“Bị đau tim có nguy hiểm không?” có lẽ là câu hỏi của nhiều bệnh nhân đang gặp phải tình trạng đau tim. Cần xử trí tình trạng này ra sao và phòng ngừa cách nào hiệu quả? Tất cả các thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây!

Bị đau tim là bệnh gì?

Đau tim có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng có thể do cơ thể hoạt động bị quá sức.

Đây được hiểu là tình trạng đau vùng ngực trái đột ngột, khiến người bệnh không kịp phản ứng. Triệu chứng này thường không kéo dài nhưng có thể tái phát nhiều lần và cảnh báo tim của bạn đang có những tổn thương. 

Nguyên nhân gây ra  những cơn đau tim

Nguyên nhân gây nên những cơn đau tim có thể xuất phát từ việc người bệnh hoạt động quá sức hay căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

Đau tim có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Đau tim có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Cơn đau tim không do bệnh lý

Đối với nguyên nhân không do bệnh lý, cơn đau tim là kết quả của các hoạt động thể chất với cường độ cao như chạy bộ, thể thao, làm các công việc nặng nhọc. 

Ngoài ra, các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tim, từ đó gây nên cơn đau tim

Thông thường ở các cơn đau tim không do bệnh lý chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn và giảm dần khi nghỉ ngơi, thư giãn. 

Cơn đau tim xuất phát từ bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân đến từ hoạt động thể chất, tâm lý thì các cơn đau tim còn báo hiệu cho những bệnh lý nguy hiểm sau đây:

Bệnh mạch vành: Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành là do sự xuất hiện của các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn lòng mạch. Lúc này, tim không được cung cấp đầy đủ máu nuôi dưỡng nên xuất hiện các cơn đau tim hay còn gọi là cơn đau thắt ngực. Có thể nói, bệnh mạch vành chính là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim.

Bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim

Bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây đau tim

Các bệnh về tim mạch khác: Một số bệnh lý khác về tim mạch như bệnh van tim, bệnh cơ tim phì đại… có thể khiến cho lượng máu đến tim bị suy giảm và gây nên các cơn đau tim.

Trào ngược dạ dày - thực quản: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cũng có thể bị đau thắt ngực, đau xuyên ra sau lưng. Nguyên nhân là do axit trào ngược và kích thích sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Lúc này, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực. 

Bệnh lý về phổi: Các bệnh nhiễm trùng ở phổi làm tăng tình trạng viêm của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong động mạch, khiến cho máu không thể lưu thông bình thường. Từ đó góp phần làm hình thành các cục máu đông gây nên cơn đau tim.

Cơ thể thiếu hụt oxy: Nếu nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột do bất kỳ nguyên nhân nào, lượng oxy trong máu tới tim cũng bị giảm. Điều này sẽ khiến cho cơ tim bị tổn thương, gây ra nhồi máu cơ tim.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Sử dụng các chất kích thích như cocaine, amphetamine và methamphetamine có thể khiến động mạch vành thu hẹp, hạn chế cung cấp máu và gây ra cơn đau tim. Đặc biệt, đau tim do sử dụng ma túy là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đột tử ở người trẻ tuổi.

Các vấn đề về xương khớp: Mang vác một vật nặng hay tập thể hình quá sức có thể dẫn đến viêm sụn sườn - viêm sụn quanh xương ức, từ đó gây đau tim.

Cơn đau tim có biểu hiện như thế nào?

Làm thế nào để nhận biết được các cơn đau tim?

Làm thế nào để nhận biết được các cơn đau tim?

Các dấu hiệu đau tim thường gặp mà bạn cần chú ý và thăm khám bác sĩ ngay để có điều trị kịp thời, bao gồm:

  • Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực: Hầu hết các cơn đau tim liên quan đến cảm giác khó chịu ở phần ngực, các cơn đau có thể kéo dài vài phút rồi giảm dần. Người bệnh luôn có cảm giác bị đè nén, căng tức, ép chặt ở ngực. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay (thường là cánh tay trái), hàm, cổ, lưng, bụng.
  • Khó thở, thở khò khè: Đau tim khó thở thường đi kèm với triệu chứng đau hoặc khó chịu ở ngực, đôi khi khó thở cũng có thể xảy ra trước khi đau ngực.
  • Cảm thấy người yếu, choáng váng, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn.
  • Người lâng lâng, cảm giác lo lắng (như khi bị hoảng loạn).
  • Tim đập bất thường, tiếng tim đập to: Người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, thậm chí nghe thấy tiếng tim đập trong không gian yên tĩnh. Lâu dần, tình trạng này có thể dẫn tới những rối loạn tim khác.

Mặc dù cơn đau ngực thường dữ dội nhưng một số người có thể chỉ bị đau nhẹ, tương tự như chứng khó tiêu. Trong một số trường hợp, có thể không có bất kỳ cơn đau ngực nào, đặc biệt là ở phụ nữ, người lớn tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường.

Nếu bạn có những triệu chứng đau tim kể trên, hãy liên hệ ngay chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn cách cải thiện và hạn chế tái phát hiệu quả.

ITK-219.png

Đau tim có nguy hiểm không?

ITK-2911-04.jpg

Biến chứng nguy hiểm nhất của đau tim là các cơn nhồi máu cơ tim

Đau tim có thể không quá nguy hiểm nếu xuất phát từ nguyên nhân không do bệnh lý. Tuy nhiên, nếu cơn đau tim xảy ra thường xuyên với mức độ nặng nề, kèm theo các triệu chứng (khó thở, mệt mỏi...), bạn cần cảnh giác với những rủi ro nguy hiểm.

Một trong những biến chứng nguy hiểm của đau tim là cơn nhồi máu cơ tim, khiến cho bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào. Ngoài ra sau một cơn nhồi máu cơ tim đa số người bệnh đều gặp phải các tình trạng bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim trở nên bất thường có thể nhanh, chậm, không đều so với tốc độ bình thường. Đây biến chứng thường gặp sau cơn đau tim, do tổn thương cơ tim làm gián đoạn các tín hiệu điện điều khiển tim.
  • Suy tim: Suy tim xảy ra khi tim của bạn không thể bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Nó có thể phát triển sau một cơn đau tim nếu cơ tim của bạn bị tổn thương nhiều. Điều này thường xảy ra ở tâm thất trái.
  • Sốc tim: Sốc tim tương tự như suy tim nhưng nghiêm trọng hơn. Nó phát triển khi cơ tim bị tổn thương quá mức, nó không còn có thể bơm đủ máu để duy trì nhiều chức năng của cơ thể.
  • Vỡ tim: Vỡ tim là một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, gây hoại tử thành cơ tim và vỡ thành cơ tim. Vỡ tim gây chảy máu, sốc tim, suy tim nặng.

Những triệu chứng cảnh báo cơn đau tim nguy hiểm

Đau tức ngực, khó thở là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim nguy hiểm

Đau tức ngực, khó thở là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim nguy hiểm

Cơn đau tim sẽ trở nên nguy hiểm nếu nó đi kèm với các triệu chứng như: 

  • Đau tức ngực, khó thở kèm theo đổ mồ hôi 
  • Đau đầu chóng mặt và buồn nôn
  • Đau nhói ở tim lan đến vai và hai cánh tay.

Đặc biệt, khi cơn đau tim kéo dài trên 15 phút và không có dấu hiệu thuyên giảm dù người bệnh uống thuốc hay nghỉ ngơi thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để theo dõi kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm.

Xem thêm: 9 dấu hiệu nhận biết nhồi máu tim trước khi xảy ra vài tuần đến vài tháng

Cách xử trí khi xuất hiện cơn đau tim đột ngột

Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc khi bị đau tim nên làm gì? Dưới đây là cách sơ cứu ban đầu khi cơn đau tim xuất hiện đột ngột, mà người bệnh cũng như người nhà cần lưu ý để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. 

Sơ cứu ban đầu đóng vai trò quan trọng khi gặp cơn đau tim

Sơ cứu ban đầu đóng vai trò quan trọng khi gặp cơn đau tim

Đối với người bệnh

  • Tạm dừng mọi hoạt động, từ từ ngồi hoặc nằm với tư thế nửa ngồi nửa nằm tại vị trí gần nhất có chỗ tựa lưng hoặc đầu.
  • Cố gắng giữ bình tĩnh.
  • Tìm sự giúp đỡ từ một ai đó và gọi cấp cứu để thông báo tình trạng của mình, nhờ họ đưa đến bệnh viện gần nhất.
  • Sử dụng nitroglycerin hay các loại thuốc chống đông mà bác sĩ đã kê.

Đối với người nhà:

  • Nới lỏng quần áo rồi đưa họ đến chỗ ngồi thích hợp. Khi bệnh nhân bị ngất xỉu, hãy đặt họ nằm xuống ở nơi bằng phẳng, kê cao đầu rồi móc đờm dãi hay vật là trong miệng ra. Nếu có kinh nghiệm sơ cứu, bạn nên hô hấp nhân tạo hoặc ép tim lồng ngực cho bệnh nhân.
  • Mở cửa sổ phòng để thông thoáng không khí tránh bí thở.
  • Trấn an và tránh để người bệnh căng thẳng.
  • Gọi xe cấp cứu hoặc cùng người nhà chở bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Cần chú ý là không được tự ý cho bệnh nhân uống nước gừng hay sử dụng các loại thuốc, dầu xoa.

Các phương pháp điều trị  và dự phòng cơn đau tim 

Trong điều trị và dự phòng cơn đau tim, tùy thuộc vào mức độ và nguy cơ rủi ro mà người bệnh sẽ được chỉ định hướng điều trị phù hợp như: dùng thuốc, can thiệp, phẫu thuật hay thay đổi lối sống lành mạnh.

Dùng thuốc để làm giảm cơn đau tim

ITK-2911-07.jpg

Cách xoa dịu cơn đau tim bằng sử dụng thuốc giãn mạch, chống đông 

Đối với điều trị và dự phòng cơn đau tim, bác sĩ thường sử dụng các thuốc giãn mạch, giúp tăng cường lưu thông máu đến tim:

  • Thuốc chống đau thắt ngực nitroglycerin giúp giãn mạch vành, làm giảm cơn đau thắt ngực. Trong đó, dạng thuốc tác dụng nhanh (dạng xịt, viên đặt dưới lưỡi) thường được sử dụng trong cơn đau tim đột ngột. Nếu triệu chứng vẫn không được cải thiện thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng nitroglycerin trước khi hoạt động thể chất 5 – 10 phút để dự phòng cơn đau thắt ngực có thể xảy ra.

  • Thuốc chống đông (aspirin, clopidogrel, ticagrelor...) giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành các cục máu đông gây bít tắc động mạch vành, phòng tránh các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim. 
  • Thuốc chẹn kênh canxi (amlodipine, nifedipine, verapamil, diltiazem…) giúp thư giãn mạch máu, làm chậm nhịp tim và giảm khối lượng công việc cho tim nên rất hữu ích trong điều trị cơn đau tim.

Các biện pháp can thiệp, phẫu thuật (nếu cần) 

Can thiệp, phẫu thuật được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết

Can thiệp, phẫu thuật được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết

Trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể tiến hành thực hiện các biện pháp can thiệp, phẫu thuật như:

  • Nong mạch và đặt stent: Đau ngực do tắc nghẽn động mạch nuôi tim thường được điều trị bằng phương pháp nong mạch vành và đặt stent. Bác sĩ sẽ dùng ống thông có bóng ở đầu vào một mạch máu lớn và đưa ống thông đến chỗ tắc nghẽn. Khi quả bóng được bơm căng, ống stent sẽ được sẽ cố định trong lòng mạch để giữ cho động mạch mở rộng nhằm cải thiện lượng máu tới tim, từ đó là giảm cơn đau tim.
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một cầu nối bằng cách dùng 1 đoạn động mạch cẳng tay, lồng ngực, vú hoặc tĩnh mạch chân để ghép vào đoạn mạch vành cần bắc cầu. Từ đó khôi phục lưu lượng máu bình thường đến động mạch vành bị tắc nghẽn. 

Phương pháp này được sử dụng khi mạch vành của bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng và không thể đặt stent.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ ức chế xơ vữa mạch vành

Cùng với thuốc Tây, một số sản phẩm hỗ trợ cũng cho thấy hiệu quả trong việc hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau tim.

Trong đó, phải kể đến sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần là thảo dược Đan sâm, Hoàng đằng kết hợp Cao Natto, L-carnitine, đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả tăng cường lưu thông máu và ức chế xơ vữa mạch vành. Nhờ đó hỗ trợ giảm đau tim, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim và phòng tránh rủi ro nhồi máu tim, suy tim, loạn nhịp.

Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều trị dự phòng các cơn đau tim. Đồng thời, đây cũng là cách chữa đau tim tại nhà vô cùng hay. Theo đó, bạn cần:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường ăn các loại rau củ quả, ngũ cốc, giảm tinh bột và chất béo.
  • Bỏ thuốc lá cũng như các loại chất kích thích khác như rượu bia, cà phê
  • Cắt giảm lượng muối trong bữa ăn với tối đa là hơn 6g muối mỗi ngày với một số mẹo như: Hạn chế sử dụng nước mắm, muối, bột nêm khi chế biến; Hạn chế hoặc không chấm các loại gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn; Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, mỡ máu.
  • Tích cực tập thể dục thường xuyên, đối với người bị bệnh tim nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội. Đặc biệt, việc duy trì đi bộ hàng ngày sẽ giúp phát triển hệ thống tuần hoàn bàng hệ, nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim hiệu quả.

Cách hồi phục sau cơn đau tim & phòng tránh đột quỵ

Sau cơn đau tim người bệnh cần được hồi phục đúng cách

Sau cơn đau tim người bệnh cần được hồi phục đúng cách

Sau những cơn đau tim cấp, sức khỏe của người bệnh sẽ yếu dần đi. Nếu việc chăm sóc sức khỏe cũng như cách hồi phục không tốt, các cơn đau tim sẽ nhanh chóng xảy đến với người bệnh.

Do đó để phục hồi sức khỏe sau cơn đau tim phòng tránh nhồi máu tim, đột quỵ, bên cạnh việc áp dụng một lối sống lành mạnh, bạn cũng cần chú ý:

  • Kiểm soát tốt bệnh nền cùng các bệnh liên quan như tiểu đường, huyết áp...
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Giữ cho mình một tinh thần thoải mái tránh căng thẳng, lo lắng, sợ hãi.

Cơn đau tim dẫn tới rủi ro nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị dự phòng từ sớm. Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm hay có yếu tố nguy cơ cao gặp phải cơn đau tim, bạn hãy đi khám sớm để phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: 

connect.bcbsok

health.clevelandclinic.org

nhs.uk  cdc.gov

 

Thông tin thêm cho bạn:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín