Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị thiếu máu cơ tim cục bộ cần giúp tăng cường lưu lượng máu đến nuôi tim và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Vậy người bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì và kiêng gì? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết tư vấn từ các chuyên gia trong bài viết ngay sau đây!

Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì không phải người bệnh nào cũng biết

Bị thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì không phải người bệnh nào cũng biết

Thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì để cải thiện bệnh hiệu quả?

Theo các chuyên gia tim mạch, người bệnh thiếu máu cơ tim nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng không làm tăng cholesterol máu và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng xơ vữa mạch vành nhằm cải thiện cơn đau thắt ngực, mệt mỏi và ngăn ngừa rủi ro nhồi máu cơ tim hiệu quả. 

Tuy vậy, việc thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì cũng cần tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe của từng người bệnh. Đối với người mắc đái tháo đường cần hạn chế các loại thực phẩm làm tăng đường huyết, người béo phì cần giảm cân, hạn chế ăn các loại đồ ăn dầu mỡ và nhiều năng lượng. 

Một khẩu phần ăn hợp lý sẽ bao gồm tinh bột, đạm và chất béo với tỉ lệ hài hòa, ưu tiên các loại chất béo tốt cho sức khỏe, hạn chế chất béo từ mỡ động vật. Cụ thể, các thực phẩm người thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gồm:

Rau xanh, trái cây tươi, quả mọng

Các loại rau xanh và trái cây tươi chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại chứa ít calo, có tác dụng làm giảm cholesterol, ổn định đường huyết. Trong khi đó, quả mọng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa (bao gồm các chất như axit ellagic, resveratrol và anthocyanins) giúp chống viêm, bảo vệ thành mạch khỏi những tổn thương và ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp mạch vành tim. Cụ thể:

  • Các loại rau xanh như  rau cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ, xà lách, rau ngò…
  • Trái cây giàu chất chống oxy hóa như các loại quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi) hoặc các loại quả có múi (cam, quýt…).

Khả năng chế biến của các loại thực phẩm này cũng rất đa dạng, bạn có thể làm salad, sinh tố, làm món ăn khai vị, làm nước ép hoặc pha kèm với các loại nước trái cây khác, sử dụng đều đặn trong vài tuần. Tuy nhiên, đối với trái cây bạn cần lưu ý lựa chọn các loại trái cây ít đường, nhiều chất xơ để tránh nạp quá nhiều calo trong bữa ăn của mình. Đặc biệt hạn chế sử dụng đường, muối, nước sốt kem đối với món salad. 

Rau xanh và trái cây giàu chất xơ giúp giảm mỡ máu, ổn định đường huyết

Rau xanh và trái cây giàu chất xơ giúp giảm mỡ máu, ổn định đường huyết

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nhóm thực phẩm luôn được các chuyên gia khuyên dùng đối với cả người mắc bệnh tim và người khỏe mạnh. Lượng chất xơ tự nhiên cùng hàm lượng vitamin B dồi dào trong các loại thực phẩm này rất có lợi cho việc kiểm soát lượng đường huyết, huyết áp và mỡ máu.

Đối với người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên sử dụng làm nguyên liệu chính cho bữa ăn của mình, đặc biệt là đối với bữa sáng. Những thực phẩm này bao gồm gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen, bánh mì nguyên cám, khoai lang... 

Thịt nạc protein

Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cần bổ sung các loại protein nạc như thịt heo nạc, ức gà bỏ da, trứng, cá và các loại đậu. Đặc biệt, các protein nạc từ đậu không chỉ là nguồn chất đạm lành mạnh mà còn bổ sung lượng chất xơ đáng kể cho bữa ăn của bạn. 

Chính vì vậy, đây là nguồn protein tốt dành cho bạn để giúp ổn định huyết áp, giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch khác. 

Các loại gia vị

Một số loại gia vị giúp giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và tăng lưu lượng máu đến tim, cải thiện tình trạng đau thắt ngực. Hãy bổ sung ngay những loại gia vị dưới đây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bạn để cải thiện sức khỏe tim mạch tốt nhất: 

Gừng có tác dụng giảm tắc nghẽn động mạch vành cho người thiếu máu cục bộ cơ tim

Gừng có tác dụng giảm tắc nghẽn động mạch vành cho người thiếu máu cục bộ cơ tim

  • Hạt tiêu: Hạt tiêu có chứa hợp chất capsaicin giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu - nguyên nhân chính gây tổn thương thành mạch, làm giảm lưu lượng máu tới tim.
  • Gừng: Có chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa hình thành xơ vữa và ngăn chặn tình trạng oxy hóa chất béo có hại, gừng là phương thuốc tự nhiên hữu hiệu cho tình trạng tắc nghẽn động mạch. Bạn có thể bổ sung bằng cách làm trà gừng và dùng khoảng 2 - 3 chén mỗi ngày. 
  • Tỏi: Ngoài tác dụng làm giãn mạch, tỏi còn giúp giảm cholesterol xấu, giảm viêm, giảm biến chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim như nhồi máu cơ tim hay rối loạn nhịp tim. Bạn có thể chế biến tỏi làm gia vị cho món ăn hoặc ăn sống đều rất rốt. 
  • Nghệ: Curcumin có trong củ nghệ có tính chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và giảm nguy cơ biến chứng do huyết khối. Ngoài việc sử dụng nghệ làm gia vị món ăn hay ăn sống, bạn có thể dùng bột nghệ pha cùng với mật ong sử dụng trong ngày đều rất tốt. 

Chất béo lành mạnh

Các loại chất béo lành mạnh rất có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp làm chậm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim. 

Loại chất béo này thường có nhiều trong quả bơ, các loại cá biển, dầu oliu, hạt óc chó, hạt điều, đậu phộng… Các chuyên gia cũng khuyến cáo mỗi người bệnh tim mạch nên bổ sung tối thiểu 3 bữa cá mỗi tuần, sử dụng lượng nhỏ dầu thực vật để chế biến món ăn và bổ sung các loại hạt có chứa chất béo tốt vào các bữa phụ trong ngày. 

Cùng với việc ăn uống lành mạnh, người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị. Bạn hãy gọi đến số 0981.238.219 để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp này!

ITK-219.png

Thiếu máu tim cục bộ nên kiêng gì?

Ngoài việc tìm hiểu người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý đến các loại thực phẩm làm tăng nặng tình trạng thiếu máu tim cục bộ. Theo đó, bạn cần lưu ý kiêng các loại thực phẩm như: 

Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ không nên dùng các thức uống chứa chất kích thích

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, nội tạng động vật, mỡ hoặc da động vật, hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ. 
  • Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, khoai tây chiên, gà rán… 
  • Các loại ngũ cốc đã tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng, đường tinh luyện, bột mì… 
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu, bia, nước ngọt có ga...

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Người mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn gì?”. Hãy lên cho mình một chế độ ăn uống phù hợp và đừng quên thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa tim mạch uy tín để cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Nếu còn băn khoăn trong chế độ ăn hay điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được giải đáp chi tiết nhất!

ITK-219.png

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.