Cao huyết áp là bệnh lý phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Nhận biết sớm các triệu chứng cao huyết áp điển hình ở người trẻ và người già sẽ giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro này.
Các triệu chứng cảnh báo huyết áp cao
Khi huyết áp tăng cao (thường là trên 140/90mmHg), cơ thể có thể báo hiệu bằng các triệu chứng sau:
Đau đầu, chóng mặt
Huyết áp cao sẽ làm tăng áp lực máu lên bộ phận thần kinh trung ương, hộp sọ và não. Khi áp lực này quá lớn (thường là khi chỉ số huyết áp trên 180/20mmHg), triệu chứng đau đầu và chóng mặt sẽ xuất hiện.
Người bệnh có thể bị những cơn đau nửa đầu, đau trong hộp sọ hay đau đầu dữ dội, đầu óc quay cuồng, choáng váng, mất thăng bằng. Trường hợp bị tăng huyết áp cấp cứu, tăng huyết áp ác tính, bạn còn có thể gặp các biểu hiện khác như tức ngực, buồn nôn, chảy máu cam…
Đau đầu, chóng mặt là triệu chứng cao huyết áp đột ngột
Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
Mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng cao huyết áp nhưng dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Nguyên nhân là do huyết áp tăng cao sẽ gây tăng áp lực máu lên các nội tạng trong cơ thể. Lâu dần, các nội tạng trở nên suy yếu và hoạt động không bình thường.
Bên cạnh đó huyết áp cao có thể cản trở hoạt động bơm máu của tim, khiến lượng máu từ tim đến các cơ quan giảm. Điều này cũng khiến người bệnh bị mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng hoạt động.
Ngoài đau đầu, người bệnh cao huyết áp còn có thể bị rối loạn giấc ngủ. Ban đêm thì khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giấc nhưng ban ngày dậy sớm, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật. Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài lại “tác động ngược” khiến huyết áp càng tăng cao và khó kiểm soát hơn.
Khó thở, hồi hộp
Khoảng 20% những người bệnh cao huyết áp có thể xuất hiện triệu chứng khó thở và hồi hộp
Khi áp lực máu tăng cao và tác động trực tiếp lên các buồng tim, vách buồng tim sẽ nhanh chóng dày lên để phản ứng lại hiện tượng tăng huyết áp. Cơ tim dày lên khiến hoạt động co bóp bơm máu đi nuôi cơ thể gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn phổi. Hậu quả là người bệnh bị khó thở, hồi hộp, đôi khi có thể kèm cả đau ngực.
Khó thở và hồi hộp cũng có thể là triệu chứng huyết áp cao
Nhìn mờ, xuất huyết võng mạc
Nhìn mở hay xuất huyết võng mạc là những triệu chứng tăng huyết áp nguy hiểm, thường xuất hiện khi huyết áp tăng cao đột ngột và phổ biến hơn ở những người bệnh tiểu đường.
Huyết áp trong cơ thể tăng quá cao sẽ khiến não bộ bị sưng nề và ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh thị giác. Khi đó, người bệnh sẽ bắt đầu nhìn mọi thứ mờ ảo, không rõ ràng và nếu huyết áp tiếp tục tăng sẽ gây ra tình trạng xuất huyết võng mạc. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời, tình trạng này có thể làm suy giảm thị lực trầm trọng.
Nếu bạn đang thấy chỉ số huyết áp tăng cao trên 140/90 mmHg hay có 1 trong các biểu hiện kể trên, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn cách hạ huyết áp hiệu quả.
Nóng, đỏ bừng mặt
Đỏ bừng mặt là một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, thường xảy ra khi ăn thức ăn cay, uống đồ nóng, dị ứng da...Tuy nhiên hãy cảnh giác với nó, vì đây cũng có thể là một trong những triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Nóng mặt hay đỏ mặt ở người bệnh cao huyết áp là do áp lực máu tăng cao, gây giãn mạch máu trên mặt, làm thành mạch mỏng và để lộ ra hồng cầu. Tuy nhiên, để xác định chính xác dấu hiệu nóng, đỏ mặt của bạn có phải do huyết áp cao hay không, cần căn cứ thêm các triệu chứng điển hình khác của bệnh.
Người cao huyết áp có thể gặp dấu hiệu nóng, đỏ bừng mặt
Triệu chứng cao huyết áp ở người trẻ có khác người già không?
Triệu chứng cao huyết áp ở người trẻ thường không rõ ràng và diễn biến thầm lặng hơn so với người già. Hơn 70% trường hợp tăng huyết áp ở người trẻ chỉ phát hiện tình cờ trong các đợt khám sức định kỳ hoặc thăm khám các bệnh lý khác.
Một số ít trường hợp sẽ có các dấu hiệu không điển hình của bệnh tăng huyết áp như khó kiềm chế cảm xúc, dễ nóng giận, hay tiểu đêm, tê tay chân… Còn đa phần các triệu chứng chỉ biểu hiện rõ ràng khi chỉ số huyết áp tăng rất cao đột ngột. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu liên tục, đau ngực, khó thở, nôn mửa, chảy máu cam... và cần phải nhập viện cấp cứu ngay
Lý giải về sự mờ nhạt của các triệu chứng huyết áp cao ở người trẻ, các chuyên gia cho biết: Ở người trẻ, các bộ phận cơ quan còn khỏe mạch, mạch máu vẫn còn dẻo dai nên vẫn chống chịu được với áp lực cao. Còn với người cao tuổi, các mạch máu yếu hơn dẫn đến các triệu chứng cao huyết áp cũng biểu hiện rõ ràng và dễ phát hiện hơn. Chưa kể đến người già thường có bệnh nền như tiểu đường, rối loạn mỡ máu… khiến bệnh càng phát triển nhanh hơn.
Cao huyết áp ở người trẻ thường phát hiện tình cờ khi thăm khám sức khỏe
Dấu hiệu cao huyết áp khi mang thai ở phụ nữ như thế nào?
Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp với các dấu hiệu như:
- Phù mặt và tay, tăng cân đột ngột
- Đau đầu dữ dội
- Đau bụng trên, buồn nôn, nôn mửa
- Mắt nhìn mờ hay bị nhìn đôi
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Protein niệu tăng cao
Tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn tới tiền sản giật nguy hiểm. Do đó, thai phụ cần thường xuyên theo dõi huyết áp khi mang thai, đặc biệt trong các tháng cuối từ khi thai nhi được 20 tuần tuổi trở đi. Nếu có biểu hiện nghi ngờ bị tăng huyết áp, bạn cần đến các phòng khám sản khoa hoặc bệnh viện để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
Thông tin hữu ích: Các cây thuốc, bài thuốc nam trị cao huyết áp hiệu quả
Phải làm gì khi có triệu chứng cao huyết áp?
Với những cơn tăng huyết áp thoáng qua ít triệu chứng hoặc không có triệu chứng thì người bệnh có thể xử trí ngay bằng cách uống thuốc hạ huyết áp (nếu được kê đơn trước đó) và nghỉ ngơi tại chỗ. Sau đó, bạn hãy liên tục theo dõi các chỉ số huyết áp để nắm tình hình và bố trí thời gian đi khám lại. Đa số trường hợp này sẽ xảy ở những người bệnh cao huyết áp mạn tính và hay quên uống thuốc điều trị.
Trường hợp bạn chưa từng được chẩn đoán tăng huyết áp mà có dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám chính xác. Chỉ số huyết áp tại nhà cũng cho biết huyết áp bạn có cao tại thời điểm đo hay không. Nhưng để chẩn đoán chính xác, bạn cần thêm chỉ số huyết áp đo tại phòng khám.
Khác hẳn với cơn tăng huyết áp thoáng qua, tăng huyết áp cấp cứu là một tình trạng cần phải được chăm sóc y tế kịp thời để bảo vệ tính mạng. Tăng huyết áp cấp cứu được định nghĩa là tình trạng huyết áp tăng rất cao (huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg) và gây tổn thương các cơ quan đích. Dấu hiệu nhận biết có tổn thương cơ quan đích là: đau ngực, tê tay chân, suy giảm ý thức, nói khó....
Khi này, người nhà cần để người bệnh nằm nghỉ và nhanh chóng gọi ngay cấp cứu. Lưu ý, không nên cho người bệnh ăn uống hay cạo gió trong lúc chờ xe cấp cứu tới
Gọi ngay cấp cứu 115 khi gặp người tăng huyết áp đột ngột
Nhìn chung, tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm, được mệnh danh là “Kẻ sát thủ thầm lặng” và đang có xu hướng trẻ hóa. Bất kỳ người già hay người trẻ đều có thể là nạn nhân của cao huyết áp. Nhận biết sớm các triệu chứng cao huyết và có cách xử trí phù hợp sẽ giúp cho bạn hạn chế tối đa rủi ro tử vong.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp và ngăn chặn các biến chứng đột quỵ, suy tim do căn bệnh này gây ra. Ví dụ như dùng thuốc hạ huyết áp, ăn giảm mặn, tập thể dục hay bổ sung thảo dược. Vì thế nếu bị cao huyết áp, bạn cũng đừng quá lo lắng.
Nếu bạn cần thêm thông tin về triệu chứng cao huyết áp hay cách điều trị bệnh, hãy gọi ngay đến hotline 0981 238 219. Các chuyên gia tim mạch sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.
Tham khảo: bvcmay.thuathienhue.gov.vn, heart.org, webmd.com, everydayhealth.com, ngaydautien.vn, suckhoedoisong.vn