Bệnh lên máu (hay còn gọi là cao huyết áp) nguy hiểm vì tiến triển thầm lặng với triệu chứng không rõ ràng. Hiểu rõ về bệnh chính là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như ngăn ngừa rủi ro của bệnh xảy đến.

Tại Việt Nam, dự đoán đến năm 2025 sẽ có gần 10 triệu người bị bệnh lên máu. Trong khi đó, thực trạng hiểu biết về huyết áp rất đáng quan ngại khi chỉ có 23% là biết đúng các nguy cơ của bệnh, 34% số người mắc tăng huyết áp được điều trị và tỷ lệ kiểm soát được huyết áp chỉ là 11%. Bài viết này sẽ thông tin đến bạn tất cả những điều cần biết về bệnh lên máu: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.

Bệnh lên máu là bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay

Bệnh lên máu là bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay

Bệnh lên máu là gì?

Bệnh lên máu là tên gọi khác của cao huyết áp, tăng huyết áp, là tình trạng huyết áp tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Đây là bệnh lý phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bệnh lên máu hay tăng huyết áp được phân thành 3 loại:

  • Tăng huyết áp vô căn (hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát): Đây là một trong những loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm 90 – 95% trường hợp và không có nguyên nhân cụ thể.
  • Tăng huyết áp thứ phát: Thường là triệu chứng của một số bệnh lý khác như bệnh thận, động mạch, tim mạch và nội tiết. Trong một số trường hợp phụ nữ mang thai cũng có thể xuất hiện tình trạng tăng huyết áp thứ phát.
  • Tăng huyết áp tâm thu/tâm trương đơn độc: Đây là tình trạng chỉ số huyết áp của tâm thu tăng cao còn tâm trương thì bình thường và ngược lại. Tuy nhiên tăng huyết áp tâm trương đơn độc thường ít gặp hơn.

Huyết áp bao nhiêu thì chẩn đoán là bệnh lên máu?

Huyết áp được đặc trưng bởi 2 chỉ số huyết áp tâm thu (áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn ra). Nếu 1 trong 2 chỉ số trả về khi bạn đo huyết áp tại nhà hoặc tại phòng khám cao hơn ngưỡng cho phép thì sẽ chẩn đoán cao hơn giới hạn chẩn đoán thì sẽ chẩn đoán tăng huyết áp.

Cụ thể, bạn có thể xem bảng phân độ chỉ số huyết áp của Hội Tim mạch học Quốc Gia Việt Nam dưới đây.  

Phân loại

HA Tâm thu (mmHg)

HA Tâm trương (mmHg)

Tối ưu

< 120

< 80

Bình thường

120 – 129

80 – 84

Bình thường cao

130 – 139

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ)

140 – 159

90 – 99

Tăng huyết áp độ 2 (trung bình)

160 – 179

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3 (nặng)

180

110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

140

< 90

Nguyên nhân gây bệnh lên máu là gì?

90% trường hợp mắc bệnh lên máu đều không xác định được nguyên nhân chính xác. Các trường hợp còn lại có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Có bệnh lý về thận như suy thận, viêm thận, rối loạn tuyến giáp và nội tiết tố, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm. Khi điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát này, tình trạng bệnh sẽ được giải quyết.
  • Mắc bệnh lý tim mạch như bệnh van tim, bệnh động mạch vành.
  • Mắc tiểu đường, 60% người bệnh tiểu đường mắc cao huyết áp.
  • Mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn

Những ai có nguy cơ mắc bệnh lên máu?

Nếu bạn có một hay nhiều các yếu tố dưới đây, bạn sẽ dễ mắc bệnh cao huyết áp hơn người khác: 

  • Di truyền (trong gia đình có người mắc bệnh lên máu).
  • Hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chất béo và dầu mỡ.
  • Ăn quá nhiều muối.
  • Lười vận động dẫn đến thừa cân và béo phì.
  • Áp lực công việc lớn, thường xuyên bị căng thẳng và stress.
  • Người cao tuổi: Ở người già, hệ thống thành mạch máu kém đàn hồi dẫn đến cao huyết áp.
  • Giới tính: Dưới 45 tuổi, tỷ lệ đàn ông mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao huyết áp hơn so với đàn ông cùng độ tuổi.

Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao mắc bệnh lên máu (tăng huyết áp)

Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao mắc bệnh lên máu (tăng huyết áp)

Bệnh lên máu thường gây ra triệu chứng gì?

Triệu chứng của bệnh lên máu thường khá mờ nhạt trong giai đoạn đầu. Chỉ một số ít người bệnh có các dấu hiệu như:

  • Đau đầu thường xuyên.
  • Cảm thấy hồi hộp, lo âu (không có nguyên nhân).
  • Mệt mỏi, khó thở, thở nông.
  • Đau ngực, tim đập nhanh.
  • Chảy máu cam (hiếm khi xảy ra).

Vì vậy tốt nhất là bạn hãy thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà. Điều này mới giúp phát hiện bệnh lên máu từ sớm.

Bệnh lên máu có nguy hiểm không?

Bệnh lên máu rất nguy hiểm, đây là nguyên nhân trực tiếp khiến 7,1 triệu người tử vong trên toàn thế giới. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng nhiều lứa tuổi như:

  • Các bệnh lý về tim: Tăng huyết áp sẽ gây áp lực lên trái tim khiến tim phải co bóp nhiều hơn, làm thay đổi cấu trúc cơ tim và van tim. Lâu dần, trái tim sẽ bị suy yếu và dẫn đến các bệnh lý như bệnh cơ tim phì đại, hở van tim, suy tim… Trong đó, suy tim chính là biến chứng tăng huyết áp thường gặp nhất. Hầu hết người bệnh tăng huyết áp biến chuyển thành suy tim sau 5-7 năm. 
  • Bệnh mạch vành: Huyết áp cao làm tổn thương thành động mạch, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển. Lúc này, mảng xơ vữa sẽ gây tắc hẹp lòng động mạch và có thể nứt vỡ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
  • Sa sút trí tuệ: Tăng huyết áp hay đột quỵ đều làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, gây ra chứng mất trí nhớ.
  • Đột quỵ não: Áp lực máu tăng cao gây tổn thương đến các động mạch não khiến người bệnh dễ bị tai biến mạch máu não.
  • Phình động mạch: Các mạch máu cũng có thể bị yếu đi và phình to ra (gọi là bệnh phình động mạch), nếu đoạn động mạch này bị vỡ ra thì thậm chí có thể tử vong.

Nếu không may mắc bệnh, bạn cần chủ động điều trị sớm để ngăn ngừa các rủi ro này.

Tăng huyết áp là thủ phạm chính gây suy tim

Tăng huyết áp là thủ phạm chính gây suy tim

Cách điều trị bệnh lên máu

Bệnh lên máu là một bệnh lý mạn tính cần theo dõi và điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị nhằm đưa mức huyết áp về tối ưu nhất, thường là dưới 140/90 mmHg. Đối với bệnh nhân cao huyết áp kèm đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính khác, mức huyết áp cần đưa về dưới 130/80 mmHg.

Nếu triệu chứng cao huyết áp được phát hiện ở giai đoạn đầu, bạn chỉ cần thay đổi trong ăn uống, thói quen sinh hoạt và lối sống đã có thể kiểm soát mức huyết áp. Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống. Cụ thể:

Thay đổi lối sống làm giảm huyết áp

  • Chế độ ăn hợp lý: Áp dụng chế độ ăn đủ kali, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả và hạn chế thức ăn nhanh chứa nhiều cholesterol. Người bệnh cao huyết áp cần phải kiểm soát lượng muối trong thức ăn dưới 100 mmol Natri/ngày bằng cách hạn chế dùng nước mắm, muối, bột nêm khi chế biến, không dùng mắm chấm, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn...
  • Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp duy trì cân nặng lý tưởng và tránh tình trạng béo phì. 
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia và thuốc lá: Bởi đây là những yếu tố gây tổn thương mạch máu và làm tình trạng huyết áp cao trở nên trầm trọng hơn.
  • Tránh căng thẳng: Việc cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi là điều rất quan trọng với sức khỏe. Đặc biệt với người cao huyết áp, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và tránh tình trạng căng thẳng, stress.
  • Tập thói quen theo dõi huyết áp tại nhà: Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để bạn theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.

DTITK-3008-16.jpg

Sử dụng thuốc điều trị huyết áp

Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát huyết áp mục tiêu:

Bạn cần tuyệt đối tuân thủ việc uống thuốc điều trị cao huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp, ngăn ngừa suy tim

Biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh lên máu là suy tim. Do đó cùng với ổn định huyết áp thì ngăn ngừa suy tim cũng là mục tiêu quan trọng trong điều trị.

Muốn làm được điều này, bạn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp điều trị bao gồm cả thay đổi lối sống, dùng thuốc điều trị và bổ sung sản phẩm hỗ trợ nhằm tăng cường chức năng tim - mấu chốt trong ngăn ngừa suy tim. Khi chức năng tim được củng cố, tim sẽ hoạt động bơm máu hiệu quả hơn, giúp ổn định huyết áp và ngăn phì đại thất trái, suy tim.

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị, bạn nên lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và có kết quả được đăng tải trên tạp chí Quốc tế nhằm đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị.

TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm dùng cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng

TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm dùng cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng

Phải làm gì khi huyết áp tăng đột ngột?

Nhiều trường hợp đột quỵ và tử vong đã xảy ra do tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột, dù trước đó không hề được chẩn đoán mắc bệnh lên máu. Nếu xảy ra tình trạng này bạn cần nhanh chóng thực hiện các lưu ý sau :

  • Nằm yên tại chỗ (nếu được hãy chọn nơi thoáng khí, mát mẻ).
  • Cởi bớt mũ nón hoặc quần áo để thoải mái hơn.
  • Liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất và thông báo cho người thân.
  • Tuyệt đối không áp dụng bất kỳ biện pháp nào khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ (ví dụ như cạo gió, đánh cảm hay sử dụng thuốc).

Bệnh lên máu đi kèm với rủi ro nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh hay kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Chỉ cần bạn tích cực thực hiện các giải pháp trên đây!

ITK-219.png

Tham khảo: healthline.com, benhvien108.vn, vnha.org.vn