bị căng thẳng, stress quá mức.
- Ngủ sớm và thư giãn sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh và nhịp tim ổn định hơn
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ và hợp lý: Bạn nên bắt đầu tập tập luyện trong 5-10 phút đi bộ, sau đó tăng dần thời gian tập và cường độ mỗi ngày. Nếu bạn xuất hiện triệu chứng lạ như khó thở, đánh trống ngực thì giảm cường độ.
- Từ bỏ các thói quen xấu, ảnh hưởng đến nhịp tim như thuốc lá, rượu bia
- Theo dõi cân nặng và các chỉ số sức khỏe như huyết áp, đường huyết và nhịp tim thường xuyên
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để có nhịp tim ổn định, bạn nên chú ý cung cấp thêm các loại thực phẩm giàu điện giải như táo, chuối, cam bột yến mạch hoặc các loại hạt, ngũ cốc…Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ điện giải cần thiết, sẽ giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm hiệu quả tần suất và mức độ của các cơn rối loạn nhịp.
Ngoài ra, bạn cũng cần nên chú ý tránh những thức ăn không có lợi cho sức khỏe như nước uống có ga, cafe hay thực phẩm giàu caffeine… Những chất này sẽ làm kích thích tim và dễ gây ra tình trạng nhịp tim nhanh.
Thức ăn giàu điện giải sẽ hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp
Một số mẹo giảm nhịp tim tức thời
Ngay khi thấy tim đập nhanh bất thường, bạn có thể áp dụng thêm các cách giảm nhịp tim tức thời sau:
Nghiệm pháp Valsalva
Valsalva là biện pháp tập luyện hơi thở, giúp hồi sức và điều hòa nhịp thở, từ đó làm ổn định nhịp tim cho người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh.
Để thực hiện nghiệm pháp, bạn phải tiến hành ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai và hít vào sâu rồi từ từ ép hơi thở ra thật mạnh. Lặp lại động tác này nhiều lần, nhịp tim của bạn sẽ giảm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý nghiệm pháp này không được khuyến cáo cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim và bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Liệu pháp hình ảnh
Đây là liệu pháp sử dụng hình ảnh và âm thanh để người bệnh thư giãn, giúp tác động đến dây thần kinh phế vị và kiểm soát nhịp tim tốt hơn. Khi bị nhịp tim nhanh, bạn nên nhìn ngắm những hình ảnh có khung cảnh thiên nhiên êm đềm, yên bình trong tâm trí - một "lối thoát tinh thần”. Kết hợp thêm với việc nghe âm thanh nhẹ nhàng, sẽ giúp tâm trí bạn hoàn toàn thư giãn, từ đó làm ổn định nhịp tim
Hiện ho mạnh hoặc rửa mặt bằng nước lạnh
Ho là phản ứng có lợi của cơ thể, để đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Ngoài ra, trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp, một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.
Hoặc bạn có thể tát nước lạnh lên mặt để làm chậm nhịp tim. Nước lạnh sẽ làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn.
Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý nguy hiểm, cần được chú ý và điều trị sớm để hạn chế biến chứng. Hiểu rõ tình trạng bệnh và thông tin điều trị rối loạn nhịp tim sẽ giúp cho bạn tham khảo và lựa được biện pháp điều trị tốt nhất. Nếu cần thêm thông tin về bệnh rối loạn nhịp tim hay cách điều trị rối loạn nhịp tim, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp.
Tham khảo: my.clevelandclinic.org, mayoclinic.org, pharmaceutical-journal.com, nhlbi.nih.gov