Bên cạnh việc điều trị với thuốc tây thì một số biện pháp giúp làm hạ huyết áp tại nhà cũng đang được rất nhiều người bệnh quan tâm. Vậy cao huyết áp uống gì để hạ? Bài viết này sẽ giúp bạn biết được các loại thức uống và thảo dược giúp hỗ trợ làm hạ huyết áp hiệu quả.

Người bệnh cao huyết áp uống gì cho tốt?

Người bệnh cao huyết áp uống gì cho tốt?

Các loại thức uống giúp hạ huyết áp hiệu quả

Những thức uống dưới đây đã được chứng minh có thể hỗ trợ làm giảm chỉ số huyết áp hiệu quả. Nếu bạn đang băn khoăn cao huyết áp uống gì để hạ huyết áp, hãy bổ sung ngay các thức uống này vào thực đơn của mình.

Nước tỏi ngâm

Nước tỏi ngâm là thức uống tuyệt vời trong việc hỗ trợ làm hạ huyết áp. Thức uống này giúp tăng sản xuất oxy nitric - một hoạt chất có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, tăng lưu thông máu và giảm áp lực cho tim. Ngoài ra với khả năng chống oxy hóa cao, tỏi còn giúp người cao huyết áp (bệnh lên máu) giảm bớt nguy cơ gặp các biến chứng trên tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Để làm nước tỏi ngâm, bạn đặt tỏi trong chai nước và ngâm từ 6-8 giờ (có thể ngâm qua đêm). Bạn nên uống nước tỏi ngâm vào buổi sáng, trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nước lọc

Uống đủ nước là yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện huyết áp theo thời gian. Khi cơ thể thiếu nước hoặc mất nước sẽ làm giảm khả năng vận chuyển máu, buộc các mạch máu phải co lại gây tăng huyết áp. Ngoài ra, thiếu nước cũng ảnh hưởng xấu đến thận - điều này cũng gây hại cho người bị huyết áp cao.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị cao huyết áp nên uống đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng bình chia vạch để dễ dàng theo dõi lượng nước nạp vào cơ thể.

Uống đủ nước lọc tinh khiết cũng là cách hạ huyết áp tại nhà hiệu quả

Uống đủ nước lọc tinh khiết cũng là cách hạ huyết áp tại nhà hiệu quả

Các loại nước ép

Một số loại nước ép như nước ép Nam việt quất, cà chua, lựu hay củ cải cũng là những lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang băn khoăn bị cao huyết áp uống gì cho tốt.

  • Nước ép Nam Việt quất: Theo nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu, nước ép Việt quất cũng góp phần làm cải thiện huyết áp. Bạn nên uống nước ép Việt quất nguyên chất, không đường 1-2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả hạ huyết áp tốt nhất.
  • Nước ép Lựu: Lựu có chứa một số dưỡng chất như folate, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm tuyệt vời. Do đó không có gì ngạc nhiên khi nước ép lựu có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạ huyết áp. Theo các chuyên gia, người bệnh cao huyết áp nên bổ sung 240ml nước ép lựu không đường vào chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Nước ép Củ cải: Củ cải chứa nhiều nitrat, một hợp chất được biết đến với công dụng làm giãn mô cơ trơn, tăng lưu thông máu và làm giảm huyết áp hiệu quả. Một số khảo sát còn cho thấy uống 1 - 2 ly nước ép củ cải mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp đáng kể trong vòng một vài giờ sau khi uống.
  • Nước ép Cà chua: Trong Tạp chí Khoa học Thực phẩm & Dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ép cà chua mỗi ngày có thể cải thiện huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương giảm cholesterol trong máu. Bạn có thể sử dụng 1 ly nước ép cà chua mỗi ngày nhưng nên lựa chọn loại nước ép không có muối.

Uống gì để hạ huyết áp cao? Đừng bỏ qua nước ép cà chua không muối

Uống gì để hạ huyết áp cao? Đừng bỏ qua nước ép cà chua không muối

Rượu vang đỏ

Rượu vang đỏ sẽ hữu ích với đối tượng tăng huyết áp kèm xơ vữa mạch vành. Nhờ khả năng làm tăng HDL (một loại cholesterol tốt), rượu vang đỏ giúp hỗ trợ loại bỏ các mảng bám tích tụ trong lòng mạch của bạn. Điều này giúp máu lưu thông thuận lợi hơn và gián tiếp dẫn đến giảm huyết áp.

Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo người bị huyết áp cao không nên uống quá 2 ly rượu vang đỏ mỗi ngày đối với nam giới và một ly mỗi ngày đối với nữ giới. Bởi dù có lợi ích cho tim mạch nhưng đây vẫn là đồ uống có cồn, uống nhiều sẽ gây hại.

Bên cạnh chế độ ăn, có rất nhiều cách giúp hạ huyết áp tại nhà cho hiệu quả nhanh và lâu dài hơn. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn về các giải pháp này.

ITK-219.png

Các loại trà

Trà xanh, trà đen, trà hoa hòe hay atiso đỏ cũng được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn của người bệnh cao huyết áp. Sử dụng những loại trà này thường xuyên sẽ giúp chỉ số huyết áp ổn định hơn.

  • Trà xanh, trà đen: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng uống lâu dài cả 2 loại trà xanh và trà đen giúp làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Tuy nhiên trà xanh có hiệu quả nổi trội hơn so với trà đen. Người bị tăng huyết áp nên lựa chọn những búp chè non, còn tươi để hãm lấy nước nhưng chỉ nên uống từ 1-2 tách trà mỗi ngày để tránh bị mất ngủ.
  • Trà nụ hoa hòe: Rutin (một loại vitamin P) có trong nụ hoa hòe có tác dụng làm bền thành mạch, tăng cường sức chống chịu của thành mạch, nhờ đó giúp làm ổn định huyết áp. Bạn nên lấy 30-50g nụ hoa hãm với nước sôi và dùng dần trong ngày. 
  • Trà Hibiscus: Atiso đỏ hay còn gọi là Hibiscus có chứa anthocyanins giúp làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của người bệnh. Bạn nên uống 1 - 2 tách trà mỗi ngày, cách nhau ít nhất 8 giờ để đạt được hiệu quả hạ huyết áp.

Trà Atiso đỏ cũng là một lựa chọn tốt cho câu hỏi “cao huyết áp uống gì để hạ”

Trà Atiso đỏ cũng là một lựa chọn tốt cho câu hỏi “cao huyết áp uống gì để hạ”

Sữa tách béo

Sữa ít béo có hàm lượng canxi cao hơn hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp cao do thiếu hụt canxi. Ngoài ra, sữa ít béo có lượng chất béo thấp sẽ giúp hạn chế nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, điều này rất có lợi cho người bệnh cao huyết áp kèm bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim

Nếu bị cao huyết áp, bạn có thể sử dụng 2-3 phần sữa ít béo mỗi ngày. Bạn có thể uống sữa ít béo nguyên chất hoặc dùng chung với ngũ cốc hoặc dùng làm sinh tố trái cây đều được.

Nước chanh

Nước chanh cũng là một lựa chọn tốt cho những người đang băn khoăn cao huyết áp uống gì. Thức uống này giúp làm sạch tế bào, khiến cho các mạch máu mềm và linh hoạt hơn. Ngoài ra, trong nước chanh còn chứa vitamin C, là một chất chống oxy hóa giúp loại bỏ tế bào gốc tự do ra khỏi cơ thể và làm hạ huyết áp.

Theo các chuyên gia sức khỏe, bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh ấm có thể đem đến nhiều lợi ích cho huyết áp. Tuy nhiên bạn không nên thêm quá nhiều đường, lượng đường cao không tốt cho sức khỏe của bạn.

Gợi ý các cây thuốc nam trị cao huyết áp tốt nhất

Bên cạnh việc sử dụng các thức uống kể trên, người bệnh cũng nên áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ điều trị khác cho hiệu quả hạ áp nhanh và cao hơn như là các cây thuốc nam trị cao huyết áp. Một số cây thuốc nam đang được ưu tiên sử dụng hiện nay bởi độ an toàn và khả năng kiểm soát huyết áp hiệu quả bao gồm:  

  • Đan sâm: Làm giãn mạch máu, hỗ trợ làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ suy tim do tăng huyết áp.
  • Hoàng đằng: Bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa các mảng xơ vữa, phòng biến chứng nhồi máu cơ tim.
  • Giảo cổ lam: Giảm cholesterol, duy trì huyết áp ở mức ổn định
  • Bình vôi: Giúp tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp
  • Lá sen: Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Tuy nhiên việc cân chỉnh liều lượng của các loại thuốc này cũng như là quá trình bào chế khá khó khăn. Do đó để đảm bảo an toàn và thuận tiện, người bệnh có thể sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc từ những loại dược liệu kể trên, đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn trên người bệnh tim mạch.

Người bệnh cao huyết áp nên chọn sản phẩm thảo dược có kiểm chứng lâm sàng

Người bệnh cao huyết áp nên chọn sản phẩm thảo dược có kiểm chứng lâm sàng

Lời khuyên giúp bạn hạ huyết áp hiệu quả hơn

Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vì thế để điều trị căn bệnh này hiệu quả, bạn nên phối hợp cùng lúc nhiều phương pháp. Bên cạnh việc sử dụng các loại thức uống và cây thuốc nam có tác dụng hạ huyết áp, bạn cũng nên:

  • Giảm lượng muối ăn hằng ngày xuống dưới 2,3 gam muối (một muỗng cà phê muối ăn), tránh ăn các loại đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối như giò, chả, lạp xưởng, dưa muối, cà muối, cá muối...
  • Hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, mỡ, nội tạng động vật.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày, tốt nhất là 400g rau, củ, quả tươi/ngày.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Lượng rượu bia tối đa được uống mỗi ngày là không quá 2 đơn vị rượu đối với nam giới và 1 đơn vị rượu đối với nữ giới. Một đơn vị rượu tương đương 1 cốc bia hoặc 1 chén 30ml rượu mạnh.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội...

Trường hợp huyết áp quá cao, bạn cần dùng thêm thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên đo huyết áp thường xuyên và ghi chép các chỉ số này thành nhật ký. Nếu thấy huyết áp không giảm, giảm quá thấp hoặc lên xuống thất thường, hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều.

Hy vọng với những thức uống đã được liệt kê phía trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh cao huyết áp uống gì để hạ hay lên máu uống gì. Nếu cần thêm thông tin về bệnh tăng huyết áp hay bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác, liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp.

ITK-219.png

Tài liệu tham khảo: healthline.com, jonlanman.com, fidelityhh.com, vivehealth.com, food.ndtv.com, stocktoncardiology.co, tuasaude.com