80% trường hợp đột tử đến từ biến chứng của bệnh rối loạn nhịp tim. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này và kiểm soát tình trạng loạn nhịp tim tốt hơn, người bệnh nên nắm kỹ các thông tin về thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng.

Hiểu về các loại thuốc trị loạn nhịp tim sẽ giúp bạn đạt hiệu quả điều trị cao hơn

Hiểu về các loại thuốc trị loạn nhịp tim sẽ giúp bạn đạt hiệu quả điều trị cao hơn

Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và lưu ý khi dùng

Để điều trị rối loạn nhịp tim, bác sĩ thường kê đơn thuốc chống loạn nhịp, thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci và/hoặc thuốc chống đông máu. Dưới đây là thông tin cụ thể về công dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi dùng 4 thuốc trị loạn nhịp tim này.

Thuốc chống loạn nhịp

Thuốc chống loạn nhịp tim là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị rối loạn nhịp tim, có tác dụng làm chậm nhịp đập của tim, giúp điều hòa và ổn định nhịp tim của người bệnh. Thông qua cơ chế ngăn chặn sự trao đổi kênh ion natri, thuốc chống loạn nhịp sẽ làm ức chế sự dẫn truyền xung điện tim, từ đó giúp tim đập chậm rãi hơn và kiểm soát tình trạng rối loạn nhịp tim. 

Hiện nay, thuốc chống loạn nhịp được phân chia ra thành 3 nhóm nhỏ.  Với mỗi nhóm sẽ có tác dụng hiệu quả trên từng đối tượng người bệnh nhịp tim nhanh, cụ thể gồm:

Phân nhóm 

thuốc chống loạn nhịp

Chỉ định phổ biến

Thuốc đại điện

Nhóm IA

Nhịp tim nhanh thất 

Nhịp nhanh trên thất

Procainamide (Procan, Procanbid), quinidine disopyramide….

Nhóm IB

Nhịp tim nhanh thất

Lidocaine (Xylocaine), mexiletine, phenytoin…

Nhóm IC

Nhịp tim nhanh trên thất

Propafenone (Rythmol) flecainide... 

Mặc dù có tác dụng và hiệu quả điều trị rất nhanh, nhưng thuốc chống loạn nhịp cũng gây ra không ít tác dụng phụ. Trong đó, đáng lưu ý nhất là có thể làm tình trạng rối loạn nhịp tim của người bệnh trở nên nặng nề hơn. Khi đó, các cơn loạn nhịp tim sẽ diễn ra với tần suất thường xuyên hơn hoặc kéo dài hơn so với bệnh trước đó. 

Tác dụng phụ này của thuốc chống loạn nhịp tim thường chỉ xảy ra trên nhóm người bệnh đã có các dị dạng tim bẩm sinh như hở van tim, tim to… Tuy nhiên, những người không có các bệnh lý này cũng nên chủ động thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình và nếu có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Thuốc chẹn Beta

Thuốc chẹn Beta có tác dụng ức chế giải phóng adrenalin - một hoạt chất có tính co mạch và làm tăng nhịp tim, từ đó thuốc vừa giúp làm chậm nhịp tim vừa giúp giảm áp lực lên tim

Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong phối hợp điều trị rối loạn nhịp, điều trị cơn đau thắt ngực hay tăng huyết áp. Nếu một người bệnh có quá nhiều bệnh nền tim mạch thì thuốc chẹn beta sẽ là sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả. Một số thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim phổ biến hiện nay là Propranolol (Inderal), Acebutolol (Sectral), Metoprolol (Toprol),...

Propranolol là thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến thuộc nhóm chẹn beta

Propranolol là thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phổ biến thuộc nhóm chẹn beta

Khi sử dụng thuốc chẹn beta, người bệnh nên lưu ý một số tác dụng phụ như rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, người đau đầu mệt mỏi uể oải… hoặc nặng hơn là làm chậm nhịp tim quá mức, tăng huyết áp đột ngột. 

Để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm đó, người bệnh nên tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc, không nên tự ý ngưng thuốc mà phải giảm liều từ từ và có ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc chẹn beta giao cảm còn chống chỉ định ở các người bệnh hen phế quản vì thuốc có thể gây co thắt phế quản, làm xuất hiện cơn hen cấp.

Thuốc chẹn kênh calci

Thuốc chẹn kênh calci có tác dụng làm tăng thời gian dẫn truyền tim thông qua cơ chế bất hoạt kênh canxi của tim, từ đó sẽ giúp điều hòa và ổn định nhịp tim. Loại thuốc không chỉ được sử dụng phổ biến ở người rối loạn nhịp tim mà còn ở cả người bị tăng huyết áp. Điển hình là một số thuốc khá quen thuộc như Nifedipin, AmlodipinDiltiazem, Verapamil...

Khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng nhẹ như đau đầu, chóng mặt, táo bón hoặc nghiêm trọng hơn là phát ban, sưng bàn chân. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này trong thời gian sử dụng thuốc, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Một lưu ý nữa để sử dụng thuốc chẹn kênh canxi hiệu quả hơn là bạn nên uống thuốc vào bữa ăn sáng hoặc sau khi ăn. Trong quá trình điều trị, bạn không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay nước ép bưởi để hạn chế sự tương tác và giảm tác dụng thuốc.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nhưng nhịp tim vẫn chưa ổn định như mong muốn, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn.

ITK-219.png

Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu là thuốc đầu tay trong phòng ngừa biến chứng huyết khối và đột quỵ ở người bệnh rối loạn nhịp tim. Thuốc có tác dụng làm loãng máu, giúp ổn định nhịp tim và năng ngừa sự hình thành các cục máu đông - nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.

Thuốc chống đông máu được sử dụng kết hợp với các thuốc trị loạn nhịp tim khác để điều trị và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh loạn nhịp. Một số thuốc chống đông máu phổ biến, được nhiều người sử dụng như Aspirin, Warfarin, Plavix...

Aspirin 81mg là thuốc phòng huyết khối thường dùng cho người rối loạn nhịp tim

Aspirin 81mg là thuốc phòng huyết khối thường dùng cho người rối loạn nhịp tim

Tuy nhiên, các thuốc chống đông máu luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết quá mức. Do đó, khi sử dụng người bệnh cần chú ý theo dõi các triệu chứng như bầm tím, chảy máu chân răng, máu khó đông… để kịp thời xử lý.

Giải đáp thắc mắc về thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Dưới đây là một số thắc mắc hay gặp của các người bệnh sử dụng thuốc trị rối loạn nhịp tim. Bạn hãy tham khảo ngay để hiểu và sử dụng thuốc đúng cách.

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim loại nào là tốt nhất?

Mỗi loại thuốc trị rối loạn nhịp tim đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp trên từng đối tượng người bệnh. Để trả lời chính xác thuốc điều trị rối loạn nhịp tim nào là loại tốt nhất, mỗi người bệnh cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Thuốc đó có kiểm soát tốt nhịp tim không?
  • Khi sử dụng, bạn có gặp tác dụng phụ nặng nào không?...

Nếu thuốc giúp ổn định nhịp tim hiệu quả và ít tác dụng phụ thì thuốc đó sẽ là loại tốt nhất với bạn.

Sử dụng thuốc nhưng vẫn bị tim đập nhanh phải làm sao?

Nếu hiện tại, bạn đang sử dụng thuốc những vẫn bị tim đập nhanh thì phải báo lại bác sĩ điều trị để được điều chỉnh liều hoặc đổi thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các phương pháp hỗ trợ làm giảm nhịp tim tại nhà như:

  • Tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày ít nhất 30 phút bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội.
  • Xây dựng chế độ ăn ít chất béo,  thịt đỏ và mỡ động vật và hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá, dùng chất kích thích,...
  • Bổ sung thêm các chất điện giải như K+, Ca2+, Na+, Mg2+,.. qua thức ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc.
  • Uống nước đầy đủ từ 1.5 - 2l mỗi ngày để giúp cân bằng điện giải và ổn định nhịp tim
  • Luôn giữ lối sống tinh thần thoải mái, ít căng thẳng và stress thông qua các bài tập thiền, bài tập thở, yoga,...
  • Sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt chứa Đan sâm, Hoàng đằng, Khổ sâm.. đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim.

Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch giúp làm ổn định nhịp tim

Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch giúp làm ổn định nhịp tim

Dùng thuốc Tây cùng thuốc nam chữa bệnh nhịp tim nhanh được không?

Câu trả lời là hoàn toàn được. Việc kết hợp các cây thuốc nam như Đan sâm, Hoàng đằng, Khổ sâm… và thuốc Tây sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim, giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ và nhờn thuốc cho người bệnh. 

Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý, khi sử dụng thuốc nam dạng dược liệu thô, tự đun sắc tại nhà thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về cách dùng và liều lượng. Trường hợp dùng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có kiểm chứng lâm sàng, nguồn gốc uy tín. Đây cũng đang là giải pháp đang được nhiều người áp dụng cho hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.

Rối loạn nhịp tim có tự khỏi được không?

Rối loạn nhịp tim có thể tự khỏi hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh rối loạn nhịp tim của bạn do tác dụng phụ của thuốc đang dùng gây ra, thì sau khoảng thời gian dừng thuốc thì bạn có thể hoàn toàn tự khỏi. 

Tuy nhiên, nếu rối loạn nhịp tim xuất phát từ những nguyên nhân khác từ bệnh lý tim mạch thì khó tự khỏi hay khỏi hoàn toàn. Và khi này, bạn phải đến thăm khám bác sĩ và dùng thuốc để điều trị bệnh. 

Nhìn chung, rối loạn nhịp tim là một bệnh lý nguy hiểm, cần được chú ý và điều trị đúng cách để hạn chế biến chứng. Người bệnh nên hiểu rõ các thông tin về thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các lưu ý khi sử dụng để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nếu cần thêm thông tin về các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim hay cách điều trị căn bệnh này, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp.

ITK-219.png

Link tham khảo: msdmanuals.com, heart.org