Với nhiều ưu điểm như ít tác dụng phụ, phù hợp cho các bệnh mãn tính, không gây nhờn thuốc khi dùng trong thời gian dài... thuốc nam trị cao huyết áp đang là lựa chọn mà nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Sau đây là một số vị thuốc và bài thuốc nam đã được chứng minh có tác dụng giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả.

Các cây thuốc nam trị cao huyết áp tốt

Trong y học cổ truyền có rất nhiều cây thuốc nam được sử dụng cho người cao huyết áp nhưng phổ biến và hiệu quả nhất phải kể đến 7 cây thuốc nam trị cao huyết áp dưới đây:

Đan sâm - Hạ huyết áp, ngừa suy tim

Đan sâm được xem như dược liệu "vàng" cho các bệnh liên quan đến tim, trong đó có tăng huyết áp. Nghiên cứu trên Tạp chí Biological and Pharmaceutical Bulletin cho thấy cây thuốc nam này có thể làm tăng hàm lượng nitric oxide (hoạt chất có tác dụng giãn mạch máu) và ức chế men chuyển angiotensin (enzyme tham gia vào quá trình co mạch gây tăng huyết áp). Nhờ đó, sử dụng Đan sâm có thể giúp giảm cả huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương. 

Không chỉ giúp hạ huyết áp, Đan sâm còn có nhiều tác dụng có lợi cho người bệnh tăng huyết áp như:

  • Chống huyết khối, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Ngăn ngừa sự hình thành của mảng xơ vữa, giảm đau thắt ngực.
  • Tăng cường máu đến tim, bảo vệ cơ tim, phòng suy tim do tăng huyết áp.

Chính những lợi ích này đã giúp vị thuốc này thường xuyên có mặt trong các bài thuốc, sản phẩm hỗ trợ giảm huyết áp được nhiều thầy thuốc, người bệnh đánh giá cao.

Đan sâm là cây thuốc nam trị cao huyết áp hiệu quả

Đan sâm là cây thuốc nam trị cao huyết áp hiệu quả

Hoàng đằng - Chống xơ vữa, bảo vệ mạch máu

Hoàng đằng với hàm lượng Berberin dồi dào đã được chứng minh có tác dụng tăng tính đàn hồi cho mạch máu, chống viêm và chống xơ vữa động mạch. Những tác dụng này rất quan trọng với người cao huyết áp. Bởi khi huyết áp tăng cao, mạch máu rất dễ bị tổn thương, xơ vữa - đây là điều kiện làm hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.

Ngoài ra, cây thuốc nam chữa cao huyết áp này cũng được chứng minh có thể hỗ trợ:

  • Hạ huyết áp, giảm LDL cholesterol.
  • Ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu, chống rối loạn nhịp tim.
  • Tăng cường khả năng co bóp của tim, phòng suy tim do tăng huyết áp.

Cùng với Đan sâm, Hoàng đằng được ứng dụng nhiều để sản xuất các viên uống, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người tăng huyết áp, tim mạch. Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn sản phẩm chứa Đan sâm, Hoàng đằng nào tốt nhất cho mình, hãy gọi cho chuyên gia theo số để được tư vấn 0981 238 219.

ITK-219.png

Hoàng cầm - Giãn mạch, giảm áp lực lên mạch máu

Hoàng cầm cũng là một cái tên xuất hiện nhiều trong các bài thuốc trị cao huyết áp nổi tiếng. Tác dụng hạ áp của Hoàng cầm được cho là do dược liệu này có khả năng giãn mạch hiệu quả. Theo báo Y học Liên Xô cũ, dịch chiết Hoàng cầm có thể đưa huyết áp từ 190/95 hạ xuống 140/80, huyết áp càng cao thì hiệu quả càng rõ rệt.

Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy hoạt chất Baicalin trong rễ cây hoàng cầm cũng có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh tim thiếu máu cục bộ. Điều này giúp những người bị tăng huyết áp kèm bệnh mạch vành kiểm soát bệnh toàn diện và đạt hiệu quả cao hơn.

Dịch chiết Hoàng cầm cũng được chứng minh có thể làm giảm huyết áp

Dịch chiết Hoàng cầm cũng được chứng minh có thể làm giảm huyết áp

Dừa cạn - Lợi tiểu, hạ áp, tăng tuần hoàn máu

Theo kinh nghiệm dân gian, dùng 10 - 16g dừa cạn dưới dạng thuốc sắc sẽ giúp lợi tiểu, chữa bệnh lên máu (tăng huyết áp) và bệnh tiểu đường. Y học hiện đại cũng chứng minh, các hoạt chất Alcaloid có trong dừa cạn như Vinblastine, Vincristine, Catharanthin... có tác dụng làm giãn mạch, giảm lượng nước trong lòng mạch máu, từ đó hạ huyết áp hiệu quả. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy Dừa cạn còn mang lại một số lợi ích khác như hỗ trợ làm giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, phòng ngừa các bệnh ung thư, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn.

Câu đằng - Bảo vệ mạch máu vững vàng

Câu đằng là cũng một cây thuốc nam hạ huyết áp được sử dụng nhiều ở các nước Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Châu Phi và Đông Nam Mỹ… Hoạt chất Rhynchophyllin trong Câu đằng có khả năng ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm giãn các mạch máu ngoại vi, từ đó giúp giảm chỉ số huyết áp.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm còn cho thấy Câu đằng giúp bảo vệ tế bào nội mô mạch máu. Đây là chìa khóa quan trọng giúp giảm nguy cơ gặp các biến cố tim mạch do cao huyết áp gây ra.

Câu đằng thường được phối hợp với nhiều dược liệu khác để tăng hiệu quả hạ áp

Câu đằng thường được phối hợp với nhiều dược liệu khác để tăng hiệu quả hạ áp

Nụ hoa hòe - Tăng tính dẻo dai thành mạch

Nụ hoa hòe chứa rất nhiều Rutin. Đây là một loại vitamin P có tác có tác dụng tăng cường sức chịu đựng cho mao mạch, làm bền thành mạch. Hơn nữa, hoạt chất Oxymatrine trong hoa hòe còn giúp bảo vệ và cải thiện chức năng của tim, có tác dụng hồi phục mao mạch máu não tốt cho người bệnh sau tai biến.

Nụ hoa hòe ngoài tác dụng hạ huyết áp còn thường dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh quan trọng về tim mạch như:

Nếu bạn đang phân vân không biết chữa cao huyết áp bằng thuốc nam như thế nào hiệu quả nhất với bản thân, hãy gọi tới hotline 0981 238 219 và chia sẻ tình trạng bệnh của mình để được các chuyên gia tim mạch tư vấn.

ITK-219.png

Hạt Sen - Dự phòng cao huyết áp hiệu quả

Hạt sen thường được biết đến với công dụng trị mất ngủ. Ít ai biết đây cũng là một loại thuốc nam chữa huyết áp cao khá tốt. Nhiều hoạt chất trong vị thuốc này ví dụ như Asparagine có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, chống thiếu máu cơ tim và ức chế sự co thắt của tim.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Chinese Journal of Natural Medicines còn cho thấy các Alcaloid có trong hạt sen (ABLS) cũng có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương gần tương đương với thuốc tăng huyết áp Captopril.

Ít ai biết hạt sen cũng là vị thuốc nam trị cao huyết áp hiệu quả

Ít ai biết hạt sen cũng là vị thuốc nam trị cao huyết áp hiệu quả

Những bài thuốc nam trị cao huyết áp thường dùng

Để nâng cao hiệu quả cao huyết áp và tạo ra tác động bảo vệ tim mạch tối ưu hơn, các thầy thuốc thường được kết hợp nhiều cây thuốc nam với nhau. Dưới đây là một vài bài thuốc nam trị cao huyết áp thường được sử dụng:

  • Bài thuốc 1: Đan sâm 16g, đảng sâm 20g, bạch truật, xuyên khung, ý dĩ, trạch tả, mã đề, ngưu tất, mộc thông, mỗi vị thuốc trên dùng 16g. Sắc nước uống 1 thang mỗi ngày chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc nước lấy 200 ml. Mỗi ngày 1 thang chia thành 3 lần uống.
  • Bài thuốc 3: Dừa cạn 160g, lá đinh lăng 180g, cỏ xước 160g, hoa hòe khô 150g, cam thảo đất 140g, đỗ trọng 120g, chi tử 100g. Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều (tránh ẩm). Ngày dùng 40g, hãm với 1 lít nước sôi, dùng sau 10 phút. Uống nước thuốc thay cho nước trong ngày.
  • Bài thuốc 4: Dừa cạn sao vàng 20g, cùng lá dâu 20g, sắc lấy nước, chia uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 5: Hoa dừa cạn 6g, nụ hoa hòe sấy khô 10g, hãm thuốc với nước sôi trong bình đậy kín khoảng 20 phút. Dùng nước uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc 6: Nụ hoa hòe sấy khô, pha trà theo tỉ lệ nước là 1:10. Hãm trà khoảng 5 - 7 phút, Một lượng nụ hoa hòe có thể pha từ 3 - 4 lần nước sôi để tận dụng được hết hương vị.

Lưu ý, nếu dùng các bài thuốc kể trên dưới dạng đun sắc thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để được gia giảm liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh. 

Nhiều bài thuốc nam quý được dân gian dùng để điều trị cao huyết áp

Nhiều bài thuốc nam quý được dân gian dùng để điều trị cao huyết áp

Các lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc nam trị cao huyết áp

Để đạt hiệu quả giảm huyết áp tốt và an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng thuốc nam trị cao huyết áp:

1. Kiên trì khi sử dụng

Các bài thuốc nam thường có tác dụng từ từ và đạt hiệu quả tốt nhất sau ít nhất 3 tháng. Vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng, không nên thấy dùng một vài ngày huyết áp chưa giảm như mong muốn mà ngưng giữa chừng.

2. Dùng phối hợp nhiều thảo dược

Điều này sẽ tạo ra tác động hiệp đồng, từ đó nâng cao hiệu quả hạ huyết áp và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Một lựa chọn rất tốt hiện nay cho người bệnh mong muốn dùng nhiều vị thuốc nam cùng lúc đó là sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe tim mạch đã được nghiên cứu lâm sàng. So với việc dùng các dược liệu dưới dạng đun sắc, các sản phẩm này thường đem lại hiệu quả nhanh và mạnh hơn nhờ ứng dụng công nghệ tinh chế hiện đại (tách riêng các hoạt chất có lợi, loại bỏ tạp chất).

3. Kết hợp với thuốc Tây và lối sống khoa học

Phương pháp trị cao huyết áp bằng thuốc nam không thay thế được vai trò của thuốc điều trị. Những trường hợp huyết áp tăng quá cao vẫn cần dùng thuốc hạ huyết áp để nhanh chóng đưa huyết áp về mức an toàn. Việc kết hợp Đông Y trong trường hợp này sẽ giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của thuốc Tây, tránh việc phải tăng liều.

Tương tự với việc thay đổi lối sống, dù dùng thuốc nam người bệnh cao huyết áp vẫn cần duy trì một lối sống lành mạnh:

  • Giảm lượng gia vị chứa natri (muối trắng, xì dầu, nước mắm, mì chính…) khi chế biến món ăn.

  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đồ muối khô, dưa muối, giò chả, lạp xưởng, thịt xông khói, thực phẩm dầu mỡ và nhiều đường.

  • Tăng cường các loại trái cây, rau củ, sữa tươi ít béo chứa nhiều Kali, Magie và các yếu tố vi lượng khác. 

  • Bỏ hút thuốc lá, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.

Kết hợp đông tây y giúp giảm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giảm tác dụng phụ

Kết hợp đông tây y giúp giảm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giảm tác dụng phụ

4. Nắm rõ kiêng kị của từng vị thuốc

Mỗi vị thuốc sẽ có những chống chỉ định, lưu ý khi dùng riêng. Dưới đây là lưu ý của 7 cây thuốc nam trị cao huyết áp đã được đề cập trong bài viết mà bạn cần nắm rõ.

Cây thuốc

Lưu ý khi sử dụng

Đan sâm

Không kết hợp đan sâm với giấm, úy diêm thủy, phản lê lô để tránh gây ngộ độc. Nên hỏi ý kiến chuyên gia khi dùng dược liệu cho trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

Hoằng đằng

Tuyệt đối không nên dùng hoàng đằng cho những người mắc các bệnh do hàn như thương hàn.

Hoàng cầm

Không sử dụng hoàng cầm với một số đối tượng phế có hư nhiệt, bị tiêu chảy do hàn, tỳ vị hư hàn nhưng không có thấp nhiệt, phụ nữ mang thai.

Dừa cạn

Có một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng dừa cạn như: buồn nôn, nôn, nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, chán ăn,...

Câu đằng

Sử dụng câu đằng trị huyết áp không nên đun quá lâu sẽ làm giảm tác dụng. Thuốc có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với hô hấp, không nên dùng quá liều để tránh bị tê liệt hô hấp.

Hạt sen

Nên hạn chế dùng hạt sen cho người bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Hoa hòe

Cần lưu ý khi sử dụng cho người có vấn đề về đường tiêu hóa như đau bụng, chậm tiêu, tiêu hóa kém, thiếu máu, huyết áp thấp, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Có một phương pháp điều trị thích hợp và lối sống khoa học, sức khỏe là điều vô cùng quan trọng để người bệnh có thể kiểm soát cao huyết áp hiệu quả. Nếu bạn có thêm thắc mắc gì về bệnh, cũng như các vấn đề liên quan đến thuốc nam trị cao huyết áp hãy liên hệ theo số 0981 238 219 để nhận được chuyên gia tư vấn

ITK-219.png

Link tham khảo:

oatext.com, suckhoedoisong.vn, webmd.com, jstage.jst.go.jp,   ncbi.nlm.nih.gov/PMC5421141, ncbi.nlm.nih.gov/PMC7667240, tracuuduoclieu.vn, sciencedirect.com, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27914527, scialert.net, spkx.net.cn