Sử dụng thuốc là một trong những giải pháp kiểm soát chỉ số huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp tim hiệu quả. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần nắm được các tác dụng phụ và cách sử dụng các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được đề cập trong bài viết sau.

Thuốc chẹn kênh canxi

Thuốc chẹn kênh calci hay chất đối kháng calci (CCB) là một trong những nhóm thuốc đầu tay cho người bệnh tăng huyết áp không có bệnh lý nền. Thuốc hoạt động theo cơ chế làm giãn mạch máu, giảm sức co bóp của tim, từ đó giúp giảm nhịp tim, giảm đau thắt ngực và hạ huyết áp.

Nhóm thuốc này có khá nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:

  • Hạ huyết áp nhưng không gây tăng lipid máu hoặc kháng insulin.
  • Ít gây phản xạ bù giữ nước và ít làm tăng nhịp tim (verapamil, diltiazem)
  • Giảm nguy cơ đột quỵ ở các bệnh nhân lớn tuổi.

Tại Việt Nam, các biệt dược của thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng phổ biến là Nifedipin, Amlodipin, Felodipine, Lotrel, Teczem, Tarka....

Thuốc điều trị tăng huyết áp Nifedipin được sử dụng rất phổ biến

Thuốc điều trị tăng huyết áp Nifedipin được sử dụng rất phổ biến

Tác dụng phụ

Thuốc chẹn kênh canxi có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, phù (phù mắt cá chân, cảm giác chân nặng nề, đi lại khó chịu), đau hoặc chảy máu nướu, rối loạn chức năng tình dục...

Nếu những tác dụng này không biến mất hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được chuyển đổi sang thuốc hạ huyết áp khác phù hợp hơn.

Cách sử dụng

  • Dùng thuốc trong bữa ăn để bảo vệ dạ dày.
  • Tránh ăn bưởi, uống nước bưởi hoặc các sản phẩm được chế biến từ bưởi khi dùng thuốc chẹn kênh canxi. Vì nước bưởi tương tác với thuốc và có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. 
  • Tránh uống rượu khi uống thuốc vì đồ uống này có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu thấy huyết áp không giảm hoặc giảm quá mạnh cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều.

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Thuốc ức chế men chuyển (ACE) có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế enzyme chuyển đổi Angiotensin I thành Angiotensin II - một chất gây co mạch mạnh. 

Đặc biệt thuốc ngăn chặn sự giáng hóa của bradykinin giúp bảo vệ nội mạc mạch máu. Chính nhờ tác dụng này, ACE đang là chỉ định đầu tay trong phần lớn các trường hợp tăng huyết áp, suy tim, điều trị sau nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp mắc kèm bệnh thận mạn hay đái tháo đường.

Một số biệt dược được dùng nhiều ở Việt Nam là Perindopril (Coversyl), Benazepril (Lotensin), Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Fosinopril (Monopril), Lisinopril (Zestril) ...

Coversyl là thuốc trị tăng huyết áp được dùng phổ biến trong nhóm ức chế ACE

Coversyl là thuốc trị tăng huyết áp được dùng phổ biến trong nhóm ức chế ACE

Tác dụng phụ

Thuốc ức chế men chuyển có khả năng gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Ho khan: Ho do thuốc ức chế men chuyển sẽ không giảm khi dùng với các thuốc giảm ho trung ương. Do đó nếu triệu chứng này nghiêm trọng, hãy báo cho bác sĩ để được đổi sang 1 loại thuốc khác.
  • Chóng mặt, ngất xỉu, có vị mặn hoặc kim loại trong miệng hoặc giảm khả năng vị giác.
  • Tăng kali máu: Dấu hiệu nhận biết là  nhịp tim không đều, hồi hộp, tê hoặc ngứa ran ở tay, chân hoặc môi, khó thở và yếu hoặc nặng ở chân.
  • Đau họng, sốt, lở miệng, bầm tím bất thường, nhịp tim nhanh hoặc không đều, đau ngực và sưng bàn chân, mắt cá chân và chân dưới.
  • Phù mạch (hiếm gặp nhưng nguy hiểm nên phải cẩn trọng)

Cách sử dụng

  • Nên uống thuốc khi bụng đói một giờ trước bữa ăn, không tự ý ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm tra huyết áp và chức năng thận thường xuyên trong quá trình dùng thuốc.
  • Hạn chế sử dụng các chất thay thế muối và các thực phẩm giàu kali như chuối, nước cam ép, các loại rau họ cải như cải bó xôi, súp lơ, bắp cải... 
  • Không sử dụng các thuốc giảm đau không steroid (gồm aspirin, ibuprofen, naproxen...) bởi nguy cơ gây tích trữ muối và nước, dẫn đến làm giảm tác dụng điều trị của thuốc.
  • Không nên mang thai trong quá trình dùng thuốc. Nếu lỡ mang thai, cần liên hệ với bác sĩ ngay để đổi thuốc khác phù hợp hơn.

Mỗi thuốc điều trị tăng huyết áp sẽ có những lưu ý khi sử dụng riêng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc, đừng ngần ngại gọi đến cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn.

ĐT-219.jpg

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) thường được dùng cho những người bệnh tăng huyết áp, suy tim hoặc bệnh thận đái tháo đường không sử dụng được thuốc ức chế men chuyển. Nhóm thuốc này có tác dụng gần tương tự như nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACE). Mặc dù không gây ho nhưng không thuốc không có tác dụng bảo vệ nội mạc mạch máu như ACE.

Bạn có thể nhận diện các thuốc trong nhóm này dễ dàng với đuôi  “sartan”. Chẳng hạn như: Irbesartan (Avapro); Valsartan (Diovan); Telmisartan (Micardis); Losartan (Cozaar), Olmesartan (Benicar).

Losartan có mặt rất nhiều trong đơn thuốc điều trị tăng huyết áp

Losartan có mặt rất nhiều trong đơn thuốc điều trị tăng huyết áp

Tác dụng phụ

Các thuốc chẹn thụ thể Angiotensin nhìn chung tương đối an toàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn
  • Hạ huyết áp tư thế đứng
  • Tăng kali máu
  • Đau cơ xương
  • Một số vấn đề về dạ dày và đường tiêu hoá

Cách dùng 

  • Uống vào lúc đói hay lúc no đều được nhưng nên dùng thuốc vào một giờ nhất định trong ngày để tránh quên liều .
  • Thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc đang sử dụng, cả những thuốc kê đơn và không kê đơn để tránh bị tương tác thuốc.
  • Báo ngay với bác sĩ nếu bị tiêu chảy nặng hoặc giảm cân nghiêm trọng.

Thuốc chẹn beta giao cảm

Thuốc ức chế thụ thể beta (thuốc chẹn beta) ức chế sự hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh catecholamine gắn vào các thụ thể β của thần kinh giao cảm nên làm giảm nhịp tim, thể tích co bóp và cung lượng tim, từ đó có tác dụng hạ huyết áp.

Thuốc chẹn beta giao cảm tác động có lợi cho hệ tim mạch như:

  • Giữ cho huyết áp không bị tăng đột ngột
  • Làm nhịp tim chậm lại
  • Chống loạn nhịp tim
  • Làm giảm sức co bóp của tim, giảm mức tiêu thụ oxy ở cơ tim, có lợi cho BN thiểu năng vành, thiếu máu cơ tim.

Tuy nhiên, thuốc không còn là lựa chọn ban đầu trong điều trị tăng huyết áp thông thường, mà chỉ được sử dụng trong các trường hợp tăng huyết áp kèm:

Nhóm thuốc này tên gốc thường kết thúc bằng đuôi “olol”. Đại diện của nhóm này gồm có: Acebutolol (Sectral); Metoprolol (Lopressor); Atenolol (Tenormin); Bisoprolol (Concor); Nadolol (Corgard)…

Concor là biệt dược nhóm chẹn beta dùng cho người nhịp tim nhanh, huyết áp cao

Concor là biệt dược nhóm chẹn beta dùng cho người nhịp tim nhanh, huyết áp cao

Tác dụng phụ

Những người sử dụng thuốc chẹn beta có thể gặp tác tác dụng phụ như:

  • Co thắt phế quản
  • Tăng nhẹ đường máu, tăng đề kháng Insulin có thể dẫn tới tiểu đường.
  • Bàn tay hoặc bàn chân lạnh, mệt mỏi, tăng cân. 
  • Phiền muộn, khó thở, khó ngủ hay bất lực trong chuyện giường chiếu (ít gặp)

Cách sử dụng

  • Uống thuốc trong bữa ăn, khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng.
  • Hạn chế các đồ uống chứa caffeine và rượu trong quá trình dùng thuốc.
  • Không uống thuốc cảm, thuốc kháng histamine hoặc thuốc kháng axit có nhôm cùng chung với thuốc chẹn beta.
  • Theo dõi huyết áp hàng ngày và đường huyết (nếu bị tiểu đường) thường xuyên. Nếu thấy các chỉ số giảm quá nhiều, cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều.
  • Không được tự ý dừng thuốc đột ngột vì có thể gây rối loạn nhịp tim.

Thuốc chẹn thụ thể alpha

Thuốc ức chế alpha-adrenergic có tác dụng ngăn chặn các thụ thể alpha nằm ở lớp cơ của thành mạch máu, giúp các mạch máu được giãn nở, lưu thông dễ dàng và hạ huyết áp. Thuốc có tác dụng khác là làm giảm phì đại tuyến tiền liệt nên thường được sử dụng cho những trường hợp tăng huyết áp kèm phì đại tuyến tiền liệt.

Các thuốc trong nhóm này bao gồm: prazosin tác dụng ngắn; doxazosinterazosin tác dụng kéo dài nên ít gây hạ huyết áp tư thế đứng hơn các thuốc có tác dụng ngắn.

Tác dụng phụ

  • Hạ huyết áp tư thế đứng hoặc ngất
  • Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, ngủ gà
  • Nhịp tim nhanh
  • Suy nhược cơ thể, chán ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Đau xương khớp

Cách sử dụng

  • Uống vào lúc ngủ để phòng tránh nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Tránh làm những công việc nguy hiểm như lái xe, vận hành máy móc sau khi uống thuốc.

Thuốc có tác dụng lợi tiểu

chế của nhóm thuốc này trong điều trị tăng huyết áp là giúp cơ thể loại bỏ lượng muối và nước dư thừa nên giúp kiểm soát huyết áp. Các nhóm thuốc lợi tiểu thường dùng bao gồm:

Thuốc lợi tiểu thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh cao huyết áp

Thuốc lợi tiểu thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh cao huyết áp

Tác dụng phụ

  • Đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên hơn trong vài giờ sau khi uống thuốc: Điều này có thể khiến bạn bị mất nước. Nếu thấy khô miệng, nước tiểu có màu vàng đậm hoặc bị táo bón, đau đầu, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
  • Chóng mặt hoặc lâng lâng, đặc biệt là khi đứng dậy.
  • Giảm lượng kali trong cơ thể: Dấu hiệu nhận biết là yếu cơ, chuột rút hay mệt mỏi. Nếu như tình trạng này xuất hiện với mức độ nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn uống thuốc có chứa kali cùng với thuốc lợi tiểu. 
  • Tăng đường huyết (thường chỉ gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm tiểu đường)
  • Cơn gút cấp, rối loạn cương dương (ít gặp)

Nếu các tác dụng phụ này không biến mất hoặc nghiêm trọng hơn, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Cách sử dụng

  • Nếu chỉ cần dùng một liều mỗi ngày, bạn có thể muốn uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để có thể ngủ qua đêm thay vì thức dậy đi vệ sinh.
  • Nếu bạn đang dùng nhiều hơn một liều mỗi ngày, hãy uống liều cuối cùng không muộn hơn 4 giờ chiều.
  • Tránh uống rượu khi dùng thuốc bởi  sẽ làm cho tác dụng phụ tồi tệ hơn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Kali khi dùng thuốc lợi tiểu làm giảm  kali như chuối, khoai lang, rau bina và đậu lăng....

Một số thuốc lợi tiểu là thuốc sulfa, vì vậy chúng có thể gây ra phản ứng nếu bạn bị dị ứng. Bạn cần cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê toa, thuốc không kê toa, vitamin và thảo dược. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ nói với bác sĩ nếu đang sử dụng: Thuốc trị cao huyết áp khác, Digoxin, Indomethacin, Probenecid, Corticosteroid.

Nếu đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp mà bạn vẫn chưa đạt được mức huyết áp tối ưu, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn giải pháp giúp hạ huyết áp hiệu quả nhất!

ĐT-219.jpg

Một số thuốc điều trị tăng huyết áp khác

Khi việc sử dụng các thuốc kể trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, chẳng hạn như tăng huyết áp kháng trị hay có bệnh mắc kèm, bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc bổ sung.

  • Thuốc trị bệnh mạch vành: Tình trạng huyết áp cao kéo dài dẫn tới tổn thương các mạch máu trong đó có mạch vành gây ra xơ vữa mạch vành, chít hẹp mạch vành. Với các trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc làm giãn mạch làm giảm đau thắt ngực như Nitroglycerin; thuốc hạ mỡ máu; thuốc chống đông.
  • Thuốc hạ đường huyết: Dùng khi người bệnh cao huyết áp có mắc bệnh tiểu đường. Đôi khi liều lượng thuốc cần phải thay đổi nếu như thuốc điều trị tăng huyết áp ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Thuốc chống đông: Sử dụng thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ não, nhồi máu cơ tim ở người bệnh tăng huyết áp có mắc kèm bệnh mạch vành hoặc hở van tim hay rung nhĩ. Loại thuốc chống đông được dùng phổ biến nhất hiện nay là Aspirin vì giá thành rẻ nhưng lợi ích lớn.

Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp, xu hướng hiện nay là bổ sung thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược để tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt là phòng ngừa sớm biến chứng suy tim do căn bệnh này gây ra.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014: Tại Việt Nam có sản phẩm hỗ trợ thành phần là thảo dược Đan sâm, Hoàng đằng kết hợp với Cao Natto, L-carnitine đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả ổn định huyết áp và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Bởi vậy người bệnh tăng huyết áp nên tham khảo và sử dụng sản phẩm ngày càng sớm càng tốt nhằm phòng tránh biến chứng nguy hiểm!

Nguồn tham khảo: heart.org  nhs.uk  tanghuyetap.vn

----------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch có kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - C máu. Năm 2014, kết quả này đã vinh dự được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.