Khi cơn đau tim xảy ra, bác sĩ có thể kê một số thuốc đau tim để điều trị ngắn hạn và dài hạn. Dưới đây là thông tin về các thuốc giảm đau tim thường dùng, bao gồm công dụng, tác dụng phụ và lời khuyên để hạn chế rủi ro.

Hiểu về thuốc đau tim để hạn chế rủi ro khi sử dụng thuốc

Hiểu về thuốc đau tim để hạn chế rủi ro khi sử dụng thuốc

Cơn đau tim xảy ra khi một hoặc nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu cần thiết để nuôi cơ tim. Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau tim thường do bệnh mạch vành (sự tích tụ mảng xơ vữa làm hẹp tắc lòng mạch và giảm lưu thông máu đến tim). Các nguyên nhân ít phổ biến khác là co thắt mạch vành, hẹp hở van tim, bệnh cơ tim phì đại...

Các loại thuốc đau tim thường dùng

Tất cả các thuốc giúp tăng cường lưu thông máu đến tim đều được sử dụng làm thuốc chữa đau tim. Các thuốc này giúp giảm cảm giác đau, ngăn ngừa cơn đau tái phát và phòng chống biến cố tim mạch nguy hiểm (suy tim, nhồi máu cơ tim).

Thuốc giãn mạch nitrat

Tên thuốc: Nitroglycerin (Nitromint); Isosorbide dinitrate (Isosorbide, Biresort); Isosorbid mononitrat (Donox).

Công dụng:

Nitrat có tác dụng giãn động mạch vành, giúp cải thiện lưu thông máu đến tim, cung cấp đầy đủ oxy nuôi dưỡng cơ tim. Thuốc cũng làm giãn các tĩnh mạch để giảm bớt khối lượng công việc cho tim.

Thuốc giãn mạch nitrat có hai dạng chính:

  • Nitrat tác dụng nhanh: Giúp giảm nhanh tình trạng đau tim. Thuốc có dạng xịt và dạng ngậm dưới lưỡi, mang theo bên người để cắt cơn ngay khi cơn đau tim xảy ra đột ngột.
  • Nitrat tác dụng chậm: Thuốc có dạng viên uống giải phóng kéo dài, dùng để dự phòng cơn đau tim khi gắng sức, giảm tần suất tái phát cơn đau tim. 

Nitroglycerin (Nitromint) có dạng tác dụng nhanh và tác dụng chậm để cắt cơn và dự phòng cơn đau tim

Nitroglycerin (Nitromint) có dạng tác dụng nhanh và tác dụng chậm để cắt cơn và dự phòng cơn đau tim

Tác dụng phụ:

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc nitrat bao gồm: Chóng mặt, nhức đầu, đỏ bừng mặt và cổ, bụng khó chịu hoặc nôn nao, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim.

Rất hiếm gặp các trường hợp người bệnh có thể thấy bồn chồn, ngất xỉu, khô miệng, phát ban và bong tróc da, mờ mắt.

Lời khuyên:

Bạn nên ngồi xuống khi sử dụng thuốc nitrat để tránh nguy cơ hạ huyết áp gây choáng váng, chóng mặt. Khi đứng lên, cần thực hiện một cách từ từ.

Nếu chẳng may gặp các tác dụng phụ của nitrat, đừng vội vàng dừng thuốc ngay vì nó có thể làm nặng thêm cơn đau tim của bạn. Trao đổi với bác sĩ để có được giải pháp khắc phục tốt nhất.

Liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo số 0981 238 219 để được hỗ trợ kịp thời.

Thuốc chống đông máu Aspirin

Tên thuốc: Aspirin (Aspirin 81, Aspirin PH8, Loprin).

Công dụng: Aspirin có tác dụng ngăn ngừa hình thành các cục máu đông - nguyên nhân gây bít tắc lòng mạch và giảm lưu lượng máu nuôi tim. Thuốc thường được sử dụng để dự phòng cơn đau tim và biến chứng đột quỵ.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, dạ dày khó chịu, loét hoặc chảy máu dạ dày. Cảm thấy lo lắng, bồn chồn, mất ngủ.

Lời khuyên: Bạn cần đi khám nếu có bất thường khi sử dụng Aspirin, đặc biệt là vấn đề liên quan đến dạ dày. Nếu bạn có tiền sử đau dạ dày, hãy trao đổi với bác sĩ để được cân nhắc thuốc và liều hợp lý.

Cẩn trọng với nguy cơ loét dạ dày khi dùng Aspirin dự phòng cơn đau tim

Cẩn trọng với nguy cơ loét dạ dày khi dùng Aspirin dự phòng cơn đau tim

Thuốc ức chế men chuyển ACE

Tên thuốc: Captopril (Capoten, Captarsan); Benazepril (Lotensin); Enalapril (Vasotec); Lisinopril (Co-trupril); Quinapril; Perindopril; Fosinopril; Trandolapril; Delapril; Ramipril.

Công dụng: Thuốc ức chế men chuyển (viết tắt là ACE) có tác dụng giãn mạch máu, giúp giảm đau tim hiệu quả ở những bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp tính hoặc co thắt mạch vành. 

Tác dụng phụ:

Ho khan là tác dụng phụ phiền toái nhất khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển ACE. Một số tác dụng phụ khác như: mệt mỏi, chóng mặt, tăng cảm giác thèm ăn, tăng kali máu, ảnh hưởng chức năng thận.

Lời khuyên: 

Nếu dùng thuốc gây ho ít, bạn nên tiếp tục sử dụng bởi thuốc sẽ mang lại tác dụng bảo vệ nội mạc mạch máu. Trường hợp ho nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thay thế thuốc nhóm khác.

Hầu hết các tác dụng phụ khác của thuốc ức chế men chuyển đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc ức chế men chuyển mà có ý định mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ, bởi thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé. 

Người bệnh cũng được khuyên nên hạn chế thuốc lá, bởi thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ dị ứng nghiêm trọng và gây sưng một số vùng trên cơ thể.

Thuốc chẹn beta giao cảm

Tên thuốc: Atenolol (Tenormin); Metoprolol (Betaloc, Betaloc ZOK, Lopressor); Carvedilol (Coreg), Bisoprolol (Concor, Zebeta), Nebivolol (Nebilet, Nativilet).

Metoprolol (Betaloc ZOK) là thuốc giảm cơn đau tim hiệu quả

Metoprolol (Betaloc ZOK) là thuốc giảm cơn đau tim hiệu quả

Công dụng: Thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, giảm sức co bóp của cơ tim, giãn mạch và giảm co thắt mạch vành. Do đó, tim vừa không tốn nhiều oxy để hoạt động, vừa được tăng cường lưu thông máu từ mạch vành nên có thể giảm cơn đau và ngăn cơn đau tim tái phát hiệu quả.

Tác dụng phụ: 

  • Mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Buồn ngủ nhiều hoặc mất ngủ, bồn chồn, lo lắng.
  • Đau bụng, nôn và buồn nôn, táo lỏng thất thường.
  • Hạ huyết áp tư thế đứng (huyết áp hạ do thay đổi tư thế đột ngột).
  • Ngón tay, ngón chân lạnh.
  • Co thắt phế quản, chuột rút, giảm ham muốn tình dục.

Lời khuyên:

Hầu hết người dùng thuốc chẹn beta rất ít khi gặp tác dụng phụ hoặc chỉ gặp tác dụng phụ nhẹ, ít ảnh hưởng đến cuộc sống và sẽ cải thiện dần theo thời gian. Nếu các tác dụng phụ không cải thiện sau vài ngày hoặc vài tuần, hãy đi khám để có giải pháp điều chỉnh thuốc phù hợp. Bạn không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc chẹn beta vì nó có thể làm nặng thêm tình trạng đau tim của bạn.

Đối với người tiểu đường sử dụng thuốc chẹn beta, cần kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên hơn vì thuốc chẹn beta có thể làm mất đi các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết.

Thuốc chẹn kênh canxi

Tên thuốc: Amlodipine (Norvasc); Diltiazem (Cardizem, Tiazac); Felodipine; Isradipine; Nicardipine; Nifedipine (Procardia); Nisoldipine; Verapamil (Calan SR, Verelan).

Thuốc chẹn kênh canxi Nifedipin được sử dụng trong điều trị đau tim

Thuốc chẹn kênh canxi Nifedipin được sử dụng trong điều trị đau tim

Công dụng: Thuốc chẹn kênh canxi được dùng trong điều trị đau tim do có tác dụng giãn động mạch vành, giảm co thắt mạch vành, giảm nhịp tim và giảm nhu cầu oxy cơ tim.

Tác dụng phụ: Mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu, đỏ bừng mặt, sưng mắt cá chân và bàn chân.

Lời khuyên:

Không nên sử dụng nước bưởi khi đang uống thuốc chẹn kênh canxi. Nước bưởi có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, làm rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt.

Thuốc lợi tiểu

Tên thuốc: Amiloride; Spironolactone; Triamterene; Eplerenone

Công dụng: Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải muối và nước ở thận, làm giảm lượng nước trong tuần hoàn, nhờ đó giảm gánh nặng cho tim và hạn chế nguy cơ đau tim.

Trong điều trị đau tim, thuốc lợi tiểu ít khi được sử dụng đơn độc mà thường được kết hợp với thuốc chẹn beta hoặc thuốc ức chế men chuyển.

Tác dụng phụ:

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc lợi tiểu thường liên quan đến việc giảm lượng kali trong máu (mất kali do đào thải theo nước tiểu). Các biểu hiện của giảm kali máu bao gồm: mệt mỏi, chuột rút, đau yếu cơ.

Một số tác dụng phụ khác: Tăng số lần đi tiểu, tăng cảm giác khát nước, hạ huyết áp, tăng đường máu, tăng mỡ máu, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới hoặc bất lực ở nam giới.

Lời khuyên:

Không phải thuốc lợi tiểu nào cũng làm giảm kali máu. Nếu được kê thuốc lợi tiểu gây giảm kali máu, bác sĩ có thể lưu ý cho bạn về chế độ ăn. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu kali như chuối, khoai lang, rau bina, củ cải, cải bó xôi, đậu lăng, đậu đỗ… 

Nếu chỉ cần uống thuốc lợi tiểu 1 lần/ ngày, bạn nên uống thuốc vào buổi sáng để tránh việc đi tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ.

Thuốc mỡ máu statin

Tên thuốc: Atorvastatin (Lipitor, Atovast); Simvastatin (Kardak); Lovastatin (Mevacor), Rosuvastatin (Crestor)

Thuốc mỡ máu statin giảm đau tim do mảng xơ vữa

Thuốc mỡ máu statin giảm đau tim do mảng xơ vữa

Công dụng:

Statin là thuốc mỡ máu thường dùng trong điều trị và dự phòng cơn đau tim. Thuốc có tác dụng làm giảm “cholesterol xấu” LDL, tăng “cholesterol tốt” HDL, từ đó bảo vệ thành động mạch vành khỏi sự chít hẹp do mảng xơ vữa. Máu có thể lưu tim dễ dàng hơn, hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tác dụng phụ:

Đau cơ là tác dụng phụ nổi bật nhất khi sử dụng thuốc mỡ máu statin. Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm: buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, phát ban (đặc biệt khi kết hợp statin với niacin - một loại thuốc mỡ máu khác).

Lời khuyên:

Ngay cả khi chỉ số mỡ máu của bạn đã trở về bình thường, bạn cũng không được tự ý ngưng thuốc. Bởi ngoài tác dụng giảm cholesterol máu, các statin còn giúp ổn định mảng xơ vữa, ngăn nứt vỡ gây ra cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm.

Các tác dụng phụ của statin thường không quá nghiêm trọng và bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện các tác dụng phụ này mà không cần dừng thuốc. Do đó, nếu chẳng may gặp các tác dụng phụ trên, hãy đi khám để có giải pháp khắc phục nhanh nhất.

Lưu ý giúp giảm cơn đau tim hiệu quả

Chỉ sử dụng thuốc đau tim chưa đủ để có thể kiểm soát cơn đau tim hiệu quả, do đó người bệnh cần kết hợp với các biện pháp dưới đây:

Thay đổi lối sống để ngăn ngừa đau tim

Thay đổi lối sống là cách đơn giản, hiệu quả để ngăn cản các cơn đau tim. Theo đó, người bệnh cần chú ý:

  • Có chế độ ăn giảm đau tim: Là một chế độ ăn ít chất béo bão hòa (đồ chiên nướng, xúc xích, thịt mỡ, bơ, bánh quy, kẹo…). Thay vào đó, bạn nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh hơn từ dầu thực vật, cá, thịt trắng, các loại rau.
  • Từ bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính trong lối sống có thể gia tăng tần suất đau tim và mức độ đau của bạn. Do đó, bạn hãy hạn chế hoặc tốt nhất là từ bỏ thói quen có hại này.
  • Giảm cân (nếu thừa cân, béo phì): Thừa cân sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đi nuôi cơ thể. Do đó, chỉ cần giảm 1-2 kg cân nặng, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, đỡ mệt mỏi hơn rất nhiều. Tim được giảm bớt gánh nặng sẽ hạn chế cơn đau tim hiệu quả.
  • Tập thể dục hợp lý: Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn sẽ giúp tim và mạch máu hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Bạn nên chọn các bài tập đơn giản để dễ dàng thực hiện hàng ngày như đi bộ, đi xe đạp, hạn chế các môn thể thao gắng sức như cầu lông, chơi bóng.

Đi bộ nhẹ nhàng giúp phòng ngừa cơn đau tim tái phát

Đi bộ nhẹ nhàng giúp phòng ngừa cơn đau tim tái phát

Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp

Huyết áp cao có thể tăng thêm gánh nặng cho tim và làm trầm trọng hơn tình trạng đau tim. Đây cũng là yếu tố nguy cơ chính gây ra đột quỵ - một trong những biến chứng nghiêm trọng của cơn đau tim.

Chỉ số huyết áp tốt nhất ở người bình thường được khuyến cáo là nên kiểm soát dưới 120/80mmHg. Khi huyết áp tăng trên 140/90mmHg, người bệnh có thể bị tăng huyết áp. Lúc này, việc kiểm soát huyết áp sẽ khó khăn hơn, cần thực hiện nhiều giải pháp từ chế độ ăn uống (ăn giảm muối), tập luyện hoặc sử dụng thuốc huyết áp.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm đau tim

Đối với những bệnh đau tim, việc kết hợp Đông - Tây y sẽ cải thiện tích cực triệu chứng đau tim, khó thở, loạn nhịp tim... và tránh được nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. 

Hiện nay, nhiều người bệnh cũng đã chọn cho mình những sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ đông, tây y kết hợp để hỗ trợ giảm đau tim. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để lựa chọn được sản phẩm hiệu quả nhất?

Các chuyên gia đều đồng thuận rằng, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện uy tín. Tại Việt Nam, thậm chí có sản phẩm còn được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế. Đây là một bảo chứng rõ ràng cho hiệu quả cho người bệnh tim mạch, đau tim. 

Bằng việc phối hợp đồng bộ các giải pháp, từ sử dụng thuốc đau tim, thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm từ thảo dược uy tín, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn đau tim. Đừng để đau tim trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn khi vẫn còn giải pháp.

Mọi vấn đề về thuốc chống đau tim trong bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ tới số 0981 238 219 để được hỗ trợ trực tiếp.

ITK-219.png

Tham khảo: heart.org  nhs.uk  webmd  familydoctor.org