Nhồi máu cơ tim là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến suy tim và đột tử nếu không được xử trí kịp thời. Vậy tình trạng này nguy hiểm như nào và làm sao để giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim? Mời bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm do thiếu lưu lượng máu đến cơ tim. Tình trạng này xảy đến do nhiều yếu tố khác nhau nhưng thường liên quan đến tắc nghẽn ở một hoặc nhiều động mạch của tim. Sự tắc nghẽn xảy ra khi chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ, tạo thành cặn gọi là mảng bám trong mạch máu. 

Không có lưu lượng máu, cơ tim bị ảnh hưởng sẽ bắt đầu chết. Nếu lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, cơn nhồi máu cơ tim có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn và tử vong.

Dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim

Các triệu chứng của một cơn đau tim sẽ khác nhau. Một số người có các triệu chứng nhẹ, cũng có người sẽ gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, một số người lại không có triệu chứng.

Để nhận biết cơn nhồi máu cơ tim, thường có các dấu hiệu như:

  • Đau ngực (đau thắt ngực):Tình trạng này có thể nhẹ và cảm thấy khó chịu hoặc nặng nề, hoặc có thể nghiêm trọng và cảm thấy như bị đau nhói. 
  • Cơn đau hoặc khó chịu lan đến vai, cánh tay, lưng, cổ, hàm, răng hoặc đôi khi là vùng bụng trên.
  • Đổ mồ hôi lạnh.
  • Mệt mỏi.
  • Khó ngủ (mất ngủ).
  • Buồn nôn hoặc khó chịu ở dạ dày. Các cơn nhồi máu cơ tim thường có thể bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng.
  • Chóng mặt hoặc hoa mắt đột ngột.
  • Buồn nôn.
  • Thở hụt hơi.

Đau thắt ngực liên tục xảy ra kể cả khi nghỉ ngơi có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm 

Một số cơn đau tim xảy đến đột ngột. Nhưng nhiều người có các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng tuần. 

Biến chứng sau cơn nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra gây nhiều các thiệt hại cho tim, để lại những biến chứng khôn lường. Các trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim thường là do các biến chứng gây ra, nếu có thể vượt qua giai đoạn ảnh hưởng bởi biến chứng cấp, người bệnh sẽ được an toàn nhưng vẫn phải chịu một số biến chứng để lại. Cụ thể:

  • Rối loạn nhịp:

Nhịp tim sau cơn đau tim có thể bị rối loạn bất thường do các cơ tim bị hư hỏng trong quá trình cơn đau tim diễn ra. 

Biến chứng gây ra do các mô của tim bị hư hại nặng nề sau cơn đau tim, các mô còn lại không thể đáp ứng việc bơm máu đầy đủ khiến lượng máu đi đến các mô và cơ quan khác không kịp thời. Đây có thể là tình trạng tạm thời của tim và kéo dài trong một vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, nếu lượng mô tổn thương lớn có thể gây ra suy tim mạn tính. 

  • Các vấn đề van tim:

Cơn đau tim có thể làm van tim bị hỏng, khiến tình trạng của người bệnh trầm trọng hơn và đe dọa đến tính mạng. 

  • Vỡ tim:

Cơn đau tim khiến các vùng cơ tim suy yếu và có thể vỡ ra, để lại lỗ trong một phần của tim. Các trường hợp mắc phải tình trạng này thường dẫn đến tử vong. 

Điều trị nhồi máu cơ tim hiện nay

Thở oxy

Những người khó thở hoặc có nồng độ oxy trong máu thấp thường được bổ sung oxy cùng với các phương pháp xử trí nhồi máu cơ tim khác. Người bệnh có thể thở oxy qua một ống nằm ngay dưới mũi hoặc mặt nạ vừa với mũi và miệng để hỗ trợ thở. Điều này làm tăng lượng oxy lưu thông trong máu và giảm căng thẳng cho tim.

Sử dụng thuốc

  • Nitroglycerin: Thuốc này làm giảm đau ngực và làm cho các mạch máu mở rộng để máu có thể đi qua dễ dàng hơn.
  • Thuốc tan huyết khối (làm tan cục máu đông): Bao gồm aspirin và các loại thuốc làm loãng máu khác. Chỉ sử dụng những thuốc này trong vòng 12 giờ đầu tiên sau cơn nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc chống loạn nhịp tim: Các cơn đau tim thường có thể gây ra bất thường trong nhịp đập bình thường của tim gọi là rối loạn nhịp tim, có thể đe dọa tính mạng. Thuốc chống loạn nhịp tim có thể ổn định nhịp tim ở người bệnh.
  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau phổ biến nhất được sử dụng trong quá trình chăm sóc cơn đau tim là morphin, giảm các cơn đau thắt ngực.

Bệnh nhân thấy dấu hiệu đau thắt vùng ngực phải được đưa tới cấp cứu ngay

Can thiệp mạch vành qua da

Người bệnh có thể được chỉ định lưu thông máu đến cơ tim bị ảnh hưởng bằng thủ thuật can thiệp mạch vành qua da (PCI). Phương pháp này sử dụng một thiết bị dựa trên ống thông được đưa vào mạch máu chính (thường là một mạch ở gần đùi trên hoặc cổ tay).

Cách giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim

Mặc dù có một số yếu tố rủi ro mà bạn không thể kiểm soát, nhưng có nhiều cách bạn có thể tự giúp mình và giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Ít nhất mỗi năm một lần cần kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim, kể cả những dấu hiệu mà bạn không thể cảm nhận được như huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol...
  • Bỏ thuốc lá: bao gồm thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá điện tử.
  • Tập thể dục thường xuyên: Đặt mục tiêu dành 30 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải năm ngày một tuần.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Ví dụ như chế độ ăn Địa Trung Hải hoặc Dash. 
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu nhiều nguy cơ bệnh lý.
  • Giảm căng thẳng: Bạn có thể áp dụng tập yoga, hít thở sâu nhằm giảm căng thẳng, lo ấu kéo dài, điều này sẽ làm giảm gánh nặng cho tim.
  • Sử dụng thảo dược bổ sung: Các thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng, Natto,... được biết đến với rất nhiều công dụng tốt cho tim. Do đó, bạn hãy bổ sung nhằm phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim hiệu quả.

Natto (đậu tương lên men) được biết đến với công dụng làm tan huyết khối hiệu quả

Qua đó, bạn đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của cơn nhồi máu cơ tim và những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, bạn hãy chuẩn bị kiến thức cần thiết để có thể sử trí cơn nhồi máu cơ tim kịp thời. Hãy ăn uống lành mạnh, kết hợp chế độ thể thao phù hợp và sử dụng thảo dược tốt cho tim nhằm phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim bạn nhé!

Nếu cần thêm thông tin về tình trạng nhồi máu cơ tim hay bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác, liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp.

 

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org

https://www.mayoclinic.org

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321699