Đau tim hay còn gọi là tình trạng đau thắt ngực là để miêu tả cơ đau hay tình trạng khó chịu tại chính giữa ngực trái của người bệnh. Thuốc trị đau tim thường được sử dụng để làm giảm tình trạng này. Vậy có những loại thuốc trị đau tim nào? Cần lưu ý gì về loại thuốc đó? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Các nhóm thuốc trị đau tim phổ biến hiện nay
Để có phương án điều trị tình trạng đau tim chuẩn xác nhất, bạn cần thăm khám định kỳ và thực hiện phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo thông tin một số loại thuốc trị đau tim phổ biến sau đây để dùng thuốc an toàn hơn.
Nhóm thuốc nitrat - giảm đau ngực, ngừa đột quỵ
Nhóm thuốc nitrat nhóm thuốc đầu tay trong thuốc trị đau tim giúp giảm đau tức ngực nhanh chóng, ngăn ngừa đột quỵ. Nhóm thuốc này được sử dụng khi cơn đau thắt ngực xảy ra do động mạch vành bị hẹp. Lúc này, thuốc trị đau tim nitrat sẽ giúp giãn mạch ở động mạch, tĩnh mạch, từ đó tăng lưu thông máu, giảm lượng máu về tim. Nhóm thuốc nitrat với 2 loại chính:
Dạng nitrat tác dụng ngắn giúp người bệnh cắt cơn đau ngay tại thời điểm:
- Nitroglycerin viên ngậm: Khi ngậm người bệnh ngậm dưới lưỡi, từ 5-10’. Tuy nhiên, bạn chỉ dùng khi thật sự cần thiết, bởi trong thời gian dài sẽ có hiện tượng nhờn thuốc và không còn tác dụng.
- Nitroglycerin dạng xịt: Người bệnh xịt dưới lưỡi khi cơn đau xuất hiện, xịt mỗi lần cách nhau 5’, xịt 2 nhát x 3 lần. Khi dùng dạng xịt sẽ gây khô miệng ở người bệnh, nên bạn hãy luôn mang theo cốc nước bên mình.
Dạng nitrat tác dụng dài giúp phòng ngừa cơn đau tái phát khi gắng sức:
- Isosorbide dinitrate, Isosorbide mononitrate: Dùng mỗi ngày để phòng ngừa cơn đau tái phát khi gắng sức.
- Nitroglycerin dạng miếng dán: Dùng dán trực tiếp qua da 1 lần/ngày , 12 - 14 giờ/lần. Lần sau, bạn cũng dán vào chỗ đó, không thay đổi. Bạn nên dán trên bề mặt phẳng, không bị thương hay sẹo, không dán vào đoạn gấp khúc như khửu tay,... và hoàn toàn có thể dùng miếng dán khi tắm.
Lưu ý: Khi sử dụng nhóm thuốc nitrat, bạn nên sử dụng ở tư thế ngồi, nằm, không đứng khi sử dụng. Tránh tình trạng ngất xỉu do thuốc làm giảm lượng máu đến tim.
Nitroglycerin nhóm thuốc đầu tay trong thuốc trị đau thắt ngực
Nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu - chống đông máu
Kháng kết tập tiểu cầu là nhóm không thể thiếu trong các loại thuốc trị đau tim phổ biến hiện nay. Nhóm thuốc chỉ định sử dụng hàng ngày giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và các vấn đề về lưu lượng máu, từ đó giảm cơn đau tim, ngăn ngừa đột quỵ.
Bên cạnh những lợi ích mà thuốc mang lại, tác dụng phụ là điều không tránh khỏi như: Khó thở, mệt mỏi, mất ngủ, bồn chồn, phát ban, nổi mề đay trên da. Đặc biệt, Aspirin có thể gây ra tác dụng phụ như chảy máu dạ dày, chảy máu não và suy thận.
Do đó, nếu bạn thấy mình đang gặp tác dụng phụ trên với tần suất cao hãy liên hệ với bác sĩ điều trị trao đổi để đổi thuốc. Các loại kháng kết tập tiểu cầu thường gặp như Aspirin, clopidogrel, ticagrelor,…
Thuốc aspirin giúp ngăn ngừa cục máu đông, tránh tình trạng đau tim
Nhóm thuốc đối kháng canxi - giảm huyết áp, giãn mạch
Thuốc đối kháng canxi (thuốc chẹn kênh canxi) hoạt động bằng cách ngăn cản canxi xâm nhập vào tim và động mạnh, khiến các mạch máu thư giãn và mở ra, từ đó giảm huyết áp và tình trạng đau thắt ngực. Tương tự với nhóm Nitrat, thuốc trị đau tim nhóm này cũng chia làm 2 loại với tác dụng ngắn và tác dụng dài, việc sử dụng loại nào sẽ tùy thuộc vào tình hình bệnh thăm khám tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, thuốc điều trị nói chung hay thuốc điều trị đau tim nói riêng, luôn đi kèm với tác dụng không mong muốn. Cụ thể thuốc đối kháng canxi như: đau đầu, sưng mắt cá chân, bàn chân, mệt mỏi, táo bón, phát ban,…
Một số loại thuốc trong nhóm đối kháng canxi gồm amlodipine, felodipine, nifedipine, ivabradine,… Bên cạnh đó, nhóm chẹn canxi cũng được kê toa cho những trường hợp bị rối loạn nhịp tim.
Nhóm thuốc ức chế beta - điều nhịp tim, kích thích cơ tim
Thuốc ức chế beta (thuốc chẹn beta) cũng là nhóm thuốc trị đau tim phổ biến hiện nay. Nhóm thuốc này với công dụng làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim, tăng cường máu đến tim, do đó cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa cơn đau tim (đau thắt ngực).
Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng thuốc sẽ xuất hiện tác dụng phụ như: mệt mỏi, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, hạ đường huyết,... Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm ức chế beta có thể kể đến như Atenolol, propranolol, bisoprolol,...
Bisoprolol giúp làm giảm nhịp tim, giảm tình trạng đau thắt ngực
Một số thuốc trị đau tim khác có thể sử dụng
Bên cạnh những nhóm thuốc chính và phổ biến ở trên, 3 loại thuốc đau tim sau đây cũng có thể được chỉ định cho người bệnh. Bao gồm:
Thuốc Ivabradine
Thuốc ivabradine là nhóm thuốc chẹn kênh kích thích nucleotide được kích hoạt siêu phân lực. Nó khiến nhịp tim chậm lại để tim có thể bơm được nhiều máu hơn trong mỗi nhịp đập. Tác dụng phụ của chúng mang lại khá nghiêm trọng, nên nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ như: nhịp tim không đều. đau ngực, khó thở, mệt mỏi, sưng mặt, cổ họng,…
Ivabradine giúp tăng dòng máu chảy đến tim
Thuốc Ranolazine
Thuốc trên nằm trong nhóm thuốc trị đau tim với công dụng điều trị cơn đau thắt ngực mãn tính, có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với thuốc điều trị khác. Thuốc Ranolazine có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, táo bón, chóng mặt, nhịp tim nhanh, ngất xỉu.
Thuốc Trimetazidine
Thuốc Trimetazidine với công dụng tăng cường năng lượng và khả năng gắng sức của tim, từ đó giúp giảm cơn đau thắt ngực, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim xảy ra. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, đau dạ dày.
Trimetazidine tăng cường chức năng tim, giảm tình trạng đau thắt ngực
Bổ sung thực phẩm với nguồn gốc thảo dược
Bên cạnh các loại thuốc Tây Y được chỉ định ở trên, bạn cũng có thể phối hợp thêm các loại thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị cơn đau tim. Việc sử dụng phối hợp thảo dược và thuốc Tây Y sẽ giúp người bệnh cải thiện cơn đau tim tốt hơn. Điều này cũng sẽ giảm tình trạng sử dụng thuốc Tây Y liều cao dẫn đến “lờn” thuốc, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau tim nên biết
Bên cạnh hướng điều trị từ bác sĩ chỉ định, để kiểm soát bệnh hiệu quả bạn nên kết hợp với một chế độ sinh hoạt hợp lý, cụ thể:
- Cắt giảm lượng chất béo xấu trong thịt đỏ, nội tạng, da và mỡ động vật, thay thế bằng dầu thực vật giàu omega – 3 như oliu, hướng dương, dầu lạc, dầu vừng…
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi nhiều màu sắc; các loại đậu đỗ.
- Bổ sung sữa hạt không đường rất tốt cho tim.
- Ăn nhạt giảm muối, giảm mì chính, ăn ít đường.
- Hạn chế uống rượu bia, các loại nước ngọt có ga…
- Duy trì thói quen đi bộ 30’ mỗi ngày.
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh mỗi ngày giúp tim khỏe mạnh
Ngoài ra, người bệnh khi sử dụng các loại thuốc trị đau tim cũng cần lưu ý thêm những vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc trị đau tim khi chưa có sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ.
- Không tự ý dừng sử dụng, thay đổi loại thuốc khác khi chưa được hướng dẫn, ngay cả khi tình trạng đau tim đã được cải thiện, bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn, tìm hiểu kỹ về các tác dụng phụ có thể gặp phải để xử lý kịp thời khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định bác sĩ, bạn nên lưu tâm bổ sung các loại thảo dược giúp giảm cơn đau tim và phòng ngừa biến chứng về tim mạch.
Trên đây là bài viết chia sẻ về vấn đề thuốc trị đau tim. Nếu bạn còn bất thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận tại bài viết. Đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/diagnosis-treatment/drc-20373112
https://www.nhs.uk/conditions/angina/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/angina/symptoms-causes/syc-20369373
https://www.heart.org/en/health-topics/heart-attack/angina-chest-pain
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/angina/diagnosis-treatment/drc-20369378