Khi bị nhịp tim chậm, lưu lượng máu đi đến não và các cơ quan khác không đủ sẽ gây ra các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, đau ngực…Về lâu dài nhịp tim chậm nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn cần cảnh giác khi thấy nhịp tim đập chậm hơn bình thường
Nhịp tim chậm là bao nhiêu?
Nhịp tim chậm là tình trạng tim đập ít hơn 60 lần một phút. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ví dụ như các vận động viên thường xuyên tập luyện, tim đập chậm 40 - 50 nhịp/phút vẫn là bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Một số loại rối loạn nhịp chậm thường gặp bao gồm:
- Hội chứng nút xoang: Xảy ra khi nút xoang (cơ quan giúp điều hòa nhịp tim) bị xơ hóa. Điều này có thể gây rối loạn nhịp tim (nhịp tim chậm - nhịp tim nhanh luôn phiên).
- Block tim: Block tim là sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần các xung điện dẫn truyền qua nút nhĩ thất, khiến cho tim đập không đều hoặc chậm hơn bình thường.
Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?
Nhịp tim chậm có thể là vấn đề nguy hiểm nếu tim đập rất chậm nhưng không được điều trị kịp thời. Khi này, người bệnh không chỉ bị chóng mặt, mệt mỏi, khó thở… do thiếu oxy mà còn có thể gặp các biến chứng như, ngất xỉu, suy tim hay ngừng tim.
Còn đa số trường hợp nhịp tim chậm không gây biến chứng quá nguy hiểm. Đặc biệt với các vận động viên, người hay tập thể dục thường xuyên, cơ tim co bóp ít nhưng mỗi nhát bóp lại mạnh hơn nên không ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác.
Tim đập quá chậm có thể gây ngất xỉu
Nguyên nhân nhịp tim chậm thường gặp
Nhịp tim chậm có thể do những nguyên nhân sau:
- Cấu trúc tim bị thay đổi do quá trình lão hóa gây ảnh hưởng đến dẫn truyền tim
- Các bệnh lý về tim gây ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền của tim: viêm cơ tim, bệnh lý mạch vành, bệnh van tim
- Một số biến chứng liên quan đến phẫu thuật tim
- Rối loạn chuyển hóa: Một trong những rối loạn thường gặp là suy giáp hay chức năng tuyến giáp bị suy giảm
- Mất cân bằng giữa các chất hóa học trong máu, chẳng hạn như kali hoặc canxi
- Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hay lupus ban đỏ
- Sử dụng các loại thuốc làm chậm nhịp tim bao gồm thuốc an thần, opioid, thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim, huyết áp cao và một số rối loạn sức khỏe tâm thần.
Đối với nhịp tim thai chậm, nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do khả năng lưu thông máu của bà bầu kém, huyết áp thấp hoặc thai nhi bất thường.
Triệu chứng của nhịp tim chậm là gì?
Nhịp tim đập chậm ở mức độ nhẹ có thể không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Trường hợp tim đập quá chậm (thường là dưới 45 nhịp/phút) có thể làm giảm lượng oxy đến não cũng như nhiều cơ quan khác và gây ra các triệu chứng sau:
- Tức ngực, khó thở
- Hay lú lẫn, trí nhớ bị suy giảm
- Thường xuyên bị chóng mặt hoặc choáng váng
- Rất dễ mệt, đuối sức khi tham gia các hoạt động thể chất
- Người mệt mỏi, hay ngất xỉu
Cách chẩn đoán nhịp tim chậm
Để chẩn đoán nhịp tim chậm, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để kiểm tra nhịp tim của bệnh nhân bằng các phương pháp như điện tâm đồ, Holter điện tim, siêu âm tim, nghiệm pháp bàn nghiêng hay nghiệm pháp gắng sức. Trong đó điện tâm đồ là phương pháp chính để chẩn đoán nhịp tim đập chậm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh lý khác có thể gây ra nhịp tim chậm, chẳng hạn như nhiễm trùng, suy giáp hoặc mất cân bằng điện giải.
Bác sĩ có thể phát hiện nhịp tim chậm qua điện tâm đồ ECG
Nhịp tim chậm khi nào cần điều trị?
Nhịp tim chậm nếu không có triệu chứng thì đa phần không phải điều trị bằng thuốc hay can thiệp. Ví dụ như những trường hợp thanh niên khỏe mạnh, vận động viên có nhịp tim khi nghỉ ngơi từ 40 đến 60 nhịp một phút.
Tuy nhiên, nếu nhịp tim chậm kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng chẳng hạn như đau ngực hoặc ngất xỉu hay người bệnh có sẵn các bệnh nền (bệnh tim mạch, tiểu đường) cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Cách điều trị nhịp tim chậm hiệu quả
Đối với nhịp tim chậm, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Thông thường sẽ có 2 phương pháp bao gồm: sử dụng thuốc điều trị nhịp tim chậm hoặc can thiệp đặt máy tạo nhịp.
Dùng thuốc điều trị nhịp tim chậm
Ngoài các thuốc điều trị nguyên nhân làm tim đập chậm, có ba loại thuốc được sử dụng để trực tiếp làm tăng nhịp tim là atropine, epinephrine và dopamine. 3 loại thuốc này sẽ được chỉ định nếu nhịp tim chậm có triệu chứng không thể được điều chỉnh bằng cách điều trị nguyên nhân hoặc không thể xác định được nguyên nhân.
- Atropin: Atropin là thuốc đầu tiên để làm tăng nhịp tim. Atropin giúp ngăn chặn tác động của dây thần kinh phế vị lên tim. Khi dây thần kinh phế vị bị chặn, nút S-A làm tăng tốc độ phóng điện và giúp cho tim đập nhanh hơn.
- Epinephrine and Dopamine: Epinephrine và dopamin là những loại thuốc thứ hai để điều trị nhịp tim chậm có triệu chứng. Thông thường, nếu nhịp tim chậm không đáp ứng với atropine, các bác sĩ sẽ sử dụng các chất chủ vận beta-adrenergic như dopamine và epinephrine dưới dạng truyền tĩnh mạch.
Khi không xác định được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh nhịp tim chậm có thể được điều trị bằng Atropin
Can thiệp đặt máy tạo nhịp tim
Khi việc điều trị nhịp tim chậm bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất cho người bệnh sử dụng một thiết bị tim cấy ghép được gọi là máy tạo nhịp tim.
Máy tạo nhịp tim là những thiết bị nhỏ được cấy dưới da, thường xuyên nhất là bên dưới xương đòn ở bên trái hoặc bên phải của ngực. Trong quá trình đặt máy tạo nhịp tim người bệnh cần lưu ý:
- Tránh xa những nơi có từ trường mạnh
- Tái khám định kỳ để kiểm tra máy tạo nhịp còn hoạt động tốt không vì mỗi máy tạo nhịp đều có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm
- Khi có những biểu hiện bất thường như tim đập nhanh, chậm thất thường, chóng mặt hay thở dốc cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Người bị nhịp tim chậm nên ăn gì, kiêng gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim mạch cũng hỗ trợ hiệu quả điều trị bệnh.
Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh nhịp tim chậm
Người bệnh nhịp tim chậm cần sử dụng các loại thực phẩm như:
- Rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu đều là thực phẩm giàu xơ và các chất dinh dưỡng khác;
- Thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá và các nguồn protein thực vật. Đối với protein từ các nguồn động vật, lựa chọn nạc như thịt gà hoặc gà tây là tốt nhất.
- Uống đủ nước: Trung bình một ngày người bình thường cần uống từ 1 đến 2 lít để.
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp điều trị bệnh nhịp tim chậm hiệu quả
Người bệnh nhịp tim chậm kiêng ăn gì?
Người bệnh nhịp tim chậm cần tránh sử dụng những loại thực phẩm như:
- Hạn chế sử dụng các chất béo: Khi sử dụng chất béo bổ sung để nấu ăn hoặc nướng, hãy chọn các loại dầu có nhiều chất béo không bão hòa như dầu ô liu và đậu phộng) hoặc chất béo không bão hòa đa (chẳng hạn như dầu đậu nành, ngô và hướng dương).
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Cholesterol trong thực phẩm, có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao.
- Cắt giảm lượng muối. Quá nhiều muối có hại cho tim mạch. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị hoặc gia vị để tạo hương vị cho thức ăn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Giải đáp các câu hỏi về nhịp tim chậm
Dưới đây là phần giải đáp các thắc mắc của người bệnh gửi đến cho chúng tôi những vấn đề liên quan đến nhịp tim chậm.
Mối quan hệ giữa nhịp tim chậm và huyết áp?
Nhịp tim và huyết áp thường tăng/giảm cùng nhau. Tuy nhiên vẫn có trường hợp nhịp tim thấp trong khi huyết áp lại cao. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do:
- Huyết áp cao làm cơ tim dày lên. Cơ tim dày lên lại khiến cho việc dẫn truyền xung điện khó hơn, từ đó làm tim đập chậm hơn..
- Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao, đặc biệt là thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng giảm nhịp tim. Điều này cũng góp phần gây ra tình trạng nhịp tim chậm.
- Chấn thương não: Chấn thương sọ não hoặc chảy máu quanh não có thể dẫn đến tình trạng tam chứng Cushing với những triệu chứng như nhịp tim chậm, huyết áp cao, nhịp thở không đều hoặc rất chậm.
Nhịp tim chậm có thể đi kèm với các vấn đề về huyết áp
Nhịp tim chậm có chữa khỏi được không?
Một số trường hợp nhịp tim chậm do suy giáp, mất cân bằng điện giải, tác dụng phụ của thuốc có thể được chữa khỏi khi nguyên nhân gây bệnh được triệt tiêu. Những trường hợp không tìm ra nguyên nhân, người bệnh vẫn có thể khắc phục tình trạng này bằng thuốc hay máy tạo nhịp tim.
Người bị nhịp tim chậm có uống rượu được không?
Người bị nhịp tim chậm có thể uống rượu ở mức độ vừa phải. Vừa phải ở đây là một hoặc hai ly đối với nam giới và không quá một ly đối với phụ nữ. Mặc dù rượu có thể làm tăng nhịp tim nhưng uống quá nhiều sẽ gây hại cho tim.
Nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây nhiều rủi ro nếu không được chú ý kiểm soát. Cùng với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa được các biến chứng của bệnh.
Nếu có băn khoăn gì về tình trạng nhịp tim chậm, bạn có thể liên hệ với chuyên gia theo số để được tư vấn 0981 238 219 để được tư vấn.
Nguồn tham khảo: drugs, mayoclinic, webmd, drugs