Trên thực tế, ước tính có khoảng 50% tất cả những người có hoặc không mắc bệnh tim đều từng bị ngoại tâm thu nhĩ. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không, cần điều trị ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ngoại tâm thu nhĩ (NTTN) là sự co bóp tự phát của tế bào cơ tim

Ngoại tâm thu nhĩ là gì?

Ngoại tâm thu nhĩ (NTTN) là sự co bóp tự phát của tế bào cơ tim vùng tâm nhĩ (buồng tim phía trên) không thông qua nút xoang - máy tạo nhịp tim tự nhiên của cơ thể. Sự co bóp tự phát ấy làm tim bị bỏ nhịp hoặc thêm một nhịp phụ. Đó là lý do vì sao đôi khi bạn cảm thấy hụt hẫng, đánh trống ngực, cảm giác bị nhói ở tim...

Trong trường hợp ngoại tâm thu nhĩ đến quá sớm, vấp phải tình trạng trơ của đường dẫn truyền nhĩ thất do nhát bóp trước gây ra thì xung điện không dẫn truyền đến tâm thất. Lúc này, thay vì 1 nhịp ngoại tâm thu đi với 1 nhịp tim bình thường thì ngoại tâm thu có thể đi thành chùm gây ra nhịp tim chậm. Tình trạng này còn được gọi là ngoại tâm thu nhĩ bị block (block có nghĩa là chặn đúng lại).

Hình ảnh thể hiện nhịp ngoại tâm thu nhĩ

Hình ảnh thể hiện nhịp ngoại tâm thu nhĩ

Nguyên nhân ngoại tâm thu nhĩ do đâu?

Ngoại tâm thu nhĩ tương đối phổ biến ở cả người khỏe mạnh và người mắc bệnh lý nền tim mạch. Các chuyên gia y tế đã đưa ra một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ngoại tâm thu nhĩ như:

Và một số yếu tố nguy cơ sau đây cũng khiến bạn dễ mắc phải ngoại tâm thu nhĩ:

  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá và chất kích thích khác.
  • Người thường xuyên mệt mỏi, stress kéo dài và trầm cảm.
  • Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ mang thai hoặc tiền mãn kinh.
  • Lạm dụng chất gây nghiện như ma túy.

Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ngoại tâm thu

Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ngoại tâm thu

Triệu chứng nhận biết bệnh ngoại tâm thu nhĩ

Ở giai đoạn đầu, rất khó nhận biết ngoại tâm thu nhĩ. Vì triệu chứng không rõ ràng, tần suất thưa, nếu không sử dụng máy đo điện tim Holter hoặc thăm khám thì rất khó phát hiện.

Càng về sau, dấu hiệu ngoại tâm thu nhĩ càng rõ rệt như:

  • Cảm giác tim như ngừng đập trong tích tắc.
  • Tim đập mạnh, đập không đều, thêm nhịp hoặc bỏ nhịp gây đánh trống ngực.
  • Khó thở và đau tức ngực.
  • Cảm thấy mệt, đuối sức, hụt hơi sau khi tập thể dục.
  • Choáng hoặc ngất.

Bạn có thể cảm nhận rõ tình trạng này khi về đêm hoặc lúc cơ thể trong trạng thái thư giãn - khi các cơ quan, đặc biệt là nút xoang làm việc chậm lại. Nếu bạn gặp những triệu chứng trên một cách thường xuyên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị cụ thể.

Bệnh ngoại tâm thu nhĩ có nguy hiểm không?

Đối với người khỏe mạnh, ngoại tâm thu nhĩ tương đối lành tính. Trong một nghiên cứu trên 1700 người lớn khỏe mạnh, 99% số người có ít nhất một cơn ngoại tâm thu nhĩ trong 24 giờ theo dõi. Nếu không xuất hiện thường xuyên và không có triệu chứng rõ ràng thì không cần điều trị, ngoại tâm thu nhĩ sẽ tự khỏi.

Đối với người mắc các bệnh tim mạch hoặc tổn thương cấu trúc tim thì cần điều trị và xử lý càng sớm càng tốt. Vì ngoại tâm thu nhĩ có thể trở nặng và biến chứng thành những dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất (SVT) làm tăng nguy cơ tử vong.

Đối với người cơ tiền sử mắc nhồi máu cơ tim lại càng nguy hiểm hơn nữa. ngoại tâm thu nhĩ có thể mang lại những hệ lụy nghiêm trọng như ngừng tim đột ngột, đột quỵ, thậm chí đột tử.

Các cơn đau thắt ngực diễn ra thường xuyên khi bị rối loạn nhịp tim

Các cơn đau thắt ngực diễn ra thường xuyên khi bị rối loạn nhịp tim

Điều trị ngoại tâm thu nhĩ thế nào?

Nếu bạn mắc bệnh ngoại tâm thu nhĩ thì đừng quá lo lắng quá. Ngoại tâm thu nhĩ có thể điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc và thảo dược, điều trị nội khoa hoặc can thiệp bằng cách tốt điện tim để làm giảm nhịp tim giúp nhịp đập hoạt động lại bình thường.

Cải thiện lối sống hàng ngày lành mạnh hơn

Ngoại tâm thu nhĩ ở cấp độ nhẹ, tần suất xuất hiện thưa thớt thì có thể điều trị cách duy trì lối sống lành mạnh, sử dụng thảo dược mà không cần dùng thuốc. Bạn cần tuân thủ theo lối sống sau:

  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế làm việc quá sức hay stress trong thời gian dài.
  • Nên ngủ đủ giấc từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nói không với các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, ma túy...

Tuân thủ dùng thuốc điều trị đúng chỉ định

Nếu nguyên nhân gây bệnh thuộc về bệnh lý, người bệnh sẽ được điều trị bệnh nền (như cường giáp, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn…), song song với điều trị triệu chứng của ngoại tâm thu nhĩ. Bạn sẽ được chỉ định một số loại thuốc phổ biến sau đây:

  • Thuốc chẹn kênh Canxi: Giúp làm chậm nhịp tim và chống các ngoại tâm thu nhĩ như  Verapamil và Diltiazem.
  • Thuốc chẹn beta: là thuốc được chỉ định trong điều trị rối loạn nhịp tim. Một số loại thuốc chẹn beta thường gặp là Metoprolol (Betaloc - ZOK, Toprol), Atenolol (Tenormin), Acebutolol (Sectral), Propranolol (Inderal).
  • Thuốc chống loạn nhịp loại IA, IC và loại III: những loại thuốc này đều có thể ngăn chặn nguồn gốc của ngoại tâm thu nhĩ. Tiêu biểu là: Quinidine, Procainamide, Disopyramide (nhóm IA); Propafenone, Flecainide (nhóm IC); Amiodarone, Dofetilide, Dronedarone, Sotalol (nhóm III). 

Diltiazem là thuốc chống các ngoại tâm thu đặc biệt xuất phát từ nhĩ

Diltiazem là thuốc chống các ngoại tâm thu đặc biệt xuất phát từ nhĩ

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị ngoại tâm thu nhĩ

Cùng với thuốc điều trị, người bệnh ngoại tâm thu nhĩ nên bổ sung sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe tim, tăng cường chức năng cho tim. Nhờ đó, tim sẽ co bóp tống máu khỏe hơn và ổn định được nhịp tim, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ suy tim về sau.

Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng nhằm đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị này.

Dùng liệu pháp đốt điện tim

Những bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc làm giảm nhịp tim nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ dùng liệu pháp đốt điện tim. Sử dụng năng lượng sóng radio qua ống thông vào tim qua đường tĩnh mạch vùng bẹn, bắt đầu tìm các vị trí phát xung điện bất thường để triệt đốt. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và điều trị triệt để các ổ xung phát điện bất thường.

Ngoại tâm thu nhĩ thường gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt là những triệu chứng nhận biết ngoại tâm thu nhĩ để phát hiện và có hướng điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc về ngoại tâm thu nhĩ hay bệnh lý tim mạch nào, hãy gọi ngay đến số 0981.238.219 để được giải đáp!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo:

litfl.com,  webmd.com, timmachhoc

my.clevelandclinic,  verywellhealth