Hẹp mạch vành có thể để lại nhiều rủi ro nguy hiểm, do vậy điều trị sớm và đúng cách giúp cho người bệnh giữ được tuổi thọ lâu dài và một trái tim khỏe

Bệnh hẹp mạch vành, hay bệnh tim mạch vành, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người mỗi năm. Nó đứng số 1 trong các bệnh lý gây tử vong sớm và giảm tuổi thọ hiện nay. Rất may là với sự tiến bộ không ngừng của y học thì việc kiểm soát bệnh không còn khó khăn nhiều như trước nữa.

Bệnh hẹp động mạch vành là gì?

Trái tim làm việc liên tục để đưa máu đi nuôi cơ thể. Nhưng nó cũng cần có máu giàu oxy và dinh dưỡng mới hoạt động được và mạch vành là mạch máu làm nhiệm vụ này.

Vì một lý do nào đó mà thành mạch bị tổn thương, các tế bào mỡ xấu, tế bào viêm, lipoprotein và canxi lắng đọng lại vị trí này tạo thành mảng xơ vữa.

Mảng xơ vữa làm mạch máu cứng hơn, lòng mạch bị thu hẹp lại và giảm lưu lượng máu đến cơ tim.

Nhiều mảng bám bị nứt vỡ ra, thu hút tiểu cầu tích tụ tại đây và kết quả là cục máu đông hình thành xung quanh mảng bám. Khi cục máu đông vỡ ra và lớn lên, nó có thể ngăn chặn đột ngột việc cung cấp máu cho cơ tim, gây ra tình trạng nghiêm trọng là hội chứng mạch vành cấp tính.

Mảng xơ vữa làm cho mạch vành bị hẹp

Mảng xơ vữa làm cho mạch vành bị hẹp

Các triệu chứng bệnh mạch vành

Trong giai đoạn đầu có thể bệnh chưa gây ra triệu chứng rõ ràng, nhưng khi mảng xơ vữa lớn lên khiến người bệnh khó chịu.

  • Đau thắt ngực: đây là dấu hiệu điển hình nhất của hẹp mạch vành. Người bệnh bị đau, khó chịu như có ai đang bóp nghẹt lồng ngực. Đôi khi là những cơn đau đột ngột và nặng. Thường cơn đau bắt đầu từ sau xương ức sau đó lan lên bả vai, cổ, hàm, cánh tay. Đau nặng và thường xuyên khi gắng sức hoặc căng thẳng
  • Khó thở
  • Đánh trống ngực do nhịp tim nhanh, hồi hộp
  • Hay bị chóng mặt, yếu ớt
  • Buồn nôn
  • Đổ mô hôi.

Nguyên nhân bệnh mạch vành

Nguyên nhân chính xác chưa được làm rõ nhưng thông thường những người dưới đây có tỷ lệ mắc hẹp mạch vành cao hơn người bình thường:

Các yếu tố rủi ro không thể thay đổi:

  • Đàn ông có nguy cơ bệnh tim cao và sớm hơn phụ nữ, nhưng sau tuổi 50 thì phụ nữ lại có nhiều nguy cơ hơn
  • Tuổi cao làm mạch máu kém đàn hồi và xuất hiện thêm các bệnh lý khác
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim
  • Người Mỹ gốc Phi.

Các yếu tố rủi ro có thể sửa đổi

Khi bạn càng có nhiều yếu tố rủi ro cũng một lúc thì nguy cơ bị bệnh động mạch vành càng lớn.

Ăn uống kém lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu và áp huyết cao

Ăn uống kém lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mỡ máu và áp huyết cao

Bệnh hẹp mạch vành có nguy hiểm không?

Biến chứng của bệnh mạch vành mới là yếu tố làm cho bệnh trở nên nguy hiểm, gồm có:

  • Nhồi máu cơ tim: khi cục máu đông làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành. Tim bị thiếu máu hoàn toàn có thể làm hỏng cơ tim. Mức độ thiệt hại phụ thuộc một phần vào việc bạn được cấp cứu sớm hay muộn
  • Suy tim: tim làm việc dài ngày trong điều kiện thiếu oxy và dưỡng chất hoặc vừa trải qua tổn thương do nhồi máu, nó sẽ trở nên suy yếu không hồi phục
  • Rối loạn nhịp tim: việc cung cấp máu cho tim không đủ hoặc làm tổn thương mô tim có thể cản trở các xung điện của tim, gây ra nhịp tim bất thường.

Chẩn đoán bệnh mạch vành bằng cách nào?

Bác sĩ có thể nhận ra bạn bị hẹp mạch vành thông qua việc:

  • Khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ của bạn
  • Thực hiện một bài kiểm tra thể chất
  • Xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm điện tâm đồ, siêu âm tim, kiểm tra căng thẳng, chụp mạch vành, thông tim… Những kết quả này giúp bác sĩ biết cả mức độ bệnh, ảnh hưởng của nó đến tim. Trong đó kết quả chụp mạch vành được coi là tiêu chuẩn vàng.

Cách điều trị bệnh hẹp mạch vành

Kết hợp nhiều phương pháp điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn ngừa biến chứng.

Thay đổi lối sống

Đây là cách để ngăn chặn nguy cơ khiến cho bệnh nặng hơn:

  • Bỏ hút thuốc lá, kể cả việc hút thuốc lá thụ động
  • Tránh thực phẩm được chế biến sẵn và áp dụng chế độ ăn ít chất béo, ít muối và ít đường. Xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc còn nguyên vỏ, khoai lang, cá, thịt gia cầm bỏ da.
  • Nhớ tuân thủ điều trị nếu bạn bị tiểu đường nhé
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không được gắng sức. Tốt nhất là hãy chọn các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, thiền hoặc yoga

Vận động thường xuyên giúp tăng tưới máu cơ tim và giảm cân

Vận động thường xuyên giúp tăng tưới máu cơ tim và giảm cân

Bệnh mạch vành uống thuốc gì?

Thay đổi lối sống đơn thuần chỉ áp dụng với người bị bệnh nhẹ, còn đã có triệu chứng hoặc hẹp tương đối nhiều thì cần phải dùng thuốc.

Thuốc điều trị bệnh mạch vành có thể thay đổi tuỳ theo tình huống của từng người. Thường dùng nhất là  thuốc hạ mỡ máu Statinaspirin ngăn ngừa đông máu. Ngoài ra một số loại khác nữa như thuốc giãn mạch vành, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế thụ thể angiotensin IIthuốc ức chế men chuyển cũng có thể được kê đơn.

Can thiệp phẫu thuật

Chỉ định can thiệp mạch vành là cách để đưa máu về nuôi tim ngay lập tức, khi người bệnh không còn đáp ứng với thuốc hoặc hẹp nghiêm trọng:

  • Nong mạch vành và đặt stent: dùng một ống nhỏ để đưa bóng cao su đến chỗ tắc hẹp. Sau đó bơm quả bóng này lên để ép mảng xơ vữa xuống rồi để lại đây một stent khung kim loại (polyme) nhằm hạn chế mảng xơ vữa phát triển trở lại. Các loại stent mạch vành ngày nay thường phủ thêm lớp thuốc chống tái hẹp
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: lấy một đoạn mạch máu ở bộ phận khác trên cơ thể để tạo đường đi tắt qua chỗ mạch vành bị tắc. Loại phẫu thuật này dùng khi vị trí hẹp ở mạch máu nhỏ hoặc có quá nhiều đoạn mạch bị xơ vữa

Có những người bệnh lớn tuổi hoặc có các vấn đề sức khoẻ khác không thể phẫu thuật thì lựa chọn thông minh nhất vẫn là kết hợp giải pháp thảo dược.

Bổ sung thảo dược cho bệnh tim

Hoàng đằng, Đan sâm đã được sử dụng từ lâu đời trong đông y chữa bệnh tim. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra hiệu quả vượt trội của nó trong việc kiểm soát mỡ máu, huyết áp, giãn mạch nuôi cơ tim và ngăn chặn hình thành cục máu đông.

Hiện nay 2 thảo dược này đã ứng dụng bào chế trong nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ cho người bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chỉ có một số ít sản phẩm đã được chứng thực hiệu quả tại bệnh viện lớn tại Hà Nội và kết quả được đăng tải trên tạp chí quốc tế. Kết quả nghiên cứu này cho thấy kết hợp sản phẩm hỗ trợ cho tim cùng với thuốc điều trị của bác sĩ cho hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy tim và tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol TP và LDL-C máu, có độ an toàn cao.

Hẹp mạch vành ở giai đoạn nào cũng có cách chữa, quan trọng hơn cả là bạn phải chủ động đối diện với nó ngay từ sớm. Biến việc điều trị thành thói quen và tái khám thường xuyên để luôn có một trái tim khỏe mạnh nhé!

 

Nguồn tham khảo: webmd, clevelandclinic