Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên đa phần bệnh nhân tăng huyết áp chưa hiểu đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh dẫn đến chủ quan trong điều trị, khiến cho biến chứng của bệnh đến sớm hơn và nguy hiểm hơn. Để hiểu rõ hơn về tăng huyết áp, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam ngày càng cao

Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam ngày càng cao

Tăng huyết áp là gì? 

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành mạch tăng cao hơn bình thường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tăng huyết áp được xác định khi giá trị đo huyết áp ≥ 140 mmHg đối với huyết áp tâm thu (HATT) và/hoặc ≥ 90mmHg đối với huyết áp tâm trương (HATTr).

Trong đó, huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp tống máu, huyết áp tâm trương là áp lực của máu lên động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập. Nếu đo bằng máy đo huyết áp cầm tay, chỉ số lớn sẽ là huyết áp tâm thu, chỉ số nhỏ là huyết áp tâm trương.

Hiện nay có khác nhiều cách phân loại tăng huyết áp. Chi tiết, bạn có thể xem bảng phân loại dưới đây.

Phân loại theo nguyên nhân

  • Tăng huyết áp vô căn: không xác định được chính xác nguyên nhân 
  • Tăng huyết áp thứ phát: có thể xác định được nguyên nhân 

Phân loại theo chỉ số huyết áp

  • Tăng huyết áp áo choàng trắng: khi huyết áp đo được ở phòng khám tăng cao nhưng huyết áp đo tại nhà lại ở mức bình thường. 
  • Tăng huyết áp ẩn giấu: huyết áp đo ở phòng khám đạt giá trị bình thường nhưng huyết áp đo tại nhà tăng cao
  • Tăng huyết áp cấp cứu: tình trạng huyết áp tăng cao có kèm theo tổn thương cơ quan khác.
  • Tăng huyết áp khẩn cấp: tình trạng huyết áp tăng cao nhưng không kèm tổn thương cơ quan khác.
  • Tăng huyết áp tâm thu hoặc tâm trương đơn độc: Chỉ có huyết áp tâm thu hoặc tâm trương vượt ngưỡng

Phân loại theo độ tuổi và thời điểm xảy ra

  • Tăng huyết áp ở người trẻ: xảy ra ở những người có độ tuổi dưới 35. 
  • Tăng huyết áp ở người cao tuổi: xảy ra ở những người trên 60 tuổi.
  • Tăng huyết áp thai kỳ: xảy ra trong quá trình mang thai 

Bảng các cách phân loại tăng huyết áp

Các giai đoạn tăng huyết áp 

Theo khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam thì tăng huyết áp được chia thành các giai đoạn như sau: 

Phân loại 

HATT (mmHg)

 

HATTr (mmHg)

Huyết áp tối ưu

< 120

< 80

Huyết áp bình thường

> 130

và/hoặc

< 85

Huyết áp bình thường cao

130-139

và/hoặc

85-89

Tiền tăng huyết áp

120-139

và/hoặc

80-89

Tăng HA độ 1

140-159

và/hoặc

90-99

Tăng HA độ 2

160-179

và/hoặc

100-109

Tăng HA độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

Tăng HA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Hiện nay, bảng phân loại tăng huyết áp này đang được sử dụng để chẩn đoán tăng huyết áp tại phòng khám.

Cơ chế tăng huyết áp như thế nào? 

Có 3 chế gây tăng huyết áp thường gặp là tăng cung lượng tim, thiếu hụt các chất gây giãn mạch và bất thường trong hoạt động đào thải muối nước. Cụ thể như sau:

  • Tăng cung lượng tim: Khi tim đập mạnh hơn, lượng máu tống vào động mạch nhiều hơn sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành mạch dẫn đến làm tăng huyết áp.
  • Thiếu hụt các chất gây giãn mạch: Các chất giãn mạch trong cơ thể bao gồm NO, bradykinin. Sự thiếu hụt các chất này khiến cho mạch máu bị co lại, gây ra tình trạng tăng huyết áp.
  • Bất thường trong hoạt động đào thải muối nước: Việc giảm đào thải natri sẽ kéo theo tăng hấp thu nước trở lại, gây tăng thể tích máu trong lòng mạch và làm tăng huyết áp.

Tăng cung lượng tim (lượng máu tim bơm đi) là 1 trong 3 cơ chế gây tăng huyết áp

Tăng cung lượng tim (lượng máu tim bơm đi) là 1 trong 3 cơ chế gây tăng huyết áp

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thường gặp

90% trường hợp tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân. Khoảng 10% còn lại là do các nguyên nhân như: 

  • Tiểu đường
  • Hẹp động mạch thận
  • Bệnh lý về thận khác: viêm cầu thận, bệnh thận đa nang...
  • Cường giáp
  • Cường aldosteron
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm steroid, cocain,...

Riêng với tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai, nguyên nhân có thể do thai phụ bị thừa cân/béo phì, ít vận động, mang thai con đầu lòng, đa thai, tuổi trên 35, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường…

Đừng chủ quan khi bị tăng huyết áp, nếu không điều trị sớm, bạn có thể gặp biến chứng đột quỵ, suy tim nguy hiểm. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn cách giảm huyết áp ngay hôm nay.

ITK-219.png

Những yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp 

Các yếu tố có nguy cơ cao sẽ dẫn đến bệnh tăng huyết áp bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều muối
  • Tuổi cao
  • Rối loạn mỡ máu 
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp
  • Thừa cân - béo phì
  • Lối sống lười vận động
  • Uống quá nhiều bia rượu
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng, lo âu quá mức

Càng có nhiều các yếu tố này, khả năng bạn bị cao huyết áp càng tăng.

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp

Triệu chứng tăng huyết áp cần ghi nhớ

Tăng huyết áp có thể không gây ra triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Triệu chứng tăng huyết áp cũng có thể thay đổi tùy theo mức độ tăng cao của chỉ số huyết áp, độ tuổi... Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây để nắm rõ hơn.

Dấu hiệu tăng huyết áp điển hình

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, kèm theo chảy máu cam, run cơ, buồn nôn hay nôn ói. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, hồi hộp và bứt rứt.

Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, bạn có thể xuất hiện những cơn khó thở hay đau nhói ở tim khiến người bệnh thở gấp, mệt mỏi và mất thăng bằng. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn nguy hiểm ở người bệnh tăng huyết áp như té, ngã, chấn thương,..

Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột

Huyết áp tăng cao đột ngột (tăng huyết áp kịch phát) có thể gây ra một loạt các dấu hiệu như:

  • Đột nhiên bị cứng miệng, khó di chuyển và không phát âm rõ ràng
  • Mất hoặc giảm thị giác trong khoảng thời gian ngắn
  • Các cơ tay và cơ chân bị co cứng
  • Đột ngột choáng váng, đau đầu dữ dội
  • Tim đập nhanh, tức ngực và khó thở

Có rất nhiều giải pháp có thể giúp bạn hạ huyết áp an toàn, hiệu quả ngay tại nhà. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn về các giải pháp này.

ITK-219.png

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp 

Nếu không phát hiện và điều trị tăng huyết áp kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng trên mạch máu: Tăng huyết áp sẽ gây tăng áp lực của dòng máu chảy qua các mạch, gây tổn thương lớp lót bên trong lòng mạch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phình mạch, vỡ mạch và xuất huyết cao hơn.
  • Biến chứng trên não: Người bệnh tăng huyết áp nặng có nguy cơ cao bị thiếu máu lên não và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất trí nhớ, đột quỵ,..
  • Biến chứng trên tim: Huyết áp cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cơ tim, khiến tim yếu đi và xuất hiện các biến chứng như: đau tim, rối loạn nhịp tim hay nặng hơn là suy tim.
  • Biến chứng trên thận: Huyết áp cao có thể phá hủy các mạch máu và ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận, gây ra những bệnh lý như: xơ cứng cầu thận, suy thận mạn.
  • Biến chứng trên mắt: Tăng huyết áp sẽ làm vỡ các mạch máu trong mắt và gây ra nhiều vấn đề về thị giác, nguy hiểm hơn là có thể dẫn mù lòa.

Tăng huyết áp dẫn đến biến chứng đột quỵ, xuất huyết não

Tăng huyết áp dẫn đến biến chứng đột quỵ, xuất huyết não

Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thế nào? 

Cách để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp chính xác nhất chính là dựa vào chỉ số huyết áp của người bệnh. Theo Hội tim mạch học Việt Nam, với mỗi cách đo huyết áp sẽ có các chỉ số tham chiếu khác nhau:

  • Đo tại phòng khám: Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị tăng huyết áp khi giá trị huyết áp tâm thu đo tại phòng khám ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
  • Đo bằng máy Holter 24h tại nhà: Tăng huyết áp được xác định khi trung bình huyết áp ban ngày ≥ 135/85 mmHg, trung bình huyết áp ban đêm ≥ 120/70 mmHg hoặc trung bình huyết áp 24h ≥ 130/80 mmHg
  • Tự đo tại nhà: Nếu bạn tự đo huyết áp tại nhà và có kết quả chỉ số nhận được huyết áp tâm thu ≥ 135 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg thì được xác định là đang bị tăng huyết áp.

Trong các cách đo kể trên, đo tại phòng khám sẽ có độ chính xác cao hơn. Do đó khi thấy huyết áp tự đo tại nhà hay bằng máy Holter rơi vào ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp, bạn nên đi khám lại để được bác sĩ chẩn đoán.

Trong một số trường hợp, kết quả đo tại phòng khám và đo ngoài phòng khám sẽ ở 2 ngưỡng khác nhau. Nếu số đo HA tại phòng khám đạt ngưỡng chẩn đoán nhưng các số đo ngoài phòng khám lại thấp hơn ngưỡng, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tăng huyết áp áo choàng trắng. Trường hợp ngược lại, bạn đang bị tăng huyết áp ẩn giấu.

Lưu ý: bạn không nên uống cà phê hay hút thuốc trước khi kiểm tra huyết áp, để có kết quả chẩn đoán tăng huyết áp được tốt nhất.

Bạn nên đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp

Bạn nên đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp

Cách điều trị tăng huyết áp hiệu quả 

Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp là giảm tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị thông thường, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược cùng với việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Dựa vào chỉ số huyết áp và tình trạng người bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn một nhóm hoặc phối hợp các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp sau:

Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Nếu thấy huyết áp vẫn cao hoặc bị tụt quá thấp, bạn cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc.

Chế độ ăn cho người tăng huyết áp

Việc nắm rõ người tăng huyết áp không nên ăn gì, nên ăn gì sẽ giúp bạn giảm huyết áp hiệu quả hơn. Cụ thể, các chuyên gia khuyến cáo chế độ ăn cho người tăng huyết áp cần:

  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày (xuống dưới 2.3g mỗi ngày hoặc ít hơn)
  • Không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ ăn đóng hộp, xúc xích,...
  • Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá và các loại thực phẩm từ sữa ít béo
  • Ăn ít các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như mỡ động vật, thịt mỡ
  • Hạn chế ăn các loại đồ uống hay thực phẩm có đường
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê.

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn rau xanh, trái cây, đồ ăn ít muối

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn rau xanh, trái cây, đồ ăn ít muối

Thảo dược giúp ổn định huyết áp

Việc sử dụng các loại thuốc Tây y tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ và nguy cơ nhờn thuốc khi dùng lâu dài. Để khắc phục điều này, bổ sung thảo dược là giải pháp được nhiều chuyên gia và người bệnh lựa chọn.

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh một số thảo dược như Đan sâm, hoàng đằng, Hoa hòe, Lá sen, Đậu tương lên men có thể hỗ trợ hạ huyết áp, phòng ngừa biến chứng đột quỵ, suy tim do tăng huyết áp hiệu quả, an toàn.

Tuy nhiên việc phối hợp các thảo dược để đảm bảo đúng liều lượng, hiệu quả cao nhất vẫn là một rào cản lớn đối với nhiều người bệnh. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa những thảo dược kể trên đã được kiểm chứng lâm sàng để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn trong khi sử dụng.

Một số cách làm giảm huyết áp tại nhà khác

Để tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp, bạn có thể tham khảo thêm một số cách làm giảm huyết áp tại nhà dưới đây. Các cách này không thay thế được việc dùng thuốc hay bổ sung thảo dược nhưng sẽ giúp chỉ số huyết áp của bạn nhanh về mức an toàn hơn.

  • Đi bộ và tập thể dục thường xuyên: Chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tim trở nên khỏe mạnh và bơm máu hiệu quả hơn, qua đó giúp  làm giảm áp lực trong động mạch.
  • Uống nước để hạ huyết áp: Mỗi khi có triệu chứng tăng huyết áp, hãy uống từ 1 hoặc 2 cốc nước sẽ giúp khôi phục lại lượng máu trong cơ thể và giúp hạ huyết áp;
  • Ngâm chân bằng nước nóng: Ngâm chân vào nước nóng trong vòng từ 10-15 phút sẽ giúp máu lưu thông từ não xuống chân và huyết áp sẽ trở lại bình thường;
  • Nghe nhạc cổ điển: Lựa chọn các bản nhạc cổ điển nhẹ nhàng, êm dịu sẽ giúp cơ thể được thư giãn và làm giảm hormone gây căng thẳng là cortisol.
  • Bấm huyệt để trị huyết áp cao: Xoa nhẹ và ấn từ từ huyệt phong trì (nằm ở sau tai, gần chỗ lõm giữa cổ và đáy sọ) trong vòng 1 đến 2 phút sẽ giúp cơn đau đầu do tăng huyết áp thuyên giảm.

Thay đổi lối sống & bổ sung thảo dược là cách hạ huyết áp tại nhà nhiều người áp dụng

Thay đổi lối sống & bổ sung thảo dược là cách hạ huyết áp tại nhà nhiều người áp dụng

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp 

 Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, người nhà cần lưu ý những điều sau:

  • Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp cần động viên, trấn tĩnh người bệnh yên tâm điều trị. Tránh để người bệnh căng thẳng, giận dữ;
  • Khuyến khích người bệnh tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội;
  • Khi chăm sóc cho bệnh nhân tăng huyết áp, bạn nên cho người bệnh uống thuốc đúng theo yêu cầu của bác sĩ, tránh để bệnh nhân quên uống thuốc hoặc uống quá liều;
  • Thực hiện việc đo huyết áp và ghi lại chỉ số cho người bệnh hàng ngày, mỗi lần đo cần thực hiện đo 3 lần rồi lấy trung bình;
  • Khi bệnh nhân có những biểu hiện bất thường như đau thắt ngực, khó thở, buồn nôn, chóng mặt cần hướng dẫn bệnh nhân nằm nghỉ và đo huyết áp tại chỗ. Trong trường hợp huyết áp trên 140/90 mmHg cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm nhất.

Giải đáp một số câu hỏi về bệnh tăng huyết áp 

Nắm rõ những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng về bệnh tăng huyết áp

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Khi ăn nhiều muối, lượng natri nạp vào cơ thể tăng lên sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng mạch (hay nói cách khác là khiến máu trở nên đặc hơn). Cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách kéo nước từ nơi khác vào lòng mạch để làm loãng máu. Điều này dẫn đến làm tăng thể tích máu, tăng áp lực lên thành mạch (tăng huyết áp).

Thói quen ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp

Thói quen ăn mặn sẽ gây tăng huyết áp

Tại sao tăng huyết áp gây suy tim, suy thận?

Tăng huyết áp không kiểm soát trong một thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên tim, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, bơm máu mạnh hơn để thắng được áp suất trong lòng mạch. Lâu dần tim sẽ bị quá tải và yếu dần đi, dẫn đến biến chứng suy tim.

Với thận, huyết áp tăng cao trong thời gian dài mà không được kiểm soát sẽ làm tổn thương bộ lọc ở cầu thận. Điều này khiến cho thận không thể làm tốt vai trò đào thải muối nước cho cơ thể, dẫn đến tình trạng ứ nước trong lòng mạch. Nước càng bị ứ lại thì huyết áp càng tăng cao và càng làm chức năng thận bị suy giảm.

Người bị tăng huyết áp nên uống nước gì?

Ngoài các thuốc điều trị tăng huyết áp, một số loại thức uống dưới đây cũng giúp hỗ trợ làm hạ huyết áp hiệu quả:

  • Nước ép cà chua: Có tác dụng làm giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
  • Nước ép củ cải đường: Nước ép củ cải sống hay chính đều có tác động đến việc cải thiện huyết áp
  • Nước ép lựu: Nghiên cứu chỉ ra rằng nước ép lựu nguyên chất 100% có tác dụng làm giảm huyết áp
  • Sữa tách béo: Việc sử dụng sữa tách béo có liên quan đến việc giảm nguy cơ huyết áp cao. 
  • Trà xanh, trà đen: Uống lâu dài cả 2 loại trà giúp làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Làm gì khi tăng huyết áp đột ngột?

Khi bị tăng huyết áp đột ngột điều đầu tiên cần thực hiện là nằm yên tại chỗ ở những nơi thoáng khí, sau đó báo ngay với người thân hoặc liên lạc với bộ phận y tế để được hỗ trợ. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, chú ý không được tự ý điều trị bằng cách cạo gió, bôi dầu gió hay sử dụng thuốc. Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, có thể đỡ họ ngồi dậy và kê gối sau lưng, thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo.

Tăng huyết áp là một bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay và được mệnh danh là "SÁT THỦ" thầm lặng. Việc phát hiện bệnh từ sớm cùng với các biện pháp điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm. Nếu cần thêm thông tin về bệnh tăng huyết áp hay bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp.

ITK-219.png

Tài liệu tham khảo: who.int, nhs.uk, mayoclinic.org, vnha.org.vn, msdmanuals.com, cdc.gov, healthline.com