Theo báo cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, số lượng ca thiếu máu cơ tim, bệnh tim mạch ở độ tuổi 25 - 40 ngày càng gia tăng. Thiếu máu cơ tim ở người trẻ để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim.
Bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ ngày càng phổ biến
Thiếu máu tim ở người trẻ có nguy hiểm không?
Thiếu máu cơ tim ở người trẻ nguy hiểm bởi nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng như:
- Nhồi máu cơ tim: xảy ra khi mảng xơ vữa bị bong vỡ và phát triển thành cục máu đông. Khi cục máu đông lớn sẽ gây ra tắc mạch vành, ngăn chặn hoàn toàn dòng máu về nuôi cơ tim. Nếu cục máu đông lưu trú lên mạch máu não sẽ gây ra đột quỵ.
- Suy tim: là khi cơ tim sẽ phì đại và suy yếu dần khi không được cung cấp đủ máu. Lâu dần, cơ tim không đủ khả năng bơm máu để đáp ứng oxy cho cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của các bệnh lý tim mạch. . Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu cơ tim gây ảnh hưởng đến hệ thống điện tim và khiến tim đập bất thường, nguy hiểm nhất là rung nhĩ và rung thất. Hai biến cố phát sinh này có thể đẩy nhanh sự suy yếu của tim, tăng nguy cơ đột quỵ.
Một yếu tố khiến người trẻ bị thiếu máu cơ tim dễ gặp rủi ro hơn là chủ quan với bệnh. Nhiều người vì cho rằng mình còn trẻ nên dù thấy triệu chứng vẫn không nghĩ mình bị thiếu máu cơ tim. Một số thì nhầm lẫn các dấu hiệu thiếu máu cơ tim (đau ngực, khó chịu ở ngực, đau hàm, đau vai, cánh tay, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh…) là các bệnh lý khác.
Bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ là do đâu?
Lối sống thiếu lành mạnh là yếu tố khiến nhiều người trẻ bị thiếu máu cơ tim
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ chủ yếu là do xơ vữa động mạch, ngoài ra có thể do co thắt mạch vành, bất thường mạch vành bẩm sinh, cầu cơ mạch vành, viêm động mạch vành… Một số thống kê cho thấy, chỉ 20% trường hợp thiếu máu cơ tim ở những người trẻ tuổi là do các nguyên nhân khác ngoài xơ vữa.
Sở dĩ tình trạng xơ vữa động mạch gây thiếu máu cơ tim ở người trẻ phổ biến đến như vậy là do lối sống thiếu lành mạnh. Có thể kể đến như:
- Ăn thực phẩm chế biến sẵn gây thừa cân: Người trẻ tuổi nạp quá nhiều thức ăn nhanh, đây là loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol và muối. Cholesterol - nguyên nhân chính gây ra mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch máu, giảm lượng máu đến nuôi tim.
- Không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Căng thẳng, stress kéo dài khiến thần kinh căng thẳng và có thể gây ra cơn đau thắt ngực, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim. Các bạn trẻ cần tập thói quen làm việc và nghỉ ngơi (đi ngủ sớm) hợp lý.
- Không vận động: Thói quen lười tập thể dục nhưng nạp quá nhiều đồ ăn nhanh khiến các bạn không kiểm soát được cân nặng. Cân nặng càng cao, mạch máu càng dễ bị xơ vữa gây thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Hút thuốc lá, uống bia rượu: Những thói quen xấu này cũng làm tổn thương lòng động mạch, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành gây ảnh hưởng đến dòng máu nuôi tim.
Nếu bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu thiếu máu cơ tim, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhanh chóng hơn là gọi tới tổng đài 0981 238 219 để được các dược sĩ tư vấn.
Giải pháp điều trị thiếu máu cơ tim ở người trẻ
Người trẻ bị thiếu máu cơ tim rất ít khi phải điều trị bằng cách can thiệp phẫu thuật. Thay vào đó, bạn cần kiểm soát bệnh bằng việc kết hợp sử dụng thuốc, thảo dược, giữ tinh thần thoải mái và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Học cách kiểm soát cảm xúc
Stress, căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ khiến tình trạng thiếu máu cơ tim trầm trọng hơn. Vì thế, hãy áp dụng các lời khuyên dưới đây để điều hòa cảm xúc của mình:
- Nghe nhạc là một cách hiệu quả để bạn giảm căng thẳng.
- Hít thở sâu, thả lỏng người: động tác này sẽ giúp bạn bình tĩnh. .
- Thay đổi tư thế ngồi, đứng làm bạn thoải mái hơn.
- Hãy luôn luôn nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái, bạn sẽ tránh được những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên để thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Thiền và Yoga là hai bộ môn rất tốt giúp bạn thả lỏng và thư giãn.
Người trẻ bị thiếu máu cơ tim cần thư giãn tâm lý
Xây dựng lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh
Người trẻ bị thiếu máu cơ tim nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, thói quen tốt và có chế độ ăn uống hợp lý, như sau:
Lối sống lành mạnh: Hãy tập những thói quen tốt cho sức khỏe như đi ngủ sớm, ăn uống đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày (lựa chọn những bài tập vừa sức và tập 30 phút), hạn chế sử dụng thuốc lá và các chất kích thích. Bạn nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để giảm stress, căng thẳng kéo dài do công việc.
Đối với chế độ ăn: Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol và muối (các loại thịt lợn, thịt bò, nội tạng, da động vật, đồ ăn chiên xào và thực phẩm chế biến sẵn). Hãy bổ sung vào chế độ ăn thực phẩm giàu chất xơ (các loại rau xanh, các loại đậu, trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt….). Cách chế biến thực phẩm tốt nhất là ăn sống, hấp hoặc luộc.
Kết hợp thuốc nam chữa bệnh thiếu máu cơ tim
Kết hợp sử dụng thảo dược và thuốc chỉ định sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ. Cụ thể hơn là giúp bạn giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường máu đến tim tốt hơn. Trong đó, Đan sâm, Hoàng đằng là những cây thuốc nổi bật đã được chứng minh về hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, thiếu máu cơ tim
Hiện nay, thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch khác nhau chứa hai thảo dược này. Lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng và chứng nhận sẽ giúp các bạn an tâm về chất lượng và kết quả điều trị.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc như hạ mỡ máu, lợi tiểu giảm huyết áp, chẹn beta, chẹn thụ thể angiotensin hoặc ức chế men chuyển angiotensin, chống đông máu... Điều bạn cần làm là dùng thuốc theo đơn và tái khám định kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thiếu máu cơ tim ở người trẻ đang gia tăng và tiến triển với tốc độ chóng mặt bởi lối sống công nghiệp hóa.. Dù vậy, đừng quá lo lắng, hãy cứ thả lỏng tinh thần và tích cực kết hợp điều trị. Nếu có thắc mắc gì về bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ, bạn hãy gọi tới hotline 0981 238 219 để được dược sĩ Tim mạch tư vấn.
Nguồn tham khảo: ncbi, onlinejacc