Mặc dù không phổ biến như suy tim trái nhưng suy tim phải cũng gây sụt giảm chất lượng sống và ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Nắm rõ 5 thông tin trong bài viết sau đây là cách để bạn sống khỏe với suy tim phải ngay tại nhà.

Người bệnh suy tim phải cần được chăm sóc từ người thân

Người bệnh suy tim phải cần được chăm sóc từ người thân

Suy tim phải là gì?

Suy tim phải hay hội chứng suy tim phải là sự suy giảm chức năng phần tim bên phải, bao gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Trong đó chủ yếu là tâm thất phải bị giãn ra hoặc cứng lại làm giảm khả năng bơm máu.

Bình thường, tâm thất phải là buồng tim phía dưới bên phải có chức năng vận chuyển máu từ tim lên phổi để trao đổi oxy. Khi bạn bị suy tim phải, buồng tim bên phải giảm khả năng bơm máu khi tim co bóp, kéo theo giảm khả năng đổ đầy (không thể chứa hết lượng máu trở về tim). Hậu quả là máu chảy ngược lại vào tĩnh mạch. Do đó, người bệnh suy tim phải thường có triệu chứng sưng phù ở chân, mắt cá chân và bụng (cổ trướng).

Suy tim phải có tỷ lệ mắc là 1/20 người và thường là hậu quả của suy tim trái. Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu xảy ra cơn suy tim phải cấp hay không được phát hiện và điều trị đúng cách. 

Triệu chứng suy tim phải 

Triệu chứng điển hình nhất của suy tim phải là phù. Máu tĩnh mạch bị ứ đọng vì không thể về phổi trao đổi khí, dẫn đến sưng phù bàn chân, mắt cá chân hay bụng.Phù trong suy tim phải là phù mềm, ấn lõm. Càng suy tim nặng, mức độ phù càng tăng. Người bệnh cũng phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là về đêm để đào thải chất lỏng dư thừa.

Ngoài ra, suy tim phải còn có các dấu hiệu liên quan đến sự ứ trệ tuần hoàn do khả năng hút máu trở về tim bị suy giảm như:

  • Khó thở, hụt hơi, khó thở về đêm là chủ yếu và đặc biệt là khi người bệnh nằm xuống hoặc làm việc gắng sức.
  • Ho khan, ho dai dẳng, có thể ho ra bọt trắng, đờm đỏ hay đờm bọt màu hồng
  • Tĩnh mạch cổ nổi to
  • Mạch nhanh đến mức người bệnh có thể tự cảm nhận được
  • Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng
  • Da lạnh, đổ mồ hôi lạnh
  • Mệt mỏi, đuối sức đặc biệt là vào cuối ngày, hay quên
  • Đau nhói vùng ngực
  • Tăng cân đột ngột do tích tụ dịch
  • Niêm mạc môi, lưỡi và da bị tím do máu bị ứ tại tĩnh mạch và lượng hemoglobin không gắn oxy tăng lên.

Ở người già, triệu chứng bệnh suy tim thường khó phát hiện hơn vì các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu lão hóa.

Đặc biệt lưu ý mới có thể phát hiện triệu chứng suy tim phải ở người già

Đặc biệt lưu ý mới có thể phát hiện triệu chứng suy tim phải ở người già

7 nguyên nhân gây suy tim phải phổ biến

Suy tim phải là hệ quả của suy tim trái kết hợp cùng nhiều nguyên nhân khác nhau làm suy yếu hoặc tổn thương cơ tim. Dưới đây là 7 nguyên nhân suy tim phải phổ biến nhất:

Suy tim trái

Tim trái suy yếu làm giảm khả năng bơm máu khiến máu bị ứ đọng tại phổi, làm tăng áp lực tại phổi. Khi tâm thất phải bơm máu lên phổi sẽ gặp khó khăn, lâu dần dẫn đến suy tim phải.  

Bệnh động mạch vành

Khi bị bệnh động mạch vành, lượng máu nuôi tim của người bệnh sẽ giảm sút. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim trái sau đó là suy tim phải hoặc trực tiếp dẫn đến suy tim phải.

Bệnh phổi mãn tính

Chẳng hạn như khí phế thũng hoặc tắc hẹp mạch phổi gây tăng huyết áp phổi. Điều này khiến tâm thất phải co bóp mạnh hơn để thắng được áp lực này, về lâu dài có thể dẫn đến suy tim phải và suy tim toàn bộ.

Bệnh van tim

Hẹp van ba lá, hở van ba lá hay hẹp van động mạch chủ khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo lưu thông máu qua van, cuối cùng dẫn đến suy tim phải. 

Huyết áp cao (bệnh lên máu)

Tăng huyết áp khiến tim phải hoạt động gắng sức nhiều hơn để bơm máu vào lòng mạch. Về lâu dài, sự gắng sức này làm cho cơ tim dày lên và yếu đi.

Rối loạn nhịp tim

Tim đập quá nhanh hay quá chậm đều khiến tim cung cấp không đủ máu cho cơ thể và làm tim suy yếu theo thời gian.

Co thắt màng ngoài tim

Màng ngoài tim dày bất thường làm hạn chế khả năng bơm máu của tim phải.

Ngoài ra, một số dị tật tim bẩm sinhy bất thường trong cấu trúc tim như bệnh Ebstein, còn ống động mạch... hoặc tình trạng rò rỉ máu giữa các buồng tim cũng làm tăng tỷ lệ mắc suy tim phải.

Suy tim phải có nguy hiểm không?

Suy tim phải có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm

Suy tim phải là bệnh lý nguy hiểm bởi có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng như:

  • Rối loạn nhịp tim: nguy hiểm nhất là rung tâm nhĩ và rối loạn nhịp thất ác tính. Người bệnh gặp các chứng này có nguy cơ cao đột tử do ngừng tim.
  • Đột quỵnhồi máu cơ tim: xảy ra do suy tim làm chậm dòng máu lưu chuyển, tạo điều kiện cho huyết khối hình thành làm tắc mạch máu. Đây là một trong những biến chứng suy tim phải nguy hiểm nhất.
  • Hỏng van tim: Buồng tim giãn rộng do gắng sức quá nhiều khiến van tim bị thay đổi cấu trúc và ảnh hưởng đến chức năng bình thường.
  • Tổn thương gan: Ứ đọng dịch tại gan gây áp lực lên tĩnh mạch cửa, khiến gan tổn thương thậm chí là để lại sẹo.
  • Phù cấp phổi: Do tích tụ dịch tại cơ quan này. Sự tích tụ dịch lỏng ở phổi cũng là nguyên nhân suy tim gây tràn dịch màng phổi.
  • Suy thận: Đây là hậu quả tất yếu của việc thận gắng sức quá đà nhằm đẩy dịch dư thừa ra ngoài.

Mức độ nguy hiểm của suy tim phải phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu quản lý lối sống và điều trị tốt, nhiều người bệnh suy tim phải có thể có được một cuộc sống bình thường.

Xem thêm: Biến chứng suy tim và cách ngăn ngừa hiệu quả

Các cách điều trị suy tim phải hiệu quả

Điều trị suy tim phải sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Tùy vào tình trạng suy tim, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị suy tim phù hợp cho bạn như sau:

Sử dụng thuốc điều trị suy tim

Thuốc điều trị suy tim không giúp trái tim khôi phục lại khả năng co bóp như bình thường. Tuy nhiên, thuốc sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, giảm gánh nặng cho tim, ngăn ngừa biến chứng suy tim và suy tim tiến triển ngày một nặng hơn. Do đó, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để được xem xét điều chỉnh thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc là phương pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh suy tim phải

Thuốc là phương pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh suy tim phải

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Chế độ ăn uống và rèn luyện thể lực giúp giảm gánh nặng cho tim và hỗ trợ quá trình điều trị suy tim tốt hơn. Theo đó, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Tăng cường chất xơ và vitamin từ rau quả tươi, nhiều protein nạc từ cá, thịt trắng, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt.

  • Cắt giảm muối, đường, chất béo bão hòa (trong mỡ, nội tạng, da động vật; sữa nguyên béo, thịt có màu đỏ đậm) trong chế độ ăn.

  • Giảm lượng muối ăn hàng ngày. Nếu suy tim giai đoạn muộn (suy tim độ 3, độ 4) bạn có thể phải ăn nhạt hoàn toàn.

  • Giảm cân nếu thừa cân.

  • Bỏ hút thuốc lá.

  • Tập thể dục tối thiểu 30 phút hằng ngày với mức độ vừa phải, không quá gắng sức. Tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức chịu đựng của cơ tim mà còn góp phần duy trì cân nặng khỏe mạnh.

  • Chỉ uống lượng nước ở mức giới hạn (dưới 1,5 – 2 lít) và uống khi cơ thể thực sự khát. Uống nhiều nước sẽ làm tình trạng phù nề tăng nặng thêm. Tuy nhiên, nếu thấy nước tiểu có màu vàng đậm hay sẫm màu, bạn cần bổ sung nước đến khi nước tiểu trong trở lại.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ với 8 tiếng mỗi đêm và 20 – 40 phút buổi trưa, duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Tăng cường chức năng tim từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bổ sung thêm các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) giúp tăng cường chức năng tim cũng là giải pháp đang được nhiều người bệnh suy tim lựa chọn. Nhờ tác dụng tăng cường chức năng cho tim, tăng cường lưu thông máu. Các sản phẩm này sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng suy tim và ngăn bệnh tiến triển tốt hơn, giảm tần suất nhập viện cho người bệnh.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm TPBVSK cho tim mạch. Tuy nhiên, không phải sản phẩm hỗ trợ nào cũng mang lại hiệu quả cao. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần lựa chọn dựa trên 3 tiêu chí:

  • Công ty sản xuất uy tín trong nước hoặc nước ngoài.
  • Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành.
  • Có kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện.

Suy tim phải có thể lặng lẽ lấy đi sức khỏe và tuổi thọ của bạn. Việc điều trị sẽ đơn giản hơn nếu như kết hợp đồng thời nhiều phương pháp và chủ động kiểm soát bệnh ngay từ lúc phát hiện. Vì vậy, hãy tuân thủ hướng dẫn kể trên và tái khám định kỳ để bảo vệ bản thân tốt nhất.

 

Nguồn tham khảo: escardio, webmd webmd, newhealthadvisor

Thông tin cho bạn

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch có kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - C máu. Năm 2014, kết quả này đã vinh dự được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.