Bệnh hở van tim làm máu chảy người từ khoang tim về buồng tim gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm ở người bệnh, đặc biệt là ở người già. Vậy bệnh cần được điều trị thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn điều này!

Hở van tim là gì?

Tim có 4 van giữ cho máu chảy đúng hướng, cụ thể là van 3 lá, động mạch chủ, 2 lá và phổi, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng máu chảy về phía trước và ngăn dòng chảy ngược. 

Trong một số trường hợp, một hoặc nhiều van không mở hoặc đóng đúng cách. Điều này khiến dòng máu chảy qua tim đến cơ thể bạn bị gián đoạn.

Do đó, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu do trào ngược. Bệnh được chia thành 4 loại, tương ứng với 4 van tim:

  • Hở van 2 lá: máu trào ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ trái.
  • Hở van 3 lá: máu trào ngược từ tâm thất phải về tâm nhĩ phải.
  • Hở van động mạch chủ: máu trào ngược từ động mạch chủ về tâm thất trái.
  • Hở van động mạch phổi: máu trào ngược từ động mạch phổi về tâm thất phải.

Các dạng hở van tim này sẽ kèm theo 4 mức độ hở van 1/4, hở van 2/4, 3/4 và 4/4. Mức độ hở 4/4 là nặng nhất, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. 

Hở van tim khiến việc lưu thông máu trở nên khó khăn

Hở van tim khiến việc lưu thông máu trở nên khó khăn

Nguyên nhân dẫn đến hở van tim ở người già

Nguyên nhân của hở van tim ở người già có thể bao gồm:

  • Lão hóa do tuổi tác: Sự lão hóa tự nhiên theo tuổi tác là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hở van tim ở người già. Độ dẻo dai của các mô trong van tim giảm dần theo thời gian, dẫn đến sự suy giảm khả năng đóng mở của van.
  • Viêm nhiễm: Các bệnh viêm nhiễm như bệnh viêm màng não, sốt rét, bệnh viêm khớp, bệnh lậu có thể gây tổn thương van tim, gây ra hở van tim.
  • Bệnh tim mạch: Những người già thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Những bệnh như huyết áp cao, bệnh động mạch vành, bệnh van tim khác có thể gây ra tổn thương và làm giảm chức năng của van tim.
  • Tổn thương do thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư có thể gây ra tổn thương van tim, dẫn đến hở van tim.
  • Di truyền: Các bệnh về van tim có thể được kế thừa từ gia đình và có thể dẫn đến hở van tim ở người già.

Yếu tố tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây hở van do thoái hóa

Yếu tố tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây hở van do thoái hóa

Triệu chứng thường gặp 

Hở van tim ở người già có thể không gây ra triệu chứng nào hoặc chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nếu hở van tim trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể thấy các triệu chứng sau:

  • Khó thở hoặc thở nhanh hơn khi vận động hoặc trong các hoạt động thường ngày.
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức hơn bình thường là điều thường thấy khi bị hở van tim.
  • Ho khi nằm nghiêng hoặc ngay khi đang thở.
  • Đau ngực hoặc khó chịu trong vùng ngực.
  • Đau đầu hoặc chóng mặt.
  • Sưng chân hoặc chân tay do sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể.
  • Nhịp tim không đều.
  • Nếu hở van tim do nhiễm trùng gây ra, có thể thấy sốt, ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể.

Một khi các triệu chứng của hở van tim xuất hiện, chúng cảnh báo bệnh có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian. Nếu tổn thương van không được phát hiện, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh hở van tim có chữa được không?

Khi van tim bị hở, cấu trúc và chức năng của tim đã bị thay đổi, không thể trở về trạng thái ban đầu. Do đó, bệnh không thể khỏi hoàn toàn. Đa phần các phương pháp nội khoa sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và phòng ngừa những rủi ro biến chứng.

Khi người bệnh không còn đáp ứng với điều trị nội khoa thì kỹ thuật can thiệp ngoại khoa để sửa chữa hoặc thay van tim sẽ được đưa vào điều trị. Nếu sử dụng van sinh học hoặc van tự thân, người bệnh phải mổ thay van lại sau 8 – 15 năm. Nếu dùng van cơ học thì phải uống thuốc chống đông máu đến suốt đời. Việc chăm sóc sau thay van cũng là rất cần thiết nhằm kéo dài tuổi thọ của van thay thế và ngăn chặn các rủi ro tim mạch.

 

Điều trị hở van tim

Tình trạng hở van tim có thể nghiêm trọng nếu không được điều trị. Một số biến chứng có thể gặp phải khi bệnh trở nặng như: Suy tim, đột quỵ, hình thành các cục máu đông, nhịp tim bất thường hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Mặc dù không thể phục hồi tổn thương van tim, nhưng việc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển bệnh hay những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị hở van tim ở người già sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh và tuổi tác. Sau đây là một số phương pháp điều trị hở van tim ở người già, bao gồm:

Thực hiện lối sống lành mạnh

Người bệnh cần ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và giảm cân để giảm thiểu các triệu chứng và tăng khả năng đối phó với bệnh. Cụ thể:

  • Người bệnh cần ăn nhiều rau và trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, giảm tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối. Nên ăn những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ tim.
  • Tập thể dục thường xuyên như: đi bộ, bơi lội và yoga đều là các hoạt động có lợi cho tim, giảm thiểu rủi ro của các vấn đề tim mạch.
  • Stress có thể gây ra tăng huyết áp và nhịp tim nhanh, làm tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, cần giảm stress bằng cách thư giãn và thực hành các kỹ năng giảm stress như yoga và thiền.
  • Thuốc lá và rượu làm tăng nguy cơ bệnh tim và gây xơ vữa động mạch. Người bệnh nên cố gắng hạn chế thuốc lá và rượu bia.
  • Hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra huyết áp, đường huyết, chất béo trong máu và các chỉ số sức khỏe khác để giúp bác sĩ xác định liệu phương pháp điều trị của họ có hiệu quả hay không.

Thực hiện lối sống lành mạnh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị hở van tim ở người già

Thực hiện lối sống lành mạnh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị hở van tim ở người già

Uống thuốc

Người bệnh hở van tim có thể được chỉ định sử dụng thuốc như kháng sinh, thuốc giãn mạch hay thuốc giảm đau để giảm thiểu các triệu chứng,... phổ biến như:

  • Thuốc chống đông máu: giúp ngăn chặn hình thành cục máu trong động mạch và giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ hoặc cơn đau tim.
  • Thuốc chống co thắt động mạch: làm giãn mạch máu, giúp máu dễ dàng chảy qua tim và các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Thuốc huyết áp: trong trường hợp người bệnh có huyết áp cao, sẽ giúp kiểm soát huyết áp và tránh nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc giảm đau: có thể được sử dụng để giảm đau thắt ngực hoặc các triệu chứng khác của bệnh.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tim, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp điều trị nhiễm trùng.

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn (nếu cần thiết)

Nếu bệnh hở van tim ở người già trở nên nghiêm trọng và các triệu chứng không đáp ứng với thuốc, thì cần thực hiện phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn kịp thời.

Thông thường, phẫu thuật van có thể được kết hợp với các thủ thuật khác (chẳng hạn như thủ thuật nhiều hơn một van, phẫu thuật bắc cầu hoặc phẫu thuật điều trị rung tâm nhĩ) để điều trị bệnh.

Sửa chữa van tim là biện pháp thực hiện phẫu thuật nhằm sửa chữa van bị lỗi, thường không cần sử dụng các bộ phận nhân tạo. Ưu điểm của việc sửa chữa van tim là:

  • Nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn.
  • Giảm nhu cầu dùng thuốc làm loãng máu suốt đời.
  • Bảo đảm sức khỏe và chức năng cơ tim.

Sửa chữa van tim sẽ được ưu tiên tiến hành, khi không thể sửa thì việc thay thế van nhân tạo là cần thiết

Sửa chữa van tim sẽ được ưu tiên tiến hành, khi không thể sửa thì việc thay thế van nhân tạo là cần thiết

Bác sĩ phẫu thuật sẽ phải thay van khi không thể sửa chữa. Thay van tim bao gồm tháo van cũ và khâu một van mới vào phần hình vòng của van cũ. Van mới có thể là van cơ học hoặc sinh học (làm bằng mô của người, bò hoặc lợn). Những van thay thế này có thể cung cấp đầy đủ chức năng khi không thể sửa chữa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại van mà người bệnh có thể phải dùng một số loại thuốc để ngăn ngừa cục máu đông hoặc thay van mới sau 10 hoặc 15 năm.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về bệnh hở van tim ở người già và cách điều trị hiện nay. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bổ sung các thảo dược tốt cho tim mạch như: đan sâm, hoàng đằng, natto,... giúp tăng lưu thông máu, giảm các triệu chứng bệnh và tăng cường hoạt động co bóp của tim.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận tại bài viết hoặc gọi tới số 0981.238.219. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian nhanh nhất. 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org

https://canohealth.com

https://my.clevelandclinic.org